- vừa được xem lúc

6 tip để tối ưu kích thước bundle webpack cho ứng dụng ReactJs

0 0 55

Người đăng: manhdatt

Theo Viblo Asia

Đo lường và biểu đồ hoá kích thước bundle

Để tiến hành đo lường và có một cái nhìn tổng quan về kích thước và những thành phần của bundle, chúng ta có thể dùng tool webpack-bundle-analyzer để làm được việc này. Tool này sẽ sinh ra một biểu đồ khá chi tiết và dễ hiểu về các thành phần và kích thước của chúng trong bundle của chúng ta.

Cách dễ dàng nhất để setup và sử dụng là sinh ra một file stats.json bằng webpack và bật tool ấy lên với npx.

webpack --profile --json > stats.json
# ví dụ đống file bundle của chúng ta để trong thư mục dist
npx webpack-bundle-analyzer stats.json dist/ 

webpack-bundle-analyzer sẽ mở một tab trình duyệt và hiển thị một biểu đồ như sau:

Để hiểu được biểu đồ này, ta cần hiểu một vài định nghĩa về kích thước ở đây:

  • Stat size là kích thước của input, sau khi được webpack bundle nhưng trước các bộ tối ưu như Minify, Uglifier.
  • Parsed size là kích thước của file trên bộ nhớ (sau khi đã tối ưu). Đây chính là kích thước của code JavaScript được trình duyệt parse.
  • gzip size là kích thước sau khi nén bằng gzip (Đây là kích thước của file truyền qua network).

1, Tránh import toàn bộ library (global import)

Mức độ tối ưu: Cao

Với một số thư viện lớn, chúng ta hoàn toàn có thể chỉ import phần mà mình cần thay vì import cả thư viện. Nếu làm đủ và đúng thì chúng ta có thể giảm được tương đối kích thước của bundle do đã bỏ đi những thành phần không dùng đến.

Những thư viện có thể import từng phần gồm có: lodash, react-bootstrap, antd, ...

Tuy nhiên nếu không làm đủ các chỗ thì chỉ cần một chỗ sử dụng nhầm câu import toàn bộ thư viện sẽ dẫn đến việc app của chúng ta bundle thêm cả thư viện với những phần không dùng đến.

Ví dụ về Lodash khi import toàn bộ thư viện:

Như bạn có thể thấy, lodash bị bundle tới 3 lần (1 lần ở lodash.js, 1 lần ở lodash.min.js và một lần ở những chỗ import từng phần). Đây sẽ là case tệ nhất chúng ta có thể gặp phải. Thử tưởng tượng với 3-4 thư viện như này thì bundle của chúng ta sẽ bị trương phình đến mức nào.

Có hai cách để đảm bảo phải import từng phần. Lưu ý rằng đây là cách code chứ không áp dụng cho một thư viện cụ thể nào.

Sử dụng plugin babel

plugin babel-plugin-transform-imports có khả năng thay thế việc import destructured của cả thư viện bằng import từng phần.

Config như sau:

# .babelrc
"plugins": [ ["transform-imports", { "lodash": { "transform": "lodash/${member}", "preventFullImport": true // sẽ báo lỗi nếu phát hiện việc import cả thư viện } }]
]

Sẽ có tác dụng sau:

import { map, some } from 'lodash'
// sẽ được thay thế thành
import map from 'lodash/map'
import some from 'lodash/some'

Sử dụng ESLint

Chúng ta có thể dùng rule no-restricted-imports để báo lỗi nếu gặp câu import cả thư viện.

// .eslintrc
"no-restricted-imports": [ "error", { "paths": [ "lodash" ] }
]

ESLint sẽ báo lỗi nếu gặp câu import như thế này:

import { map } from 'lodash'

Và sẽ pass câu này

import map from 'lodash/map'

2, Sử dụng code-splitting

Mức độ tối ưu: Tuỳ từng hệ thống

Bằng cách sử dụng dynamic import hay Suspense, chúng ta có thể tách code của chúng ta ra thành các async chunk và chỉ load tới khi cần đến chúng. Việc này cho phép chúng ta giảm kích thước của bundle lúc ban đầu, tuy nhiên sẽ không giảm được kích thước tổng thể (có thể khiến bundle nặng hơn 1 chút).

