- vừa được xem lúc

Blog#48: Cách tạo JavaScript Class dùng chung cho Node.js và Browsers 😊 (Series: Bí kíp Javascript - PHẦN 39)

0 0 16

Người đăng: NGUYỄN ANH TUẤN

Theo Viblo Asia

Mình là TUẤN hiện đang là một Full-stack Developer tại Tokyo 😊. Nếu bạn thấy Blog này hay xin hãy cho mình một like và đăng ký để ủng hộ mình nhé 😉.

Sử dụng các mô-đun ES6 để chia sẻ code giữa Frontend và Backend

Kể từ khi mình bắt đầu sử dụng Node.js cho một số app Backend cách đây vài năm, mình đã phải vật lộn với việc chia sẻ code giữa môi trường Node và Browsers. Những thay đổi cần thiết để code thích ứng với một trong hai môi trường là rất nhỏ, điều này thường dẫn đến tình huống mình có hai phiên bản gần như giống hệt nhau của cùng một tệp. Có khi mình là copy một file Utils code từ FE -> BE hoặc ngược lại. Trong khi dự án đó rất nhỏ thậm chí nó còn được để trong 1 folder.

VD:

../source/backend
../source/frontend
../source/docker
...

Gần đây, mình đang code một side project mới, và mình lại gặp bài toán tương tự. Do đó, mình quyết định thử nghiên cứu nó và cuối cùng mình đã có thể tìm ra giải pháp cho vấn đề này.

Những thứ mình chia sẻ dưới dây chỉ là giải phải cá nhân và hiện mình chỉ apply cho side project của mình. Nếu các bạn cần apply vào dự án cần xem xét trong các trường hợp cụ thể nhé.

Chia sẻ Javascript Class

Hãy bắt đầu bằng cách chia sẻ một Class rất đơn giản:

export function SharedClass()
{ this.attribute = "I am a shared class.";
} SharedClass.prototype.print = function()
{ console.log( this.attribute );
}

Class này trông khá giống với một Javascript Class bình thường có thể được sử dụng trong môi trường Node hoặc Browsers. Điểm quan trọng duy nhất là keyword export phía trước định nghĩa. Bạn cũng có thể sử dụng cú pháp class khi tạo Javascript Class, nhưng mình đã quen với prototype.

Sử dụng Class trong Node.js

Bây giờ hãy xem cách chúng ta có thể sử dụng Class dùng chung trong môi trường Node:

import { SharedClass } from "./SharedClass.mjs"; var obj = new SharedClass();
obj.print();

Một lần nữa, đây trông giống như code Node.js bình thường. Import Class, tạo đối tượng và gọi hàm print().

Một điều đáng chú ý ở đây là phần mở rộng .mjs của tệp SharedClass.mjsSharedClassNode.mjs. Điều này chỉ ra rằng các tệp này là các mô-đun ES6. Nếu không muốn đặt tên cho tệp .mjs, bạn cũng có thể thêm “type”: “module” vào tệp package.json của mình.

Sử dụng Class trong Browsers c

Việc sử dụng Class đã được chia sẻ của chúng ta trong Browsers JavaScript cũng khá đơn giản và chỉ có một chi tiết mà chúng ta cần phải quan tâm. Khi import file JavaScript chúng ta cần thêm type=”module” vào thẻ script để các câu lệnh import và export có sẵn trên Browsers. Tuy nhiên, điều này đi kèm với một vài lưu ý. Khi chúng ta muốn sử dụng Class dùng chung, chúng ta chỉ có thể thực hiện điều đó trong các tập lệnh type=”module” khác và chúng ta cần import nó một cách rõ ràng như chúng ta sẽ làm trong môi trường Node. Ngoài ra, code trong tập lệnh type=”module” có phạm vi riêng, nó không được thêm vào phạm vi chung.

<!DOCTYPE html>
<html> <head> <meta charset="utf-8"> <title>Shared Class Test</title> <script src="./node/SharedClass.mjs" type="module"></script> <script type="module"> import { SharedClass } from "./node/SharedClass.mjs"; var obj = new SharedClass(); obj.print(); </script> </head> <body> </body>
</html>

Với việc JavaScript ngày càng trở nên phổ biến cho cả Frontend và Backend, thật là tiện khi có thể chia sẻ code giữa các môi trường khác nhau. Chú ý: Kỹ thuật này có thể có ích trong một số trường hợp cụ thể. Cân nhắc khi sử dụng trong dự án.

Roundup

Như mọi khi, mình hy vọng bạn thích bài viết này và học thêm được điều gì đó mới.

Cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo! 😍

Nếu bạn thấy Blog này hay xin hãy cho mình một like và đăng ký để ủng hộ mình nhé. Thank you.😉 Ref

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Giới thiệu Typescript - Sự khác nhau giữa Typescript và Javascript

Typescript là gì. TypeScript là một ngôn ngữ giúp cung cấp quy mô lớn hơn so với JavaScript.

0 0 528

- vừa được xem lúc

Bạn đã biết các tips này khi làm việc với chuỗi trong JavaScript chưa ?

Hi xin chào các bạn, tiếp tục chuỗi chủ đề về cái thằng JavaScript này, hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số thủ thuật hay ho khi làm việc với chuỗi trong JavaScript có thể bạn đã hoặc chưa từng dùng. Cụ thể như nào thì hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé (go).

0 0 436

- vừa được xem lúc

Một số phương thức với object trong Javascript

Trong Javascript có hỗ trợ các loại dữ liệu cơ bản là giống với hầu hết những ngôn ngữ lập trình khác. Bài viết này mình sẽ giới thiệu về Object và một số phương thức thường dùng với nó.

0 0 158

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về thư viện axios

Giới thiệu. Axios là gì? Axios là một thư viện HTTP Client dựa trên Promise.

0 0 149

- vừa được xem lúc

Imports và Exports trong JavaScript ES6

. Giới thiệu. ES6 cung cấp cho chúng ta import (nhập), export (xuất) các functions, biến từ module này sang module khác và sử dụng nó trong các file khác.

0 0 113

- vừa được xem lúc

Bài toán đọc số thành chữ (phần 2) - Hoàn chỉnh chương trình dưới 100 dòng code

Tiếp tục bài viết còn dang dở ở phần trước Phân tích bài toán đọc số thành chữ (phần 1) - Phân tích đề và những mảnh ghép đầu tiên. Bạn nào chưa đọc thì có thể xem ở link trên trước nhé.

0 0 249