- vừa được xem lúc

[Bài 1]Tìm hiểu về HTML và CSS

0 0 9

Người đăng: LongNguyen

Theo Viblo Asia

Chào các bạn,

Lời đầu tiên mình xin chúc các bạn một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý! Khai bút đầu xuân mình sẽ viết về chủ đề vô cùng quen thuộc với anh em lập trình web. Đó là HTML, CSS. Bài viết sẽ giới thiệu về HTML, CSS là gì, các thẻ cơ bản HTML, CSS.

1. HTML là gì?

  • HTML là chữ viết tắt của Hypertext Markup Language, là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất để viết các trang Web.
  • Hypertext là cách mà các trang Web (các tài liệu HTML) được kết nối với nhau. Và như thế, đường link có trên trang Web được gọi là Hypertext.
  • Như tên gọi đã gợi ý, HTML là ngôn ngữ đánh dấu bằng thẻ (Markup Language), nghĩa là sử dụng HTML để đánh dấu một tài liệu text bằng các thẻ (tag) để nói cho trình duyệt Web cách để cấu trúc nó để hiển thị ra màn hình.

Vậy HTML là ngôn ngữ sử dụng các thẻ để xây dựng nên khung sườn của 1 website.

Ví dụ cơ bản về HTML:

<!DOCTYPE>
<html>
<head>
<title>Day la tieu de</title> </head> <body>
<h1>Day la dau de</h1>
<p>Phan noi dung cua tai lieu ...</p> </body>
</html> 

Giải thích:

<!DOCTYPE>: Đây là thẻ có nhiệm vụ báo cho trình duyệt biết được file đang hiển thị là HTML. Mọi tài liệu HTML đều phải có thẻ này.

<html>: Thẻ lớn nhất để bao bọc tất cả các thẻ con của file HTML. Gồm có 2 thẻ mở và đóng.

<head>: Nằm giữa thẻ <html> và <body>, thẻ <head> có nhiệm vụ dùng để chứa các meta data. Nghĩa là chứa các data dùng chung, cần thiết cho file HTML. Như chứa tiêu đề, các thẻ link tới csss, script tới Javascript.

<title>: Nằm giữa thẻ <head> chứa tiêu đề của file HTML.

<body>: Thẻ xác định nội dung bên trong của file HTML. Vùng chứa toàn bộ nội dung của 1 trang web như header, footer, slider, hình ảnh, đoạn văn bản...

2. Các thẻ HTML

  • Các thẻ hiển thị đầu đề từ <h1> đến <h6>

Ví dụ:

<h1>Ví dụ tiêu đề 1</h1>
<h2>Ví dụ tiêu đề 2</h2>
<h3>Ví dụ tiêu đề 3</h3>
<h4>Ví dụ tiêu đề 4</h4>
<h5>Ví dụ tiêu đề 5</h5>
<h6>Ví dụ tiêu đề 6</h6>
  • Thẻ biểu diễn đoạn văn bản. p viết tắt là paragraph nghĩa là một đoạn văn bản.

Ví dụ:

 <p>Nội dung đoạn văn bản</p>
  • Thẻ ngắt dòng dùng để ngắt dòng giữa các đoạn văn bản hoặc tạo khoảng cách giữa 2 phần tử. Lưu ý: thẻ br là thẻ đơn không có thẻ đóng.

    Ví dụ:

 <p>Nội dung đoạn văn bản 1</p> <br> <br> <br> <p>Nội dung đoạn văn bản 2</p>
  • Thẻ giữ nguyên định dạng trong HTML.

    Nếu chúng ta sử dụng thẻ p để tạo ra một đoạn văn bản. Trong đoạn văn bản đó ta nhập nhiều khoảng trắng liên tiếp hoặc dùng dấu Enter để xuống dòng thì khi hiển thị lên màn hình vẫn xem là một khoảng trắng.

