- vừa được xem lúc

Cách bắt đầu công việc BA ngay cả khi chưa có kinh nghiệm chuyên môn

0 0 12

Người đăng: BAC

Theo Viblo Asia

Bắt đầu công việc Business Analyst (BA) có thể là một thách thức lớn, đặc biệt đối với những người mới tiếp xúc với lĩnh vực này. Nếu bạn mong muốn phát triển con đường sự nghiệp theo hướng Business Analyst (BA) nhưng lại không có kinh nghiệm chuyên môn nào? Thì đừng quá lo lắng! Vì với cách tiếp cận đúng cùng tinh thần sẵn sàng học hỏi, bạn hoàn toàn có thể dấn thân vào ngành BA từ con số 0. Trong bài viết sau đây, BAC sẽ mách nhỏ đến bạn tip hay về cách bắt đầu công việc BA ngay cả khi chưa có kinh nghiệm chuyên môn. Chần chờ gì mà không khám phá ngay. image.png Nhiều bạn thắc mắc khi nhận nhiều bản mô tả công việc BA yêu cầu kinh nghiệm. Vậy điều gì cần có trước, Business Analyst hay kinh nghiệm của BA? Câu hỏi này giống như câu hỏi muôn thuở quả trứng có trước hay con gà có trước vây. Thật khó khăn khi bạn muốn bắt đầu sự nghiệp nhưng không biết cách làm sao để đáp ứng yêu cầu kinh nghiệm của nhà tuyển dụng đúng không nào?

1. Sẵn sàng cho việc chuyển đổi sang lĩnh vực Business Analysis

Đã bao giờ bạn từng hỏi những tiền bối trong nghề việc họ bắt đầu phân tích nghiệp vụ như thế nào và nhận được câu trả lời rằng họ chưa từng đến trường học về BA chưa? Một kỹ sư QA trước khi trở thành BA đã chia sẻ rằng cô ấy chỉ từng cờ tham gia một dự án và tổ chức cần một chuyên gia về chủ đề đó. Sau đó cô ấy được tiếp xúc với các yêu cầu, tổ chức các cuộc họp để phỏng vấn, giao tiếp và đề xuất giải pháp thích hợp. Qua đó, cô ấy khám phá ra bản thân phù hợp với công việc BA này.

Do đó, để bắt đầu công việc BA, bạn cần sẵn sàng chuyển đổi sang lĩnh vực này. Hãy tìm hiểu về vai trò và trách nhiệm của một BA, xác định mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng từ đó xây dựng kế hoạch để đạt được chúng thông qua việc tìm hiểu về các phương pháp phân tích nghiệp vụ, công cụ và quy trình quan trọng.

2. Bắt đầu với việc phân tích một quy trình nghiệp vụ

Hiện nay, có rất nhiều chương trình đào tạo, khóa học dành cho những người mới hiểu hơn về cách phân tích nghiệp vụ hoặc những mới đảm nhận vai trò BA bạn có thể tham khảo các khóa học chất lượng của BAC tại đây. Bên cạnh đó, BAC cũng sẽ bật mí cho bạn một số mẹo để bạn dễ dàng hơn trong việc làm quen với phân tích nghiệp vụ: Cách an toàn và hữu hiệu nhất đó chính là tìm kiếm các quy trình nghiệp vụ mà bạn có thể phân tích. Hãy chọn một quy trình trong một tổ chức hoặc dự án và tìm hiểu chi tiết về nó, về cách quy trình đó diễn ra và hoạt động trong doanh nghiệp. Thậm chí bạn có thể thu thập thông tin, điều tra và đánh giá quy trình hiện tại. Thông qua đó xác định các điểm yếu và vấn đề tiềm ẩn, sau đó đề xuất các cải tiến và giải pháp để tối ưu hóa quy trình.

3. Đánh giá các yêu cầu phần mềm

Kỹ năng đánh giá yêu cầu phần mềm là một trong những yếu tố quan trọng đối với một BA. Hãy tìm hiểu về các phương pháp và kỹ thuật để đánh giá, xác định yêu cầu phần mềm. Bạn có thể tìm câu trả lời cho các câu hỏi: “Yêu cầu của phần mềm đó là gì?”, “Làm thế nào để nó hoạt động hiệu quả nhất?”. Hãy thử sử dụng các công cụ hỗ trợ như Microsoft Excel, Visio hoặc các phần mềm phân tích yêu cầu để thực hành viết tài liệu yêu cầu như use case, user stories, wireframe,...

Phân tích dữ liệu. Dữ liệu có vẻ đậm chất technical hơn nhưng nó hoàn toàn có thể đơn giản hóa nhờ việc tạo và sử dụng một bảng glossary hoặc một mô hình cấp cao để mô tả các thuật ngữ chuyên ngành trong tổ chức của bạn. Việc này giúp team cũng như các bên liên quan có sự hiểu biết chung về các định nghĩa chuyên ngành.

4. Nâng cao kỹ năng giao tiếp

image.png Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu về quy trình nghiệp vụ, yêu cầu phần mềm cũng như các use case, wireframe và data models. Lĩnh vực quan trọng thứ ba chúng ta cần xem xét chính là kỹ năng giao tiếp. Kỹ năng giao tiếp là yếu tố nền tảng trong vai trò của một BA. Để nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình, hãy tham gia các khóa học, tìm hiểu về kỹ thuật giao tiếp hiệu quả và thực hành trong các tình huống thực tế. Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn hiểu rõ yêu cầu của khách hàng và giao tiếp hiệu quả với các bên liên quan trong dự án.

