Android Studio thường chưa quen với người mới bắt đầu, nhưng chỉ cần nắm được một vài phím tắt hữu ích và hiểu sơ qua giao diện, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng môi trường phát triển mạnh mẽ này một cách dễ dàng.
1. Tổng quan giao diện
Khi bạn mở một project trong Android Studio, bạn sẽ thấy một màn hình tương tự như sau:
Sau đây là nội dung tương ứng với các vùng đã được làm nổi bật ở ảnh trên.
- Vùng thứ 1: Project Panel liệt kê tất cả các file trong dự and Android của bạn.
Tuy nhiên bạn chỉ tập trung chính vào code nằm trong thư mục app > java > {com}.{example}.{appname}. Hiện tại bạn có thể tạm thời bỏ qua các thư mục và tệp còn lại, chủ yếu chúng dùng để thử nghiệm và cấu hình ứng dụng. - Vùng thứ 2: File tabs hiển thị những file mà bạn mở.
Android Studio cho phép bạn chỉnh sửa từng file một, và mỗi tab đại diện cho một file đang mở. Nhấp vào từng tab để chuyển file và tiếp tục chỉnh sửa.
Tip: Adroid Studio tự động lưu những thay đổi khi bạn chỉnh sửa file, không cần phải lưu thủ công sau khi thực hiện thay đổi.
- Vùng thứ 3: Launch controls giúp bạn 'run' ứng dụng, chọn thiết bị vật lý đã kết nối/ thiết bị ảo, v.v.
Tip: Để tìm hiểu thêm về chức năng của các biểu tượng trong vùng này, hãy di con trỏ chuột qua biểu tượng cho đến khi chú giải công cụ xuất hiện.
- Vùng thứ 4: Editing area là vùng diễn ra phần lớn cộng việc của bạn. File đang mở hiện tại của bạn sẽ chiếm vùng này.
2. Quản lý tài nguyên (Resource Manager)
Trong ứng dụng android, tài nguyên (Resources) đại diện cho các file và dữ liệu mà bạn đóng gói cùng với ứng dụng của mình.
Các file trong tài nguyên có thể bao gồm các file thiết kế (XML layouts), images, fonts...
Dữ liệu trong các file có thể bao gồm text Strings (Chẳng hạn như tên của ứng dụng), XML styles, dimention(chẳng hạn như những thông số được sử dụng cho chiều rộng, chiều cao, kích thước văn bản), và nhiều thông số khác nữa.
Bạn có thể truy cập và sửa đổi mục này thông qua Resource Manager được mô tả dưới đây.
Nhấp vào tab higtlight màu xanh để ẩn và hiện thị Resource Manager.
Khu vực màu đỏ biểu thị các loại tài nguyên khác nhau mà bạn có thể truy cập thông qua trình quản lý (Drawables, Colors, Strings...).
Cuối cùng, vùng màu tím liệt kê các tài nguyên thuộc một loại nhất định trong ứng dụng của bạn.
Tip: Nhấp đúp vào bất kì tài nguyên nào được liệt kê trong trình quản lý sẽ hiển thị tương ứng trong vùng chỉnh sửa.
Tip: Nhấp chuột phải vào tài nguyên có thể giúp bạn xóa tài nguyên đó, hiển thị vị trí của tài nguyên đó trong máy tính của bạn, v.v.
3. Trình Chỉnh sửa bố cục (Layout Editor)
Android Studio sẽ hiển thị Layout Editor bất cứ khi nào bạn bắt đầu chỉnh sửa tệp layout. ví dụ, bạn có thể bắt đầu chỉnh sửa tệp layout bằng cách nhấn đúp vào một tên file layout trong Resource Manager. Trình chỉnh sửa có 3 chế độ:
- Giao diện kéo thả các View như TextView, Button, ImageView, v.v.
- Viết Code.
- Kết hợp cả hai chế độ vừa viết code và kéo thả.
