- vừa được xem lúc

Cách mà onramp và offRamp hoạt động

0 0 19

Người đăng: Phạm Ngọc Thành

Theo Viblo Asia

image.png

Introduction

Dịch vụ Crypto On-Ramp và Off-Ramp là những giải pháp giúp người dùng dễ dàng chuyển đổi giữa tiền tệ truyền thống và tiền điện tử. Đây là một cầu nối quan trọng giữa thị trường tài chính truyền thống và thế giới tài sản mã hoá.

Các dịch vụ Crypto On-Ramp và Off-Ramp giúp tăng tính tiện lợi và tiếp cận đối với tài sản mã hoá, đồng thời giảm thiểu rào cản cho những người mới tham gia thị trường tài sản mã hoá. Các dịch vụ này đóng vai trò quan trọng trong việc đưa tài sản mã hoá trở thành một phần của hệ thống tài chính toàn cầu và đa dạng hóa danh mục đầu tư của người dùng.

Challenge from web2 to web3

Do hệ mạng lưới blockchain là độc lập với các mạng lưới công nghệ khác như ngân hàng, tài chính truyền thống nên để tài sản mã hoá có thể tiếp cận được với những người dùng phổ thông thì cần nhiều cổng kết nối tương tự như các văn phòng tiếp khách hàng của ngân hàng. Tuy nhiên với sự phát triển của ngân hàng số, chúng ta có được cơ hội tiếp cận với tài sản mã hoá thông qua tiền gửi trong ngân hàng. Để tiếp cận tài sản kỹ thuật số hiện nay chúng ta có một số cách đơn giản như sử dụng in-app-purchase của Apple hay Google Play, sử dụng Thẻ Visa, Trao đổi với những người dùng có crypto khác. Tuy nhiên để thực hiện điều đó người dùng sẽ gặp phải một số khó khăn sau:

  • Hiểu biết kỹ thuật: Người dùng cần hiểu về các khái niệm cơ bản của Web 3.0, bao gồm các công nghệ như blockchain, tiền điện tử, ví điện tử và hợp đồng thông minh
  • An ninh và bảo mật: Người dùng phải đảm bảo an toàn cho chính họ khi chuyển tiền từ Web 2.0 sang Web 3.0. Điều này bao gồm việc lưu trữ và bảo vệ khóa riêng tư, đảm bảo rằng không ai có quyền truy cập vào tài sản số của họ.
  • Phí giao dịch và thời gian xử lý: Khi chuyển tiền từ Web 2.0 sang Web 3.0, người dùng có thể phải đối mặt với các phí giao dịch và thời gian xử lý giao dịch chậm hơn so với các dịch vụ truyền thống
  • Pháp lý và quy định: Các quy định liên quan đến tiền điện tử và Web 3.0 vẫn đang phát triển và có thể thay đổi tùy theo từng quốc gia.

On-Ramp & Off-Ramp

On-Ramp là hình thức chuyển đổi từ tiền fiat sang tài sản kỹ thuật số được một số bên có tài sản kỹ thuật số cung cấp. Việc trao đổi tài sản phụ thuộc vào tỉ giá thị trường hoặc do thoả thuận giữa các bên với nhau. Đơn giản nhất là hình thức trao đổi ngang hàng giữa những người có tài sản

Technical challenges

  • Xác minh giao dịch off-chain: Đó là xác minh giao dịch tại ngân hàng của người dùng.
  • Bảo mật hệ thống: Do hệ thống lưu trữ tài sản của người dùng nên cần đảm bảo yêu cầu về bảo mật và các tiêu chuẩn ngành trong việc lưu trữ tài sản số

Legal challenges

  • Hiện nay việc mua bán tài sản mã hoá với các loại hàng hoá khác là bị cấm tại nhiều quốc gia, nếu sử dụng tài sản mã hoá như một đơn vị tiền tệ là vi phạm pháp luật. Trong khi đó nhiều quốc gia chưa có những quy định rõ ràng về tài sản mã hoá dẫn đến rủi ro về pháp lý khi xảy ra tranh chấp.
  • Rủi ro về tội phạm: Sử dụng tiền điện tử có thể tạo ra một môi trường thuận lợi cho các hoạt động tội phạm như rửa tiền và tài trợ khủng bố.
  • Rủi ro về bảo mật: Do tính chất kỹ thuật số của nó, tiền điện tử dễ bị tấn công bởi các hacker và tin tặc. Việc mất tiền điện tử do các cuộc tấn công và thất thoát khoá bí mật cũng là một thách thức lớn.
  • Tài khoản bị khóa hoặc bị hạn chế: Do tính pháp lý không rõ ràng của tiền điện tử, các sàn giao dịch tiền điện tử và các dịch vụ ví điện tử có thể khóa hoạt động của người dùng.

Build a On-Ramp & Off-Ramp platform

Trước hết chúng ta xác định hướng phát triển là xây dựng 1 nền tảng cho phép người dùng trao đổi trực tiếp tài sản với nhau trên không gian số, nó tương tự như việc bạn trao đổi hai vật phẩm trong game. Tuy nhiên đối với việc này có một hệ thống cần tương tác nữa là kết nối đến các ngân hàng hay các tổ chức tài chính nơi mà người dùng lưu trữ tiền của họ.