Ví dụ: ```html

Lorem ipsum dolor sit amet consectetur adipisicing elit. Pariatur,

 minus amet? Repellat consequatur quis, deserunt asperiores possimus distinctio quam aut odio atque perferendis inventore dolor ex id omnis sunt debitis!
</p>
``` Thẻ pre sinh ra giúp chúng ta giữ nguyên định dạng như khi soạn thảo.

Ví dụ:

<pre>
Lorem ipsum dolor sit amet consectetur adipisicing elit. Pariatur, minus amet? Repellat consequatur quis, deserunt asperiores possimus distinctio quam aut odio atque perferendis inventore dolor ex id omnis sunt debitis!
</pre>
  • Thẻ <a> dùng để tạo một liên kết đến 1 link khác.

Ví dụ:

 <a href="https://google.com">Chuyển đến trang google</a>
  • Thẻ <i> dùng tạo một văn bản có kiểu chữ in nghiêng

Ví dụ:

 <p>Học lập trình <i>Html & css</i> từ cơ bản đến nâng cao</p>
  • Thẻ <audio> tạo một trình phát nhạc. Lưu ý thẻ này là thẻ mới trong HTML5

Ví dụ:

 <audio src="FileTestAudio.mp3" controls></audio>
  • Thẻ div viết tắt của division – là thẻ được dùng để nhóm nhiều phần tử HTML lại với nhau. Được sử dụng để tạo ra một khu vực kiểu block nào đó trên một website, hay bạn có thể hiểu là gom nhóm tập hợp các phần tử trên website vào một khu vực với thẻ div.

    image.png

    Ví dụ:

<!DOCTYPE html>
<html lang="en">
<head> <meta charset="UTF-8"> <meta http-equiv="X-UA-Compatible" content="IE=edge"> <meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1.0"> <title>Document</title>
</head>
<body> <!-- Header --> <div> <h1>Website học HTML & CSS</h1> </div> <!-- Content --> <div> <pre>Lorem ipsum dolor sit amet consectetur adipisicing elit. Pariatur, minus amet? Repellat consequatur quis, deserunt asperiores possimus distinctio quam aut odio atque perferendis inventore dolor ex id omnis sunt debitis! </pre> <a href="https://google.com">Chuyển đến trang sgoogle</a> <p>Học lập trình <i>Html & css</i> từ cơ bản đến nâng cao</p> <audio src="FileTestAudio.mp3" controls></audio> <audio cont> <source src="FileTestAudio.mp3" type="audio/mp3"> <source src="FileTestAudio.mp3" type="audio/mp3"> </audio> </div> <!-- Footer --> <div> <p>Nội dung footer 1</p> <p>Nội dung footer 2</p> </div>
</body>
</html>
  • Thẻ <header> chứa thông tin đầu trang web. Thường sẽ bao gồm vài thông tin như: tên trang web, logo, thông tin liên hệ, câu khẩu hiệu....

Ví dụ:

 <h1>Website học HTML & CSS</h1> <div>Hướng dẫn học lập trình web từ cơ bản đến nâng cao</div>
  • Thẻ <body> chứa toàn bộ nội dung trang web. Một trang web chỉ có 1 thẻ body.

  • Thẻ <footer> là phần chân trang, nó chứa thông tin bản quyền, liên hệ, tác giả, ....

Ví dụ:

 <footer> <p>@copyright 2022 Contact: xxxxxxxx </p> </footer>
  • Thẻ <button> để tạo ra các nút nhấn trong trang web. Ví dụ:
 <button>Đăng ký</button>
  • Thẻ <Form> và <input> giúp người dùng có thể nhập dữ liệu. Có rất nhiều kiểu input như: textbox, checkbox, radio, button, password, file, image....

    Ví dụ:

 <form> User Name: <br> <input type="text"><br> Password: <br> <input type="password"> <br> <input type="checkbox"> Remember </form> <button>Đăng nhập</button>
  • Hiển thị danh sách trong HTML (<ul> <li> <ol><li>)

Ví dụ:

