- vừa được xem lúc

Bài toán đọc số thành chữ (phần 2) - Hoàn chỉnh chương trình dưới 100 dòng code

0 0 241

Người đăng: Tống Hoàng Vũ

Theo Viblo Asia

Tiếp tục bài viết còn dang dở ở phần trước Phân tích bài toán đọc số thành chữ (phần 1) - Phân tích đề và những mảnh ghép đầu tiên. Bạn nào chưa đọc thì có thể xem ở link trên trước nhé.

Theo đó chúng ta đã xây dựng được khung sườn để giải quyết bài toán:

  • Chia thành từng nhóm 3 chữ số và đọc thêm đơn vị cho từng nhóm
  • Giải pháp sửa lỗi bị thừa/thiếu khoảng trắng trong output do gán cứng

Tiếp tục trong phần sau này, chúng ta sẽ đi chi tiết hơn về cách đọc số và lắp ghép các phần lại thành chương trình hoàn chỉnh. Okay bắt đầu thôi.

1. Function đọc số 3 chữ số

Đây là function đọc số có 3 chữ số từ bài trước. Function này nhận vào ba tham số a, b, c. Nhiệm vụ hôm nay là viết thêm code cho nó để in ra các từ hoàn chỉnh.

function readThree(a, b, c) { ...
}

Nhưng mình vẫn sẽ chia nó thành bài toán nhỏ hơn, là đọc 2 chữ số cuối trước. Mình không chia nữa, vì nếu chia nữa sẽ thành function đọc 1 chữ số. Nếu đọc 1 chữ số thì function khá đơn giản, nhưng side effect khá nhiều nên mình không làm.

1.1. Đọc hai chữ số cuối

Nhìn sơ qua thì hàm đọc 2 chữ số sẽ như sau (do hàm này chỉ dùng trên 2 chữ số cuối, để hàm readThree() sử dụng nên mình đặt tên hai tham số là b, c).

// Mảng DIGITS là các từ tương ứng với chữ số 0-9
const DIGITS = [ 'không', 'một', 'hai', 'ba', 'bốn', 'năm', 'sáu', 'bảy', 'tám', 'chín'
]; // Định nghĩa function đọc hai số cuối
function readTwo(b, c) { const output = []; switch (b) { case 0: { // Trường hợp ngoại lệ bàn ở dưới ở đây output.push(DIGITS[c]); break; } case 1: { // Trường hợp số hàng chục là 10 output.push("mười"); if (c == 5) output.push("lăm"); // Mười lăm else if (c != 0) output.push(DIGITS[c]); // Trường hợp c = 0 không xét vì đã đọc "mười" rồi break; } default: { output.push(DIGITS[b], "mươi"); // b mươi if (c == 1) output.push("mốt"); // Chỗ này đọc "tư" hay "bốn" thì các bạn điều chỉnh nhe // Mình sẽ luôn đọc là "tư" nhé else if (c == 4) output.push("tư"); else if (c == 5) output.push("lăm"); else if (c != 0) output.push(DIGITS[c]); // Không đọc c = 0 vì đã đọc "b mươi" rồi break; } } // Trả về mảng output, xem lại phần trước nhé return output;
}

Sorry vì trình mình hơi gà nên chỉ biết dùng if else thôi. Bạn nào có cách hay hơn comment xuống bên dưới cho mình và mọi người tham khảo nhé ?

1.2. Xử lý hai trường hợp ngoại lệ

Tuy nhiên, dễ thấy với trường hợp số nhỏ hơn 10, nghĩa là b = 0 thì có hai ngoại lệ sau:

  • Nếu có chữ số hàng trăm, ví dụ 103 thì hai số cuối đọc là (một trăm) lẻ ba.
  • Nếu cả b = 0c = 0 thì không đọc, ví dụ 200 hai số cuối đọc là (hai trăm) ...

Do đó, chúng ta cần thêm một tham số nữa để tính đến hai trường hợp trên. Code được sửa lại như sau.

// Định nghĩa function đọc hai số cuối
function readTwo(b, c, hasHundred) { ... switch (b) { case 0: { // Nếu có đọc hàng trăm (đọc rồi) và b = 0, c = 0 // thì không đọc nữa if (hasHundred && c == 0) break; if (hasHundred) output.push("lẻ"); // ví dụ a05 đọc là "a lẻ năm" output.push(DIGITS[c]); break; } ... } ...
}

1.3. Đọc nhóm 3 chữ số

Function readThree() này sẽ sử dụng function readTwo() ở trên để đọc hai số cuối là b, c như sau.