Mặc định, Adroid Studio mở Layout Editor ở chế độ giao diện kéo thả, được hiển thị bên dưới:
Bạn có thể chuyển đổi qua lại giữa các chế độ kéo thả, viết Code và kéo thả + viết Code bằng cách kích vào biểu tượng được highlight màu đỏ.
- Vùng thứ 1. Component Palette giúp bạn lựa chọn các thành phần trong bố cục trong thiết kế của bạn (các View và ViewGroup).
Tip: Nhấp và kéo component (View hoặc ViewGroup) vào layout preview (Vùng thứ 4) để xây dựng thiết kế của bạn.
- Vùng thứ 2. Component Tree biểu diễn mối quan hệ cha-con của các thành phần (component) trong bố cục (layout) của bạn và giúp bạn nhanh chóng tập trung vào một thành phần cụ thể khi bố cục đó trở nên phức tạp.
Tip: Nhấp vào bất kì thành phần (component) trong Component Tree để highlight thành phần đó.
- Vùng thứ 3. Bảng điều khiển này giúp bạn thay đổi các thông số xem trước như 'dọc', 'ngang', kích thước màn hình và nhiều thông số khác.
- Vùng thứ 4. Layout Preview cố gắng vẽ ra bố cục thiết kế của bạn. Nhấp vào Layout Preview sẽ cho phép bạn thao tác với các thành phần (component) và hiển thị các thuộc tính của chúng.
- Vùng thứ 5. Attributes Panel hiển thị các thuộc tính có thể chỉnh sửa của các thành phần (component). Khi sửa đổi các thuộc tính này, bạn có thể thay đổi giao diện (layout) và hành vi (behavior) của bất kì thành phần nào.
Sau khi bạn chọn một thành phần trong Layout Preview, bạn sẽ thấy bảng thuộc tính (Layout Preview). Bảng này chia thành 4 phần riêng biệt, được liệt kê bên dưới.
Thành phần | Mục đích |
---|---|
Các thuộc tính đã khai báo | Hiển thị các thuộc tính đã khai báo cho đối tượng được chọn và cho phép tùy chỉnh |
Bố cục | Hiển thị vị trí thành phần được chọn và cho phép tùy chỉnh |
Các thuộc tính chung | Hiển thị các thuộc tính chung và cho phép tùy chỉnh, ví dụ như text trong TextView, src cho imageView, v.v. |
Tất cả thuộc tính | Hiển thị tất cả cả thuộc tính của thành phần được chọn và cho phép tùy chỉnh |
Nếu bạn muốn chỉnh sửa trực tiếp bằng viết Code hoặc viết Code + giao diện kéo thả, hãy sử dụng nút chuyển đổi (phần được highlight màu đỏ) để chuyển đổi nhé.
Sau khi bạn chuyển đổi sang chế độ viết Code, bạn có thể chỉnh sửa trực tiếp bố cục thiết kế của bạn như hình ảnh bên trên.
4. Logcat
Bảng điều khiển Logcat cung cấp quyền truy cập vào các thông báo của hệ thống được in bởi ứng dụng đang chạy.
Theo mặc định, bảng điều khiển Logcat sẽ tự hiển thị sau khi bạn run ứng dụng, nhưng bạn có thể thu gọn và hiển thị bất cứ lúc nào bằng cách nhấp vào tab tiêu đề của bảng điều khiển (được highlight màu đỏ).
- Vùng thứ 1. Lựa chọn thiết bị đang chạy ứng dụng để lấy log message.
- Vùng thứ 2. Dùng để lọc log message dựa vào package name.
- Vùng thứ 3. Dùng để lọc log message dựa vào các kiểu log message khác nhau, ví dụ như Log.e, Log.d, v.v.
- Vùng thứ 4. Dùng để lọc log message dựa vào từ khóa mà bạn đang muốn tìm kiếm.
- Vùng thứ 5. Các thông báo lỗi hiển thị màu đỏ, giúp bạn xác định chúng khi bạn đọc log message của mình.