 <ul> <li>HTML</li> <li>CSSS</li> <li>JAVASCRIPT</li> </ul> <ol> <li>HTML</li> <li>CSSS</li> <li>JAVASCRIPT</li> </ol>
  • Hiển thị bảng trong HTML: Bảng HTML được tạo ra bằng cách sử dụng thẻ <table> trong đó: thẻ <tr> được sử dụng để tạo các hàng và thẻ <td> được sử dụng để tạo các ô. Ví dụ:
 <table border="1"> <tr> <td>Dòng 1, Cột 1</td> <td>Dòng 1, Cột 2</td> </tr> <tr> <td>Dòng 2, Cột 1</td> <td>Dòng 2, Cột 2</td> </tr> </table>

3. CSS là gì?

CSS là chữ viết tắt của Cascading Style Sheets, nnó giúp tạo nên màu sắc hình ảnh, kiểu dáng, … cho trang HTML. Nói ngắn gọn hơn là ngôn ngữ tạo phong cách cho trang web. Bạn có thể hiểu đơn giản rằng, nếu HTML đóng vai trò định dạng các phần tử trên website như việc tạo ra các đoạn văn bản, các tiêu đề, bảng,…thì CSS sẽ giúp chúng ta có thể thêm style vào các phần tử HTML đó như đổi bố cục, màu sắc trang, đổi màu chữ, font chữ, thay đổi cấu trúc…

  • Cài đặt extension Live Server Để việc thao tác được dễ dàng hơn, nên cài đặt Extension Live Server – giúp bạn tạo ngay một web server bên trong VSCode, hỗ trợ live reload. Rất tiện khi tạo layout HTML và tiết kiệm thời gian khi bạn code.

  • Cách chèn CSS vào trang HTML. Có 3 cách chèn CSS vào trang HTML

    Cách 1: Chèn trong cặp thẻ đóng mở <style></style>

<head> <title>HTML cơ bản</title> <style> h1{ color:red; } </style>
</head>

Cách 2: Chèn CSS ngay trong các dòng HTML bằng thuộc tính style=””

<h1 style="color: red;">HTML & CSS</h1>

Cách 3: Chèn CSS bằng file .css

Chèn link file style.css vào file index.html được đặt bên trong thẻ <head></head>:

 <link rel="stylesheet" href="style.css">

Thuộc tính trong file style.css như sau:

 h1{ color: red;
}

4. Các thẻ CSS

  • Đơn vị: Trong css chia làm 2 loại đơn vị :

    Tương đối (Relative Units) là những đơn vị được tính một cách tương đối dựa trên các phần tử khác (có thể là phần tử cha hoặc phần tử root). Các đơn vị loại này khá linh động, rất thích hợp cho việc thích ứng trên các thiết bị khác nhau. Một vài đơn vị tương đối như: rem, em, %, vw, vh, ex, ch, vmin, vmax.

    Tuyệt đối (Absolute Units) là những đơn vị mà giá trị của nó không bao giờ thay đổi và không bị ảnh hưởng bởi các thành phần khác. Tức là trong mọi kích thước màn hình thì kích thước của nó vẫn như thế. Với loại đơn vị này chỉ nên dùng cho những thứ có kich thước cố định, hoặc kích thước nhỏ không quá ảnh hưởng như border, … Một vài đơn vị tuyệt đối như: px, pt, cm, mm, pc, in.

Lúc mới học thì ta chỉ cần chú ý một vài đơn vị phổ biến.

Đơn vị tương đối % – đơn vị phần trăm sẽ tỉ lệ theo phần tử cha trực tiếp của nó.

Ví dụ:

<!DOCTYPE html>
<html lang="en">
<head> <meta charset="UTF-8"> <meta http-equiv="X-UA-Compatible" content="IE=edge"> <meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1.0"> <style> .parent{ background-color: red; width: 500px; height: 500px; } .child-1{ background-color: green; width: 50%; height: 50%; } </style> <title>Document</title>
</head>
<body> <div class="parent"> <div class="child-1"></div> </div>
</body>
</html>

Đơn vị tương đối em - là đơn vị mà giá trị của nó được tính dựa trên tỉ lệ so với phần tử cha của nó hoặc chính nó thông qua giá trị của thuộc tính font-size

Ví dụ:

<!DOCTYPE html>
<html lang="en">