// Định nghĩa function đọc nhóm 3 số
function readThree(a, b, c) { const output = []; // Đọc phần trăm (a) trước if (a != 0) output.push(DIGITS[a], 'trăm'); // Đọc là "a trăm" // Nối thêm phần sau (b, c) // Ở đây dùng spread syntax để nối output output.push(...readTwo(b, c, a != 0)); return output;
}

Ở đây chúng ta lại có một ngoại lệ nữa khi so với tập mẫu. Đó là ở điều kiện a != 0. Hiện tại ở code trên thì:

  • Nếu a != 0 thì mới đọc số hàng trăm (a trăm)
  • Nếu a != 0 thì mới truyền tham số hasHundred là true cho readTwo(). Nếu tham số hasHundred là true, thì khi số dạng từ 100 tới 109, như 103 thì readTwo đọc là một trăm lẻ ba chứ không phải ba.

Tuy nhiên, ngoại lệ này xảy ra giữa các nhóm 3 số với nhau. Để mình đưa ra ví dụ thử là số 3 015 003.

  • Khác biệt nhóm 1 (3) và nhóm cuối (003) khi đọc: Nhóm đầu chỉ đọc là "ba", nhưng nhóm cuối phải đọc là "(không trăm lẻ) ba".
  • Nếu không đọc như trên thì sẽ bị lỗi, kết quả lỗi là "không trăm lẻ ba (triệu) không trăm mười lăm (nghìn) không trăm lẻ ba (đơn vị)"
  • Hoặc nếu không đọc "không trăm lẻ" thì kết quả sai sẽ còn là "ba triệu mười lăm (nghìn) ba (đơn vị)". Hai nhóm đầu đọc khá ổn rồi nhưng nhóm cuối thì hơi tã ?

Do đó chứng tỏ điều kiện a != 0 là chưa đủ để xử lý hai trường hợp trên. Cách xử lý là thêm một tham số khác là readZeroHundred để xem có bắt buộc đọc chữ số hàng trăm không.

Cách sửa thì đơn giản thôi, chỉ cần đổi lại điều kiện a != 0 thành a != 0 || readZeroHundred là được.


function readThree(a, b, c, readZeroHundred) { const output = []; // Đọc phần trăm (a) trước if (a != 0 || readZeroHundred) output.push(DIGITS[a], 'trăm'); // Đọc là "a trăm" // Nối thêm phần sau (b, c) // Ở đây dùng spread syntax để nối output output.push(...readTwo(b, c, a != 0 || readZeroHundred)); return output;
}

Tuy nhiên, làm sao biết nhóm nào luôn cần đọc. Như ví dụ hồi nãy, nhóm đầu tiên thì không cần đọc, các nhóm còn lại thì phải luôn đọc hàng trăm. Do đó, giá trị của readZeroHundred qua các nhóm như sau.

3 - 015 - 003

false - true - true - và nhiều true nữa

Do đó, khi gọi hàm đọc số thì dựa vào chỉ số nhóm mà truyền tham số readZeroHundred cho phù hợp.

2. Ghép thành code hoàn chỉnh

Cho xem thành quả trước nhé, hihi ?

2.1. Khi switch sử dụng strict comparison

Nhớ lại function readTwo() có sử dụng câu lệnh switch. Mình khá chắc là vẫn còn nhiều bạn chưa biết điều này.

Trong JavaScript thì switch sử dụng strict comparison

Nghĩa là khi so sánh các case, dấu === sẽ được sử dụng thay vì ==.

Do code chúng ta chỉ cắt chuỗi vào biến a, b, c nên so sánh trong switch sẽ luôn bị false. Do đó, chúng ta cần dùng parseInt() để chuyển thành số.

// Đọc từng phần
const output = [];
for (let i = 0; i < num.length / 3; i++) { let [a, b, c] = num.substr(i * 3, 3); a = parseInt(a); b = parseInt(b); c = parseInt(c); // Ở đây mình set cứng readZeroHundred luôn là true output.push(...readThree(a, b, c, true)); // Dùng spread operator // Đọc phần đơn vị của nhóm output.push(UNITS[num.length / 3 - 1 - i]);
} // Sau khi hoàn tất thì chỉ cần join lại là được
console.log(output.join(' '));

Bên trên là code đã khá hoàn chỉnh rồi.