Config:

// webpack.config.js
optimization: { splitChunks: { // chứa đủ các thể loại chunk chunks: 'all', }
}

Mặc đính sẽ tạo ra một vendor chunk, tách code ứng dụng ra khỏi các thư viện. Điều này khá ổn khi có update từ phía app, chỉ có code của app thay đổi, mà không thay đổi gì đến các thư viện (chỉ đúng khi các resource được cache một cách hợp lý) thì phía client sẽ giảm thời gian tải về các file vendor.

Tuy nhiên cần nghiên cứu và xem xét nên dùng hay không, vì đôi khi code splitting sẽ làm chậm thao tác của người dùng do chúng ta phải download, parse và thực thi nhiều code hơn. Còn tuỳ vào cấu trúc từng hệ thống, code splitting có thể làm cho trình duyệt phải download nhiều file cùng một lúc. (với HTTP/1.1, có giới hạn về số lượng kết nối song song tới cùng một domain - xem thêm)

Cách nên dùng đó là chia một chunk cho một route. Tuy nhiên đây không phải là bắt buộc nhé.

Cách lazy load một component:

// MyComponent.jsx
import React, { Suspense } from 'react'
import Loading from '..' // Tạo một lazy component bằng React.lazy
export const MyLazyComponent = React.lazy(() => import(/* webpackChunkName: "my-component" */ './MyComponent'),
) const MyComponent = props => ( <Suspense fallback={<Loading />}> <MyLazyComponent {...props} /> </Suspense>
) export default MyComponent

Ở đây chúng ta sử dụng cú pháp dynamic import để báo cho Webpack tách riêng một chunk cho MyComponent và đồng bọn dependency của nó.

Setting webpackChunkName không bắt buộc, nó giúp chúng ta quản lý được tên của file được spit (xem hướng dẫn config). Nếu 2 lazy component có cùng tên thì chúng sẽ được đẩy chung vào một chunk.

React.lazy được dùng để cho phép các lazy component được render như một component bình thường. Suspense cung cấp một component fallback (sẽ được render nếu việc import chưa thành công). Suspense có thể dùng để bọc ở bất cứ đâu tuỳ vào việc bạn cho phép user có thể nhìn thấy gì trong khi loading.

Đọc thêm về lazySuspenseđây

3, Không include source map

Mức độ tối ưu: Tuỳ từng hệ thống

Source map là liên kết giữa source code và file bundle. Nó khá hữu dụng khi debug, tuy nhiên không nên xuất hiện ở môi trường production.

Với JS source-map, option devtool sẽ quản lý việc sinh ra source-map.

Ở development, eval-source-map sẽ giúp chúng ta xem được nguồn gốc của file và tăng tốc độ rebuild

Ở production, chúng ta nên đặt là false để tắt việc sinh ra source-map

Đối với source-map của CSS, Less hoặc Sass, các config phụ thuộc vào từng loader được sử dụng. Khi sử dụng css-loader, sass-loader and less-loader, chúng ta nên setting options: { sourceMap: true }false ở production trong config của loader. Ở production mặc định đã là false nên chúng ta không cần phải thêm setting này.

4, Loại bỏ các thư viện có thể thay thế

Mức độ tối ưu: Tuỳ từng hệ thống

Đôi khi để xử lý một yêu cầu nào đó từ spec, chúng ta thêm hẳn một thư viện mới để xử lý, tuy nhiên thực tế thư viện này có thể làm được rất nhiều việc khác nữa. Đơn giản là vì nghĩ là sau này có thể sẽ cần dùng, hoặc đơn giản là chưa nghĩ được cách xử lý nên add thư viện cho nhanh ?

Thêm cả đống thư viện dư thừa sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc bundle file.

Đôi khi mình còn sử dụng lodash chỉ để sử dụng vài function của nó như isEmpty hay filter , ... Đừng hiểu lầm mình, lodash cực kì xịn xò, tuy nhiên trong trường hợp này thật sự không cần thiết phải làm vậy.

Viết lại những function trên với JS thuần chỉ tốn cùng lắm là 1-2 tiếng và kết quả là sẽ giảm được cả một bộ thư viện khổng lồ trong bundle.