<head> <meta charset="UTF-8"> <meta http-equiv="X-UA-Compatible" content="IE=edge"> <meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1.0"> <style> .parent{ background-color: red; width: 500px; height: 500px; font-size: 50px; } .child-1{ background-color: green; width: 50%; height: 50%; font-size: 2em; /*100px*/ } </style> <title>Document</title>
</head>
<body> <div class="parent"> parent <div class="child-1"> Child-1 </div> </div>
</body>
</html>

image.png

Đơn vị tương đối rem (root em) tương tự như em, nhưng đơn giản là nó sẽ tỉ lệ theo thuộc tính font-size của phần tử root <html>

Ví dụ:

<!DOCTYPE html>
<html lang="en">
<head> <meta charset="UTF-8"> <meta http-equiv="X-UA-Compatible" content="IE=edge"> <meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1.0"> <style> html{ font-size: 20px; } .testRem{ font-size: 2rem; } </style> <title>Document</title>
</head>
<body> <div class="testRem"> Test font size of rem unit </div>
</body>
</html>

Đơn vị tuyệt đối px – pixels (1px = 1/96th of 1in). Pixels (px) là khác nhau giữa các thiết bị. Với các thiết bị có độ phân giải thấp (low-dpi devices), 1px là một chấm điểm hiển thị trên màn hình của thiết bị. Với máy in và các thiết bị có độ phân giải cao, 1px lại là nhiều chấm điểm hiển thị trên màn hình của thiết bị.

  • Thuộc tính background dùng để thiết lập nền cho phần tử html.

background-color dùng để đặt màu nền cho một thành phần.

Các loại màu trong css: https://www.w3schools.com/css/css_colors.asp

background-color: #ff0000;

background-image định nghĩa cho hình nền của một thành phần. Nó là giá trị được định nghĩa bằng một đường dẫn hình ảnh với ký hiệu url()

background-image: url(https://png.pngtree.com/element_our/sm/20180411/sm_5acdd7d9526f7.png);

background-repeat kiểm soát cách hình nền sau khi nó được đặt kích thước (bởi thuộc tính background-size) và vị trí (bởi thuộc tính background-position). Giá trị của của thuộc tính này có thể là một trong những từ khóa sau: repeat-x, repeat-y, repeat, space, round, no-repeat

background-size định nghĩa kích thước của hình nền. Giá trị của nó có thể là kích thước chiều dài và rộng hoặc là tỉ lệ phần trăm. Từ khóa có sẵn cho thuộc tính là contain và cover. Giá trị contain sẽ co dãn hình ảnh để phù hợp với khung. giá trị cover, ở một mặt khác nó sẽ kéo dãn hình ảnh sao cho vừa với khung mà ko gây sai lệch tỉ lệ.

  • Font-size dùng để thiết lập "kích cỡ chữ" của văn bản.

  • Định dạng text

    color: thêm màu chữ

    Thiết lập chữ in hoa và in thường với ‘text-transform’. uppercase: chuyển đổi in hoa văn bản text lowercase: chuyển đổi in thường văn bản text.

    Thiết lập vị trí của văn bản text (trái, phải, giữa, đều) với ‘text-align’. center : hiển thị text ngay giữa left: hiển thị text bên trái right: hiển thị text bên phải justify : hiển thị text canh đều so với lề phải và lề trái

    Trang trí gạch chân, gạch đầu văn bản text với ‘text-decoration’. overline: gạch ngang trên văn bản text underline: gạch dưới văn bản text line-through: gạch ngang chữ text none: không có gạch gì cả

  • Hình ảnh

Ví dụ:

<!DOCTYPE html>
<html lang="en">
