- vừa được xem lúc

90 ngày DevOps - Ngày 11 - Biến, hằng số & kiểu dữ liệu

0 0 12

Người đăng: VNTechies

Theo Viblo Asia

Trước khi đi vào chủ đề ngày hôm nay, tôi muốn gửi lời cảm ơn tới Techworld with Nana với video đi hết những kiến thức cơ bản về Go.

Vào ngày 8, chúng ta thiết lập môi trường, vào ngày 9, chúng ta đã xem qua mã Hello #90DaysOfDevOps và vào ngày 10), chúng ta đã tìm hiểu về không gian làm việc Go và đi sâu hơn một chút vào biên dịch và chạy mã.

Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về Biến, Hằng số và Kiểu dữ liệu trong khi viết một chương trình mới.

Biến và Hằng số trong Go

Hãy bắt đầu bằng cách lên kế hoạch cho ứng dụng của chúng ta. Tôi nghĩ một chương trình cho bạn biết số ngày còn lại trong thử thách #90DaysOfDevOps sẽ là một ý tưởng hay.

Đầu tiên là khi chúng ta xây dựng ứng dụng, nó chào mừng người tham gia và nhận phản hồi từ người dùng về số ngày đã hoàn thành. Chúng ta có thể sử dụng thuật ngữ #90DaysOfDevOps nhiều lần trong suốt chương trình và đây là trường hợp hoàn hảo để #90DaysOfDevOps trở thành một biến trong chương trình.

  • Các biến được sử dụng để lưu trữ các giá trị.
  • Giống như một hộp nhỏ chứa thông tin hoặc giá trị của chúng ta.
  • Biến này có thể được sử dụng trong suốt chương trình và cũng có ưu điểm là nếu bạn muốn thay đổi tên thử thách hoặc biến này, bạn chỉ phải thay đổi nó ở một nơi. Nói cách khác, bằng cách thay đổi một giá trị của biến này, nó có thể được chuyển sang các tên các thử thách khác trong cộng đồng.

Để khai báo điều này trong Go, hãy sử dụng từ khóa cho các biến. Khai báo này sẽ được sử dụng trong khối mã func main mà chúng ta sẽ nhắc tới sau. Giải thích chi tết về Từ khoá tại đây.

Hãy nhớ rằng tên biến có tính mô tả. Nếu bạn khai báo một biến, bạn phải sử dụng nó hoặc bạn sẽ gặp lỗi, điều này để tránh có thể có mã chết (mã không bao giờ được sử dụng). Điều này cũng tương tự cho các gói (packages) không được sử dụng.

var challenge = "#90DaysOfDevOps"

Với khai báo ở trên, bạn có thể thấy chúng ta đã sử dụng một biến khi in ra chuỗi ký tự ở đoạn mã dưới đây.

package main import "fmt" func main() { var challenge = "#90DaysOfDevOps" fmt.Println("Welcome to", challenge, "")
}

Bạn có thể tìm thấy đoạn mã trên tại day11_example1.go

Sau đó, chúng ta xây dựng mã của với ví dụ trên và nhận được kết quả hiển thị như dưới đây.

Chúng ta cũng biết rằng thử thách này kéo dài ít nhất 90 ngày, nhưng với thử thách tiếp theo, nó có thể là 100 ngày, chính vì thế, chúng ta cũng cần một biến ở đây. Tuy nhiên, với chương trình này, chúng ta muốn khai báo nó như một hằng số. Các hằng số cũng giống như các biến, ngoại trừ việc giá trị của chúng không thể thay đổi trong đoạn mã (chúng ta vẫn có thể tạo một ứng dụng mới với mã được giữ nguyên và thay đổi hằng số này nhưng giá trị 90 sẽ không thay đổi khi chúng ta chạy ứng dụng của mình)

Thêm const vào mã và thêm một dòng mã khác để in ra kết quả.

package main import "fmt" func main() { var challenge = "#90DaysOfDevOps" const daystotal = 90 fmt.Println("Welcome to", challenge, "") fmt.Println("This is a", daystotal, "challenge")
}

Bạn có thể tìm thấy đoạn mã trên tại day11_example2.go

Nếu chúng ta thực hiện lại câu lệnh go build và chạy lại, bạn sẽ thấy kết quả bên dưới.

