Tại sao nên đọc bài này?
- Để hiểu bản thân hơn và có cách làm việc hiệu quả hơn
Bạn sợ điều gì?
Mình đã từng rất sợ nhiều thứ (Actually thì tới giờ vẫn vậy 😅), đặc biệt là khi mới bắt đầu đi làm, có thể là:
- Sợ bảo task hôm nay làm xong mà làm mãi chưa xong
- Sợ phải góp ý trong meeting
- Sợ khi muốn hỏi với một người khác về vấn đề gì đó
- Sợ bug
- Sợ bug trên production
Làm được một thời gian, một vài nỗi sợ như trên dần mất đi, nhưng nỗi sợ mới cũng xuất hiện nhiều hơn
- Sợ chậm deadline deploy
- Sợ nói chuyện với client
- Sợ khiến mích lòng đồng nghiệp khi mình nói thứ gì đó vì dự án
- Sợ mình ứng xử không phải phép khiến người khác ghét mình
- Sợ phải báo cáo với sếp khi mọi thứ chưa đâu vào đâu
- Sợ phải xin delay timeline
Rồi khi đi làm Freelance thì cũng có những kiểu sợ khác
- Sợ làm xong khách hàng không trả tiền
- Sợ làm vào project mà code như 💩
- Sợ không nói chuyện trực tiếp với client được
Nỗi sợ của tôi và nỗi sợ thế giới vả vào mặt tôi
Mình nhận ra khi đi làm thì sẽ có 2 nỗi sợ chính
- Sợ bản thân không đủ năng lực giải quyết vấn đề, sợ bản thân tạo ra vấn đề (internal)
- Sợ mọi thứ không như plan (external)
Và khi sợ thì mình làm gì? … Mình bỏ trốn. Yes, sợ quá thì đi làm trễ; sợ quá thì xin nghỉ vài ngày; sợ quá thì bật chế độ offline trên Slack rồi un-read hết đống messages. Rồi mọi chuyện cũng sẽ qua thôi.
Sao lại trốn nhỉ? Nó cơ chế mặc định của tất cả các loại động vật và con người cũng không phải ngoại lệ. Khi có thứ gì đó nguy hiểm, trốn chạy tới một nơi không ai với tới và chúng ta… an toàn 😌. Cơ chế này là một hard-code sẵn trong gen mọi loại động vật để nó có thể tồn tại.
Do đó, việc mình auto bật mode “tàu ngầm” khi có thứ ghì khiến mình sợ hay tất cả những người xung quanh mình quan sát cũng sẽ đều như vậy.
Tuy nhiên mỗi lần mình sợ thường thì mình chỉ sợ thôi. Chả biết là sợ vì điều gì, và vì nỗi sợ bây giờ nó văn mình hơn, chả ai chém mình khi mình trễ deadline cả. Ngay cả như ông Sam FTX làm một vụ như vậy thì cũng chả ai có quyền được làm nguy hiểm ổng cả.
Vậy thì tại sao mình phải trốn chạy nhỉ? Điều gì là lý do khiên cho bản thân mình sợ?
Chế ngự được nỗi sợ của bản thân thì kiểu gì cũng trở thành phiên bản tốt hơn
Trong mấy sách self-help thường nói kiểu vậy. Phải đương đầu với nỗi sợ, bla… bla…
Thực ra thì mình thấy mấy lời nói đó hơi… xa vời. Thằng tác giả ngon mà vào giải thích với Nhà xuất bản là tao không release kịp deadline vì mải chơi còn chưa viết được dòng nào xem 💁♂️
Phát triển bản thân để … bớt sợ hơn
Như mình nói ở trên, mình thấy nỗi sợ tới từ 2 nguồn chính là cá nhân (internal) và bên ngoài (external)
Nỗi sợ internal thì khá là dễ để biết, đa số sẽ xoay quanh cái tôi của bạn. Chắc chắn là với xã hội hiện tại thì việc sợ hay không nó méo ảnh hưởng mọe gì tới mạng sống của bạn, mà chủ yếu sẽ liên quan tới cái tôi của bản thân.