Với mỗi một thư viện, chúng ta cần phân tích:

  • Chúng ta chỉ dùng một phần nhỏ của nó thôi đúng không ?
  • Chúng ta có thể viết lại những function chúng ta cần trong khoảng thời gian hợp lý không ?

Nếu cả hai câu hỏi trên đều là YES, thì việc tự viết lại các function cần thiết sẽ là một lựa chọn sáng suốt hơn.

5, Loại bỏ prop-types

Mức độ tối ưu: Cao

Với React, khai báo prop-types sẽ đảm bảo kiểu dữ liệu cho các props truyền vào một component. Đúng là chúng cực kì có hiệu quá trong quá trình development, chúng cũng đã được disable ở môi trường production (vì lý do performance). Tuy nhiên các câu khai báo vẫn nằm trong các file bundle.

Plugin Babel transform-react-remove-prop-types sẽ loại bỏ hoàn toàn khai báo prop-type ra khỏi các file bundle. Tuy nhiên những prop-types của các dependency sẽ không được loại bỏ.

// .babelrc
{ "env": { "production": { "plugins": [ [ "transform-react-remove-prop-types", { "removeImport": true } ] ] } }
}

Lưu ý: chỉ nên bật plugin này ở môi trường production.

6, Hướng đến những browser hiện đại

Mức độ tối ưu: Trung bình

Để include polyfills, các bạn chắc đã nghe đến core-jsregenerator-runtime rồi nhỉ ?

Mặc định, tất cả polyfill đều được include và core-js nặng xấp xỉ 154KiB trong khi regenerator-runtime chỉ nặng 6.3KiB.

Bằng việc chỉ chấp nhận những browser hiện đại và các phiên bản gần đây của chúng, chúng ta có thể giảm được kích thước của các polyfill.

Plugin Babel-preset-env có khả năng thay thế việc import toàn bộ core-js bằng cách lựa chọn cụ thể các browser sẽ support.

Config:

// .babelrc
"presets": [ [ "@babel/preset-env", { "useBuiltIns": "entry", // config này giúp ta chỉ việc import 2 dependency regenerator-runtime và core-js một lần  "corejs": "3.6" // phải cung cấp version của core-js } ],
],
import 'regenerator-runtime/runtime'
import 'core-js/stable'

Để khai báo các browser hỗ trợ, chúng ta sử dụng cú pháp browserlist

"browserslist": "last 2 Chrome versions, last 2 Firefox versions, last 2 safari versions",

Kết

Cảm ơn các bạn đã đọc, nếu có cách hoặc tip nào khác thì hãy comment phía dưới nhé (bow)

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Giới thiệu Typescript - Sự khác nhau giữa Typescript và Javascript

Typescript là gì. TypeScript là một ngôn ngữ giúp cung cấp quy mô lớn hơn so với JavaScript.

0 0 528

- vừa được xem lúc

Bạn đã biết các tips này khi làm việc với chuỗi trong JavaScript chưa ?

Hi xin chào các bạn, tiếp tục chuỗi chủ đề về cái thằng JavaScript này, hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số thủ thuật hay ho khi làm việc với chuỗi trong JavaScript có thể bạn đã hoặc chưa từng dùng. Cụ thể như nào thì hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé (go).

0 0 436

- vừa được xem lúc

Một số phương thức với object trong Javascript

Trong Javascript có hỗ trợ các loại dữ liệu cơ bản là giống với hầu hết những ngôn ngữ lập trình khác. Bài viết này mình sẽ giới thiệu về Object và một số phương thức thường dùng với nó.

0 0 158

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về thư viện axios

Giới thiệu. Axios là gì? Axios là một thư viện HTTP Client dựa trên Promise.

0 0 149

- vừa được xem lúc

Imports và Exports trong JavaScript ES6

. Giới thiệu. ES6 cung cấp cho chúng ta import (nhập), export (xuất) các functions, biến từ module này sang module khác và sử dụng nó trong các file khác.

0 0 113

- vừa được xem lúc

Bài toán đọc số thành chữ (phần 2) - Hoàn chỉnh chương trình dưới 100 dòng code

Tiếp tục bài viết còn dang dở ở phần trước Phân tích bài toán đọc số thành chữ (phần 1) - Phân tích đề và những mảnh ghép đầu tiên. Bạn nào chưa đọc thì có thể xem ở link trên trước nhé.

0 0 249