Đây sẽ không phải là phần cuối của chương trình, chúng ta sẽ quay lại vào ngày 12 để thêm các chức năng khác. Bây giờ ta sẽ thêm một biến khác cho số ngày đã hoàn thành trong thử thách.

Bên dưới, tôi đã thêm biến dayscomplete với số ngày đã hoàn thành.

package main import "fmt" func main() { var challenge = "#90DaysOfDevOps" const daystotal = 90 var dayscomplete = 11 fmt.Println("Welcome to", challenge, "") fmt.Println("This is a", daystotal, "challenge and you have completed", dayscomplete, "days") fmt.Println("Great work")
}

Bạn có thể tìm thấy đoạn mã trên tại day11_example3.go

Hãy chạy lại lệnh go build hoặc có thể sử dụng go run

package main import "fmt" func main() { var challenge = "#90DaysOfDevOps" const daystotal = 90 var dayscomplete = 11 fmt.Printf("Welcome to %v\n", challenge) fmt.Printf("This is a %v challenge and you have completed %v days\n", daystotal, dayscomplete) fmt.Println("Great work")
}

Đây là một số ví dụ khác để làm cho mã dễ đọc và chỉnh sửa hơn. Hiện giờ, chúng ta vẫn đang sử dụng hàm Println nhưng nó có thể được đơn giản hóa bằng cách sử dụngPrintf với %v, có nghĩa là các biến theo sẽ được xác định ở cuối dòng mã. Chúng ta cũng có thể sử dụng \n để xuống dòng.

Tôi đang sử dụng %v vì nó là giá trị mặc định, các tùy chọn khác có ở đây trong tài liệu của gói fmt, bạn có thể đoạn mã ví dụ tại day11_example4.go

Các biến cũng có thể được khai bảo một cách đơn giản hơn trong mã của bạn. Thay vì xác định rằng đó là vartype, bạn có thể viết mã này như sau để có cùng kết quả nhưng đoạn mã sẽ gọn, đẹp và đơn giản hơn. Cách này chỉ áp dụng được với các biến, không sử dụng với hằng số.

func main() { challenge := "#90DaysOfDevOps" const daystotal = 90

Kiểu dữ liệu

Trong các ví dụ trên, chúng ta chưa xác định kiểu dữ liệu của biến, điều này là do chúng ta đã gán cho nó một giá trị và Go đủ thông minh để biết kiểu dữ liệu đó là gì hoặc ít nhất có thể suy ra nó là gì dựa trên giá trị bạn đã gán. Tuy nhiên, nếu chúng ta muốn người dùng nhập dữ liệu, chúng ta phải sử dụng một kiểu dữ liệu cụ thể.

Cho đến giờ, chúng ta đã sử dụng Chuỗi và Số nguyên trong mã của mình. Số nguyên cho số ngày và chuỗi là tên của thử thách.

Điều quan trọng cần lưu ý là mỗi kiểu dữ liệu có thể làm những việc khác nhau và hoạt động khác nhau. Ví dụ: số nguyên có thể nhân lên trong khi chuỗi thì không.

Có bốn loại:

  • Loại cơ bản - Basic type: Số, chuỗi và boolean (Numbers, strings, booleans)
  • Loại tổng hợp - Aggregate type: Mảng và cấu trúc (Array, structs)
  • Loại tham chiếu -Reference type: Con trỏ, lát cắt, bản đồ, chức năng và kênh (Pointers, slices, maps, functions, and channels)
  • Loại giao diện - Interface type

Kiểu dữ liệu là một khái niệm quan trọng trong lập trình. Kiểu dữ liệu chỉ định kích thước và kiểu của các giá trị biến.

Go được nhập tĩnh, có nghĩa là khi một kiểu dữ liệu của biến được xác định, nó chỉ có thể lưu trữ dữ liệu của kiểu đó.