2.2. Xác định nhóm đầu tiên

Như đã nói ở trên, khi gọi readThree() trên từng nhóm, thì tham số readZeroHundred nhóm đầu tiên là false, các nhóm còn lại là true hết. Vấn đề đặt ra là làm sao biết đâu là nhóm đầu tiên?

Đơn giản, nhóm đầu tiên có chỉ số i = 0. Mình đặt thêm biến isFirstGroup để code dễ đọc hơn.

// Đọc từng phần
const output = [];
for (let i = 0; i < num.length / 3; i++) { let [a, b, c] = num.substr(i * 3, 3); a = parseInt(a); b = parseInt(b); c = parseInt(c); // Sửa lại ở đây const isFirstGroup = i == 0; output.push(...readThree(a, b, c, !isFirstGroup)); // Dùng spread operator // Đọc phần đơn vị của nhóm output.push(UNITS[num.length / 3 - 1 - i]);
} // Sau khi hoàn tất thì chỉ cần join lại là được
console.log(output.join(' '));

Lúc này readZeroHundred sẽ là phủ định của isFirstGroup, nghĩa là nếu là nhóm đầu tiên thì readZeroHundred là false, ngược lại là true.

Và đây là kết quả, tèn ten ? Dòng đầu tiên là set cứng readZeroHundred là true, còn dòng sau là code mới sửa lại.

Toàn bộ code hoàn chỉnh mình để ngay đây https://gist.github.com/tonghoangvu/e3f27e8b6815b5fd83b39fd5502c6d43. Cho mình một star nếu bạn thích nhé.


Bài viết tới đây là hết rồi. Và ngay sau đây là thử thách dành cho các bạn. Hãy thử mở rộng phạm vi đề ra như sau:

  • Cho phép đọc cả số âm. Ví dụ 10 đọc là mười, còn -10 đọc là âm mười.
  • Đọc các chữ số sau phần thập phân. Ví dụ 3.14 đọc là ba chấm mười bốn.
  • Chuẩn hóa input trước khi đọc (ví dụ loại bỏ các số 0 đầu bị thừa, hay các số 0 sau cùng phần thập phân)
  • Thêm các tính năng khác như đọc phần đơn vị (ví dụ đồng, đơn vị,...) mà bạn có thể nghĩ ra.
  • Loại bỏ các vị trí set cứng từ ví dụ "mốt", "tư",... và thay bằng các biến config

Nếu cảm thấy bài viết hữu ích, đừng ngại clip và upvote cho tớ nhé ? Mãi thân.

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Giới thiệu Typescript - Sự khác nhau giữa Typescript và Javascript

Typescript là gì. TypeScript là một ngôn ngữ giúp cung cấp quy mô lớn hơn so với JavaScript.

0 0 518

- vừa được xem lúc

Cài đặt WSL / WSL2 trên Windows 10 để code như trên Ubuntu

Sau vài ba năm mình chuyển qua code trên Ubuntu thì thật không thể phủ nhận rằng mình đã yêu em nó. Cá nhân mình sử dụng Ubuntu để code web thì thật là tuyệt vời.

0 0 390

- vừa được xem lúc

Đặt tên commit message sao cho "tình nghĩa anh em chắc chắn bền lâu"????

. Lời mở đầu. .

1 1 722

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về Resource Controller trong Laravel

Giới thiệu. Trong laravel, việc sử dụng các route post, get, group để gọi đến 1 action của Controller đã là quá quen đối với các bạn sử dụng framework này.

0 0 350

- vừa được xem lúc

Phân quyền đơn giản với package Laravel permission

Như các bạn đã biết, phân quyền trong một ứng dụng là một phần không thể thiếu trong việc phát triển phần mềm, dù đó là ứng dụng web hay là mobile. Vậy nên, hôm nay mình sẽ giới thiệu một package có thể giúp các bạn phân quyền nhanh và đơn giản trong một website được viết bằng PHP với framework là L

0 0 440

- vừa được xem lúc

Bạn đã biết các tips này khi làm việc với chuỗi trong JavaScript chưa ?

Hi xin chào các bạn, tiếp tục chuỗi chủ đề về cái thằng JavaScript này, hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số thủ thuật hay ho khi làm việc với chuỗi trong JavaScript có thể bạn đã hoặc chưa từng dùng. Cụ thể như nào thì hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé (go).

0 0 429