Có rất nhiều cách để bạn cải thiện kỹ năng này như thực hành trong các cuộc họp với việc chủ động đặt câu hỏi và nhận phản hồi. Hoặc thay vì dành thời gian để nghiên cứu câu trả lời, bạn có thể hỏi người khác câu trả lời. Hãy hỏi người dùng doanh nghiệp để họ cung cấp thông tin đầu vào cho bạn, đồng thời trình bày cho họ một wireframe và yêu cầu họ cung cấp thông tin cũng như phản hồi trước khi bạn thực sự tiến hành.

5. Bắt đầu chuỗi thành công với một cơ hội BA dẫn đến những cơ hội khác

Trong vài bước đầu tiên, bạn có thể cảm nhận công việc có phần quá sức với bạn nhưng đừng nản lòng, hãy cứ nỗ lực nhiều hơn trong việc kiên định tiến về phía trước. Khi đó bạn sẽ nhận thấy cơ hội đang đến với bạn.

Ví dụ thực tế như trong cuộc họp, mọi người thấy rằng bạn đang đóng góp tích cực cho cuộc họp khi đặt những câu hỏi khôn khéo hoặc bạn đang ghi chép và mọi người đều cần điều đó. Nhờ vậy, có thể bạn sẽ được mời tham gia những cuộc họp lớn và thú vị hơn để giải quyết các vấn đề lớn của doanh nghiệp. Cứ tiếp tục chuỗi cơ hội này dẫn đến cơ hội khác, bạn có thể tiến sâu và giữ vững vị trí BA của mình. Tất cả những gì bạn phải làm là kiên định thực hiện bước đầu tiên.

Một khi bạn đã có kinh nghiệm và kiến thức cơ bản về BA, hãy tìm kiếm và nắm bắt ngay các cơ hội làm việc như một BA. Có rất nhiều cách để tìm kiếm cơ hội này, bao gồm việc tham gia cộng đồng chuyên gia BA, tạo hồ sơ chuyên nghiệp trên các trang web việc làm hay thậm chí liên hệ trực tiếp với các doanh nghiệp có nhu cầu BA.

Bằng cách khởi đầu và làm việc một cách chuyên nghiệp trong vai trò BA đầu tiên của bạn, bạn sẽ xây dựng được danh sách thành tích và tạo ra một chuỗi thành công. Điều này sẽ tăng khả năng của bạn để thu hút các cơ hội BA tiếp theo và phát triển sự nghiệp của mình trong lĩnh vực này. BAC hiểu việc không có kinh nghiệm chính thức có thể khiến việc bắt đầu công việc BA trở thành một thách thức lớn. Tuy nhiên, hãy thử áp dụng cách bắt đầu công việc BA ngay cả khi chưa có kinh nghiệm chuyên môn mà BAC chia sẻ để tích lũy thêm nhiều cơ hội cho bản thân nhé. Hãy luôn giữ vững tinh thần sẵn lòng học hỏi, thực hành với các kiến thức chuyên môn được cập nhật tại BAC's Blog nhé.

Nguồn tham khảo: https://www.bridging-the-gap.com/

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Thi chứng chỉ ECBA của tổ chức IIBA như thế nào?

I. Giới thiệu về tổ chức IIBA & chứng chỉ ECBA. 1. Tổ chức IIBA.

0 0 117

- vừa được xem lúc

BA làm gì trong 1 dự án? (phần 2)

Tiếp nối phần 1 - lên kế hoạch, chúng ta cùng đến với phần 2 của loạt bài viết "BA làm gì trong 1 dự án?". Ở phần 2 này, chúng ta sẽ sử dụng "kế hoạch với stakeholder" đã có đề cập từ phần 1 để triển khai bước tiếp theo.

0 0 42

- vừa được xem lúc

Vai trò của Chuyên viên Phân tích Nghiệp vụ phần mềm trong các công ty Start-up

Phân tích nghiệp vụ theo định nghĩa của Viện Phân tích Kinh doanh quốc tế (IIBA) trong A Guide to the Business Analysis Body of Knowledge (BABOK) là: người thực hiện các nhiệm vụ về phân tích nghiệp v

1 1 69

- vừa được xem lúc

BA - CON ĐƯỜNG KHÔNG CHỈ DÀNH RIÊNG CHO CÁC IT-ERS

Có rất nhiều bạn đã đặt câu hỏi với BAC rằng: “Mình không có học về IT, mình không biết gì về kỹ thuật hết, vậy mình có làm BA được không?”. .

0 0 45

- vừa được xem lúc

CHỨNG CHỈ PMI - PBA LÀ GÌ? SO SÁNH VỚI CÁC CHỨNG CHỈ CỦA IIBA

Lĩnh vực phân tích nghiệp vụ ngày càng phát triển rộng rãi tại Việt Nam. Kéo theo đó là nhu cầu nhân lực ngành này ngày càng cao.

0 0 78

- vừa được xem lúc

Các cách để chia nhỏ 1 user story (Phần 1)

Chào các bạn, trong bài viết trước mình có đề cập đến các cách để bổ sung chi tiết cho user story, một trong số đó chính là chia nhỏ user story đó thành nhiều user story nhỏ hơn. Trong bài viết đó, do

0 0 53