Go có ba kiểu dữ liệu cơ bản:

  • bool: đại diện cho một giá trị boolean hoặc đúng hoặc sai
  • Numeric: đại diện cho kiểu số nguyên, giá trị dấu phẩy động và kiểu phức tạp
  • string: đại diện cho một giá trị chuỗi

Tôi thấy đây là nguồn tài liệu rất chi tết về các kiểu dữ liệu Golang by example

Tôi cũng sẽ đề xuất video Techworld with Nana. Tại thời điểm này, video đề cập chi tiết rất nhiều về các loại dữ liệu trong Go.

Chúng ta có thể làm như sau khi cần khai báo kiểu cho biến của mình:

var TwitterHandle string
var DaysCompleted uint

Bởi vì Go ngụ ý các biến trong đó một giá trị được đưa ra, chúng ta có thể in ra các giá trị đó như sau:

fmt.Printf("challenge is %T, daystotal is %T, dayscomplete is %T\n", conference, daystotal, dayscomplete)

Có nhiều kiểu số nguyên và kiểu float khác nhau, các liên kết ở trên sẽ trình bày chi tiết về những kiểu này.

  • int = số nguyên
  • unint = số nguyên dương
  • các loại dấu phẩy động = các số có chứa thành phần thập phân

Tài liệu tham khảo

Ở phần sau, chúng ta sẽ thêm một số chức năng nhập liệu của người dùng vào chương trình để người dùng có thể trả lời câu hỏi đã hoàn thành bao nhiêu ngày.

Hẹn gặp lại tại ngày 12.

VNTechies Dev Blog 🇻🇳 - Kho tài nguyên về Cloud ☁️ / DevOps 🚀

Anh chị em hãy follow/ủng hộ VNTechies để cập nhật những thông tin mới nhất về Cloud và DevOps nhé!

License

CC BY-NC-SA 4.0

Các bài viết là bản tiếng Việt của tài liệu 90DaysOfDevOps của Micheal Cade và có qua sửa đổi, bổ sung. Tất cả đều có license Creative Commons Attribution-NonCommercial-ShareAlike 4.0 International License.

License này chỉ cho phép người khác có thể thực hiện đăng tải lại, chỉnh sửa và xây dựng dựa trên nội dung gốc cho mục đích phi thương mại kèm theo điều kiện ghi công cho tác giả chẳng hạn như: nêu tên tác giả, dẫn link tới tác phẩm gốc hoặc theo yêu cầu riêng của tác giả; Ngoài ra, các bản phân phối, sửa đổi bắt buộc phải gắn cùng license với tác phẩm gốc.

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Đề thi interview DevOps ở Châu Âu

Well. Chào mọi người, mình là Rice - một DevOps Engineers ở đâu đó tại Châu Âu.

0 0 65

- vừa được xem lúc

In calculus, love also means zero.

Mình nhớ hồi năm 2 đại học, thầy giáo môn calculus, trong một giây phút ngẫu hứng, đã đưa ra cái definition này. Lúc đấy mình cũng không nghĩ gì nhiều.

0 0 51

- vừa được xem lúc

Chuyện thay đổi

Thay đổi là một thứ gì đó luôn luôn đáng sợ. Cách đây vài tháng mình có duyên đi làm cho một banking solution tên là X.

0 0 30

- vừa được xem lúc

Pet vs Cattle - Thú cưng và gia súc

Khái niệm. Pets vs Cattle là một khái niệm cơ bản của DevOps. Bài viết này sẽ nói về sự phát triển của các mô hình dịch vụ từ cốt lõi Pets and Cattle. 1.

0 0 22

- vừa được xem lúc

Git workflow được Google và Facebook sử dụng có gì hay ho

Với developer thì Git hẳn là công cụ rất quen thuộc và không thể thiếu rồi. Thế nhưng có mấy ai thực sự hiểu được Git.

0 0 66

- vừa được xem lúc

Kubernetes - Học cách sử dụng Kubernetes Namespace cơ bản

Namespace trong Kubernetes là gì. Tại sao nên sử dụng namespace.

0 0 96