- Sợ không hoàn thành task → Quê
- Sợ phải góp ý trong meeting → Sợ nói người ta không hiểu, người ta cười
- Sợ bug → Kiểu gì chả có đứa thốt lên, đứa nào tạo ra cái bug này đây? Xong phải thừa nhận việc mình đã làm một điều tồi tệ
Những nỗi sợ kiểu này thì mình nghĩ nó là dạng hủy hoại cái tôi vì năng lực bản thân không đủ. Và nếu bạn để ý thì nếu càng ngày càng giỏi lên thì nỗi sợ kiểu như vậy sẽ càng ngày càng ít đi (hoặc ít nhất đã quá quen với việc đó).
Vì vậy mình thấy nên tập trung vào việc khiến bản thân giỏi hơn. Những nỗi sợ như vậy sẽ càng ngày càng vơi dần. Đương nhiên là sẽ vẫn có nỗi sợ mới tấn công bạn. Cuộc sống mà, great power comes with great responsibility. Mà great responsibility thì phải đối mặt với nhiều thứ hơn là chuyện đơn nhiên
Vậy còn những thứ không như plan?
Umm, cái này thì nói thật là mô hình vạn trạng. Kiểu gì thì cuộc sống vẫn có cách để vã vào mỏ bạn… rất nhiều lần 😱
Bạn và cuộc đời
Vậy thì làm sao để không sợ nữa?
Cách mình đối phó với dạng này sẽ hơi khác. Mình sẽ chuyển nó thành một nỗi sợ… cao cả hơn. Kiểu nếu sợ khi mình trễ dead line release thì mình sẽ sợ client bị ảnh hưởng tới biz, hay đơn giản hơn xíu là client làm việc chung với mình sẽ bị la. Họ cũng có nỗi sợ của mình mà.
Thực tế thì kiểu gì vẫn phải sợ thôi, éo hết được đâu. Nhưng mình sẽ switch nỗi sợ của mình sang same side với thứ mang tới nỗi sợ đó cho mình.
- Nếu client làm mình sợ, mình sẽ có tìm hiểu xem tại sao họ làm vậy, họ sợ điều gì. Và họ sợ điều gì thì mình cũng sợ điều y chang vậy
- Nếu sếp complain mình không tương tác nhiều với đồng nghiệp, mình sẽ tìm hiểu xem sếp đang sợ điều gì nếu mọi người trong team không tương tác với nhau rồi biến nỗi sợ đó thành của mình
Tại sao cần làm vậy?
Cơ bản nó vẫn sẽ khiến bạn sợ, nhưng nó giúp bạn có một nỗi sợ có giá trị hơn. Thay vì tìm một nơi trốn tránh khỏi nỗi sợ, thì bạn đang share chung nỗi sợ với thế giới. Và việc này giúp mọi thứ gắn kết và hiệu quả hơn.
Nó sẽ kiểu như vầy, nếu bạn sợ làm trễ deadline sẽ gây ảnh hưởng tới khách hàng, thì bạn sẽ hỏi xem plan của họ như thế nào, có những phần nào quan trong mình cần focus làm trước không. Và có thể, là có thể nhé, hai bên sẽ cùng sợ mà vượt qua được giai đoạn khó khăn đó. Thay vì bạn bỏ đi và để lại đống “shit” 💩, client thì vừa sợ vừa buồn để tìm người thay thế khác dọn đống “shit” của bạn 💩
Mình có còn “bốc hơi” mỗi lần mình sợ
Có! Đôi khi mình vẫn bốc hơi như vậy, vì mình sợ, mình không đủ tỉnh táo suy nghĩ được những điều như trên mình đã viết. Vì cũng có khi nỗi sợ nó còn fuk tap vkl, làm sao mà đơn giản như những thứ như trên được.
Nhưng nó có vẻ work trong khá nhiều trường hợp
Trong một số sách mình được, hoặc là mình đã tự ngẫm. Khi bản thân sợ, hoặc buồn là một cách cực kì tốt để hiểu bản thân hơn. Mỗi lần cảm giác không giám đối mặt với việc gì đó, hãy thử hỏi bản thân xem, rốt cuộc vì điều gì khiến mình phải trốn tránh như vậy. Biết ẩn sau bên dưới con người của bạn đang có một nhu cầu gì không được đáp ứng?
Vậy mỗi lần sợ, bạn sợ vì điều gì?