<head> <meta charset="UTF-8"> <meta http-equiv="X-UA-Compatible" content="IE=edge"> <meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1.0"> <style> img{ width: 100px; height: 100px; } </style> <title>Document</title>
</head>
<body> <img src="./image1.png" alt="image1">
</body>
</html>
  • Link. Ta có thể dùng css thiết lập style cho các trạng thái link.

    Trạng thái :link – biểu thị rằng trang web này trình duyệt chưa lưu (tức người sử dụng lần đầu tiên click vào đường dẫn này). Trạng thái :visited – biểu thị rằng đường dẫn tới trang web này đã được lưu bởi trình duyệt (tức là người sử dụng đã click vào đường dẫn này trước đó rồi). Trạng thái :hover – biểu thị rằng khi người sử dụng di chuyển chuột qua phần tử mà chứa link đó (tức là phần tử đó là một link khi người sử dụng di chuyển chuột qua phần tử đó). Trạng thái :active – biểu thị đường link là active khi người sử dụng click chuột vào.

Ví dụ:

 <!DOCTYPE html>
<html lang="en">
<head> <meta charset="UTF-8"> <meta http-equiv="X-UA-Compatible" content="IE=edge"> <meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1.0"> <style> a:link{ color: red; } a:hover{ color: blue; } </style> <title>Document</title>
</head>
<body> <a href="https://facebook.com">facebook</a>
</body>
</html>
  • Class và Id

Thuộc tính id dùng để đặt tên cho một phần tử trong HTML, mỗi thuộc tính id chỉ chỉ định cho một phần tử duy nhất trong file HTML hiện hành.

Giá trị id được sử dụng trong CSS hoặc JavaScript để chỉ định cụ thể định dạng hoặc thực hiện tác vụ nhất định cho phần tử đó

Thuộc tính class dùng để đặt tên cho các phần tử trong html, mỗi thuộc tính class có thể chỉ định cho nhiều phần tử HTML (cùng hoặc khác loại) để có cùng định dạng.

Giá trị class được sử dụng trong CSS hoặc JavaScript để chỉ định đồng loạt các định dạng chung hoặc thực hiện chung tác vụ cho các phần tử HTML có cùng thuộc tính class.


<!DOCTYPE html>
<html lang="en">
<head> <meta charset="UTF-8"> <meta http-equiv="X-UA-Compatible" content="IE=edge"> <meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1.0"> <title>Document</title> <style> h1{ color: red; } #heading1{ color: green; } .heading{ color: blue; } </style>
</head>
<body> <h1>HTML</h1> <h1 id="heading1">CSS</h1> <h1 class="heading">JS</h1> <h1 class="heading">C#</h1> <h1 class="heading">PHP</h1> <h1>JAVA</h1> <h1 id="heading2">NODEJS</h1>
</body>
</html>
  • Block element vs inlien element Block chiếm toàn bộ khoảng trắng mà nó có thể chiếm theo bề ngang (các thể h1, h2, thẻ p, … có mặc định là block element)

    Còn inline thì có thể cho các phần tử hiển thị trên cùng 1 dòng ngang (các thẻ img, thẻ input, textarea, …. Có mặc định là inline element )

    Tham khảo: https://www.w3schools.com/html/html_blocks.asp

  • Css model box

    image.png

Trong đó:

Content: Vùng hiển thị nội dung (text, image, …) của phần tử HTML

Padding: Vùng đệm khoảng cách từ nội dung (content) đến đường viền (Border), bao quanh bốn mặt của Content

Border: Đường viền bao xung quanh phần tử HTML, bao quanh bốn mặt của Padding

Margin: Khoảng cách từ đường viền (Border) của phần tử này đến các phần tử khác hoặc các phần của trang Web (viền trang web), bao quanh bốn mặt của Border.

  • Đường viền css ta dùng thuộc tính border