5. Các phím tắt điều hướng
Một số mẹo hữu ích giúp bạn hạn chế thao tác với chuột hoặc bị rối trong Android Studio khi bạn chỉ muốn tìm kiếm một thứ gì đó.
-
Tìm kiếm tất cả
Cách hiệu quả nhất để tìm kiếm một thứ gì trong Android Studio là trong cửa sổ tìm kiếm tất cả.
Để hiển thị cửa sổ này, hãy nhấn shift hai lần liên tiếp. Sau khi hiển thị, hãy bắt đầu nhập tên của file mà bạn muốn tìm kiếm trong dự án.
Sử dụng các phím mũi tên (↑, ↓, ←, →) và phím enter (hoặc return ↩) để chọn và mở tệp mong muốn. -
Đi đến nguồn (Go-To Source)
Khi chỉnh sửa một file, chúng ta thường muốn 'nhảy' đến nơi chúng ta ban đầu định nghĩa một biến, kiểu Class hoặc định danh tài nguyên. Bằng cách thực hiện nhấp chuột 'Go-To Source', chúng ta có thể mở vị trí khai báo ban đầu của bất kỳ phần tử nào:
Giữ phím CTRL trên Windows/Linux (hoặc phím CMD trên macOS) và nhấp vào bất kỳ loại biến hoặc tên biến nào để điều hướng đến nơi biến đó được định nghĩa. -
Tự động hoàn thành mã (Autocomplete)
Nhiều nền tảng phát triển tích hợp chức năng tự động hoàn thành (Autocomplete) trước khi nó trở nên phổ biến. Khi làm việc với ngôn ngữ được gõ chặt chẽ như Java, các nền tảng này nghĩ trước một hoặc hai bước so với lập trình viên để cung cấp các phím tắt khi họ gõ:
Tự động hoàn thành trong Android Studio hoạt động giống như trên điện thoại thông minh của bạn, nhưng tốt hơn. Khi bạn nhập mã vào lớp Java hoặc thuộc tính vào file bố cục ở chế độ văn bản, cửa sổ tự động hoàn thành có thể xuất hiện. Nếu không, bạn có thể buộc cửa sổ này xuất hiện bằng cách nhấn phím tắt sau: Windows + Linux: CTRL + Phím cách macOS: CMD + Phím cách. Ngoài ra còn có phiên tốt hơn khớp với các kiểu mong đợi 100%: Windows + Linux: CTRL + Shift + Phím cách macOS: CMD + Shift + Phím cách.
Sau khi menu tự động hoàn thành bật lên, hãy sử dụng các phím mũi tên (↑, ↓, ←, →) kết hợp với TAB để chèn đoạn mã tự động hoàn thành. -
Tạo mã chung
Android Studio có thể giúp bạn tạo các mẫu mã chung (constructors, getters, setters, v.v.) thông qua giao diện trỏ và nhấp; họ gọi tính năng này là 'code generation'. Sau đây là ví dụ về Android Studio tạo hàm tạo cho lớp Question.java:
Trong ảnh này, lớp Question của chúng ta bắt đầu với một số ít biến và không có hàm tạo (constructor) nào. Trình tạo mã đã tạo cho chúng ta một hàm khởi tạo.
Hãy sử dụng phím tắt sau: Windows + Linux: ALT + Insert macOS: CMD + N Cửa sổ bật lên, bạn có thể điều hướng bằng các phím mũi tên (↑, ↓, ←, →). Nhấn return ↩ để chọn phần tử bạn muốn tạo (ví dụ: constructor), sau đó làm theo các lời nhắc trên màn hình. -
Một số các phím tắt khác
Để biết danh sách đầy đủ các phím tắt được chia theo từng danh mục, hãy xem tài liệu Android. Còn sau đây là một số phím tắt đặc biệt hữu ích:
Tài liệu tham khảo
https://www.codecademy.com/article/android-studio-tips-tricks