1. Đơn đồ thị vô hướng
Đơn đồ thị vô hướng G = <V,E>, trong đó:
- V (vertext) là tập hợp các đỉnh, các đối tượng, object
- E (Edge) là tập hợp các cặp không có thứ tự gồm 2 phần tử khác của V gọi là các cạnh.
2. Đa đồ thị vô hướng
Đa đồ thị vô hướng G = <V,E>, trong đó:
- V (vertext) là tập hợp các đỉnh, các đối tượng, object
- E là họ các cặp không có thứ tự của 2 đỉnh khác nhau thuộc V gọi là tập các cạnh.
- e1 ∈ E và e2 ∈ E được gọi là cạnh bội nếu chúng tương ứng với một đỉnh.
3. Giả đồ thị vô hướng
Giả đồ thị vô hướng G = <V,E>, trong đó:
- E là họ các cặp không có thứ tự gồm 2 phần tử của V không nhất thiết phải khác nhau. Cạnh e được gọi là khuyên nếu e = (u,u)
4. Đơn đồ thị có hướng
Đơn đồ thị có hướng G = <V,E>, trong đó:
- E là tập các cạnh có thứ tự gồm 2 phần tử của V gọi là các cung.
5. Đa đồ thị có hướng
Đa đồ thị có hướng G = <V,E>, trong đó:
- 𝐸 là họ các cặp có thứ tự gồm hai phần tử khác nhau của 𝑉 được gọi là các cung.
- e1∈E && e2∈E cùng tương ứng 1 cặp đỉnh được gọi là cung lặp.
6. Thuật ngữ cơ bản trên đồ thị vô hướng
Định nghĩa 1
Hai đỉnh u,v của đồ thị vô hướng G = <V,E> được gọi là kề nhau khi (u,v) là cạnh thuộc đồ thị G.
Nếu e = (u,v) là cạnh của dồ thị G, thì ta nói cạnh này liên thuộc với 2 đỉnh u,v, đồng thời các đỉnh u và v sẽ được gọi là đỉnh đầu của cạnh (u,v).
Định nghĩa 2
Ta gọi bậc của đỉnh V trong đồ thị vô hướng là số cạnh liên thuộc với nó và kí hiệu là deg(v)
deg(1) = deg(3) = deg(4) = 4
deg(5) = 3
deg(2) = 2
deg(6) = 1
deg(7) = 0
Đỉnh bậc 0 gọi là đỉnh cô lập, Đỉnh bậc 1 gọi là đỉnh treo
7. Định lý về tổng bậc các đỉnh
G = <V,E> là đồ thị vô hướng với m cạnh.
khi đó: Σ deg(v) = 2m.
Với v ∈ V
Chứng minh: với mỗi cạnh e=(u,v), số bậc được tính 1 lần trong deg(u) và được tính 1 lần trong deg(v). Như vậy tổng tất cả các đỉnh sẽ bằng 2 lần số cạnh.
8. Khái niệm về đường đi, chu trình
Đường đi độ dài n từ đỉnh u đến đỉnh v trong đồ thị vô hướng G = <V,E> là dãy xo,x1,x2,...xn. Trong đó n ∈ Z*
xo ∈ u
xn ∈ v
Đường đi có đỉnh đầu trùng đỉnh cuối hay u=v gọi là chu trình
Đường đi hay chu trình được gọi là đơn nếu không có cạnh nào lặp lại
- 1,2,3,4,5,6 là đường đi đơn có độ dài 5.
- 4,5,3,2 không là đường đi vì (5,4) không phải cạnh của đồ thị.
- 1,2,5,4,1,2 có độ dài 5 nhưng không phải đường đi thì (1,2) được lặp 2 lần.
9. Liên thông
Đồ thị vô hướng được gọi là liên thông nếu luôn tìm được đường đi giữa 2 đỉnh bất kì của nó.
10. Bán bậc của đỉnh
Định nghĩa 1:
Nếu e=(u,v) là cung của đồ thị có hướng G=(V,E), ta nói:
- 2 đỉnh u,v là kề nhau
- kí hiệu (u,v): đi ra từ đỉnh u, đi vào đỉnh v
- u là đỉnh đầu, v là đỉnh cuối
Định nghĩa 2:
- Ta gọi bán bậc ra của đỉnh 𝑣 trên đồ thị có hướng là số
cung của đồ thị đi ra khỏi 𝑣 và ký hiệu là 𝑑𝑒𝑔+
(𝑣).
- Ta gọi bán bậc vào của đỉnh 𝑣 trên đồ thị có hướng là số cung của đồ thị đi vào 𝑣 và ký hiệu là 𝑑𝑒𝑔− (𝑣)