Kiểu viền ta dùng {border-style: value;}

Độ dày của viền ta dùng

border-width: value; image.png

"màu sắc" của đường viền ta dùng

border-color: value;

Thiếp lập đường viền cho từng cạnh (top, right, botoom, left)

border-top: 5px solid red;
  • Reset css dùng để giúp thiết lập các style của tất cả đối tượng HTML (element) theo một chuẩn nhất định.
 *{ padding: 0; margin: 0; box-sizing: border-box; }
  • Padding: dùng để tạo không gian giữa nội dung và đường viền (bên trong border)

    Padding: <giá trị top> <giá trị right> <giá trị bottom> <giá trị left>

  • Margin để tạo không gian giữa đường viền của phần tử này với phần tử khác (bên ngoài Border)

    Margin: <giá trị top> <giá trị right> <giá trị bottom> <giá trị left>

<!DOCTYPE html>
<html lang="en">
<head> <meta charset="UTF-8"> <meta http-equiv="X-UA-Compatible" content="IE=edge"> <meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1.0"> <title>Document</title> <style> *{ padding: 0; margin: 0; box-sizing: border-box; } .Lorem-1{ /* Shorthand */ border: 5px solid red; background-color: bisque; padding: 20px 0px 50px 20px; margin-top: 20px; } .Lorem-2{ border: 5px solid red; margin-top: 20px; } </style>
</head>
<body> <p class="Lorem-1"> Lorem ipsum dolor sit amet consectetur adipisicing elit. Libero consequatur velit, officia nulla praesentium quis, delectus ex dignissimos perspiciatis, consequuntur necessitatibus aut. Quam eveniet totam consequuntur, dolore magnam necessitatibus officiis. </p> <p class="Lorem-2"> Lorem ipsum dolor, sit amet consectetur adipisicing elit. Possimus omnis magnam, tempore nostrum voluptates incidunt eos, amet quas quos natus animi! Corporis dolorum ex quam placeat recusandae dolore. Nostrum, esse? </p>
</body>
</html>

Tham khảo:

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Một số quy tắc và name class phổ biến cho Front-end Dev

Trong CSS, các thủ tục setting đóng vai trò to lớn, nhưng bên cạnh đó, cách đặt tên theo các từ đơn sao cho phù hợp cũng quan trọng không kém . Đặt tên rất khó, nhưng cũng rất quan trọng .

0 0 93

- vừa được xem lúc

2021, chúng ta cần tối ưu hóa việc tải hình ảnh trên web như nào?

Rất chào các bạn,. Như các bạn đã biết, trong kỉ nguyên công nghệ, song song với sự sinh ra dày đặc của các trang web mới cũng là sự biến mất của những trang web "lạc hậu" hay hoạt động kém hiệu quả.

0 0 57

- vừa được xem lúc

Tài nguyên nghiên cứu sâu Html

1. Articles and standards. . HTML 5.

0 0 198

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về Event.preventDefault(), Event.stopPropagation() và Event.stopImmediatePropagation()

Chúng ta thương thấy 3 method này và có thể dẫn dến bối rối và nhầm lẫn giữa chúng:. . Event.preventDefault().

0 0 52

- vừa được xem lúc

Vanilla JS Project: Tính tuổi

1. Yêu cầu.

0 0 75

- vừa được xem lúc

Thủ thuật nhỏ để căn chỉnh image với object-fit

Chào các bạn,. Có lẽ trong hành trình code của các bạn thì không ít lần gặp vấn đề méo ảnh do fix cứng cả width, height của ảnh nhỉ? Hoặc kể cả khi bạn set value cho 1 thuộc tính weigth hoặc height còn thuộc tính còn lại để auto thì nhiều lúc ảnh cũng không được hiển thị toàn vẹn cho lắm.

0 0 49