-
KIểm thử đưa ra lỗi chứ không chứng minh được là sản phẩm không có lỗi
-
Kiểm thử cạn kiệt mọi trường hợp là không thể: Do đó cần áp dụng các kỹ thuật thiết kế kịch bản kiểm thử phù hợp để với số lượng quan điểm test nhất định nhưng vẫn có độ bao phủ yêu cầu cao.
-
Kiểm thử sớm tiết kiệm thời gian chi phí: Kiểm thử viên nên tham gia vào quy trình phát triển phần mềm càng sớm càng tốt, ngay từ giai đoạn tài liệu yêu cầu còn là bản nháp.
-
Phân cụm lỗi: Lỗi thường không nằm rải rác đều ở khắp các chức năng mà 80% lỗi thường tập trung ở 20% chức năng của sản phẩm. Do đó khi thực hiện kiểm thử, kiểm thử viên cần phán đoán được phân cụm lỗi khi có nhiều lỗi xảy ra ở 1 nhóm chức năng nào đó, dành nhiều nguồn lực hơn vào những vùng khả năng có lỗi và rủi ro cao.
-
Nghịch lý thuốc trừ sâu: Nếu bạn thực thi kiểm thử mãi trên một bộ Test case thì khó có thể tìm ra lỗi mới. Do đó cần thường xuyên suy nghĩ thêm quan điểm kiểm thử mới, cập nhật lại bộ Test case
-
Kiểm thử phụ thuộc vào ngữ cảnh: Phụ thuộc vào từng ngữ cảnh để áp dụng kỹ thuật, chiến lược kiểm thử phù hợp
-
Quan niệm sai lầm về việc không có lỗi: Sau khi kiểm thử xong, dù lập trình viên có sữa chữa hết những lỗi mà kiểm thử viên báo cáo thì cũng chưa đảm bảo được rằng sản phẩm đã thành công, chưa đảm bảo được rằng sản phẩm đã đáp ứng được đúng mong đợi của người dùng cuối. Do đó trong quá trình kiểm thử, người kiểm thử viên cần đặt mình vào vai trò người dùng cuối, thấu hiểu khách hàng và đưa ra các gợi ý để nâng cao chất lượng, trải nghiệm sản phẩm
Tham khảo thêm tài liệu học kiểm thử phần mềm tại đây:
- Bộ tài liệu MIỄN PHÍ học kiểm thử phần mềm căn bản đầy đủ: vinatester.com/book
- Blog chia sẻ: vinatester.com/blog
- Fanpage: facebook.com/vinatester
- Cộng đồng chia sẻ kiến thức trên facebook “Hội tester Việt Nam - chia sẻ kiến thức" facebook.com/groups/hoitestervietnamhoctap
- Cộng đồng chia sẻ tin tuyển dụng trên facebook “Hội tester Việt Nam" facebook.com/groups/testervietnamgroup