Chúng ta chia hệ thống thành 2 phần, 1 sẽ hỗ trợ trực tiếp cho các người dùng ở các nước cho phép giao dịch tiền điện tử, 2 sẽ sử dụng các api của các công ty đã được cấp phép giao dịch tại những nước yêu cầu giấy phép. Việc xác định sẽ dựa trên thông tin đăng ký tài khoản của người dùng và xác minh danh tính (KYC).

Tích hợp hệ thống KYC

Để tích hợp hệ thống KYC vào hệ thống của mình, một số bước cần được thực hiện như sau:

  • Thu thập thông tin: Bắt đầu bằng việc thu thập thông tin từ khách hàng, bao gồm thông tin cơ bản như tên, địa chỉ, ngày sinh, quốc gia, số điện thoại và địa chỉ email.
  • Xác thực thông tin: Xác thực thông tin của khách hàng bằng cách yêu cầu họ cung cấp bằng chứng hình ảnh hoặc văn bản của giấy tờ tùy thân, chẳng hạn như giấy phép lái xe hoặc chứng minh nhân dân. Hệ thống KYC sẽ sử dụng các công nghệ xác thực để đảm bảo tính xác thực của các giấy tờ này.
  • Kiểm tra thông tin: Hệ thống KYC sẽ kiểm tra thông tin được cung cấp bởi khách hàng với các nguồn tin khác nhau để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của thông tin.
  • Xử lý thông tin: Hệ thống KYC sẽ tự động xử lý thông tin và cung cấp kết quả đến người quản lý hệ thống hoặc quản trị viên để phê duyệt.
  • Lưu trữ thông tin: Thông tin được thu thập và xác thực bởi hệ thống KYC sẽ được lưu trữ an toàn và bảo mật để đảm bảo tính bảo mật và tuân thủ các quy định về bảo vệ thông tin cá nhân.

Xây dựng một order book p2p

Kiến trúc của order book P2P bao gồm hai thành phần chính: lệnh mua và lệnh bán. Mỗi lệnh bao gồm một mức giá và một số lượng tài sản mà người dùng muốn mua hoặc bán. Khi lệnh mua và lệnh bán khớp nhau, một giao dịch được thực hiện và các tài sản được chuyển đổi giữa các bên.

Các lệnh được đưa vào order book P2P theo thứ tự giá từ cao đến thấp hoặc ngược lại tùy thuộc vào loại sắp xếp được sử dụng. Nếu một lệnh không được khớp với bất kỳ lệnh nào khác, nó sẽ được lưu trữ trong order book và chờ đợi đến khi có lệnh phù hợp khác được đưa vào hệ thống.

Một khi hai lệnh mua và bán khớp được giá với nhau thì hệ thống sẽ tạo một lệnh xử lý giao dịch cho 2 lệnh đó, yêu cầu này sẽ được đưa vào 1 queue để xử lý giao dịch một cách bất đồng bộ, nếu trong quá trình xử lý mà một bên không thể hoàn thành giao dịch thì hệ thống sẽ huỷ bỏ và hoàn trả lại tài sản cho các bên tham gia.

Các bước xử lý có thể tóm gọn lại như sau:

  • Asset pairing
  • Liquidity and reserves management
  • Counterparty matching (when applicable)
  • Payment processing
  • Delivery of funds

Xây dựng cầu nối với các dịch vụ thứ 3

Tuỳ theo vị trí và số lượng giao dịch của người dùng, hệ thống cần tìm được hoặc sử dụng dịch vụ của nhiều bên cung cấp đồng thời, Một số dịch vụ chỉ cho phép giao dịch không quá 5.000$ một ngày hoặc 50.000$ một tháng nên sẽ phải lưu lại lịch sử giao dịch của từng người dùng để lựa chọn dịch vụ phù hợp.

Các bước xử lý sẽ tương tự như hình sau:

  • Chuyển đổi từ tài sản mã hoá thành tiền tệ

image.png

Trong luồng xử lý này cần chú ý người dùng cần chuyển token vào hệ thống trước khi thực hiện yêu cầu. Trong trường hợp người dùng sẽ không chuyển tài sản vào hệ thống thì sẽ cần thêm bước chuyển tài sản của người dùng vào hệ thống trước khi thực hiện giao dịch.

Vì giao dịch là bất đồng bộ và thời gian của mỗi bước sẽ mất một khoảng thời gian xử lý dẫn đến tỉ giá giao dịch không còn như khi bắt đầu yêu cầu. Do đó đối với người dùng cần hiển thị thông tin cảnh báo cũng như thời gian thực hiện có thể thay đổi. Đối với các giao dịch đã khớp có thể thực hiện việc khoá lượng tài sản tương ứng để thực hiện giao dịch.

  • Chuyển đổi tiền tệ thành tài sản mã hoá

Conclusion

Hiện nay, dịch vụ On-Ramp và Off-Ramp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng chuyển đổi giữa tiền tệ truyền thống và tiền điện tử. Với sự phát triển nhanh chóng của thị trường tiền điện tử, các dịch vụ On-Ramp và Off-Ramp ngày càng trở nên phổ biến và cạnh tranh. Điều này giúp người dùng có nhiều lựa chọn hơn với các phương thức thanh toán linh hoạt, phí giao dịch hấp dẫn và hỗ trợ nhiều loại tiền điện tử.

Tuy nhiên, người dùng cần cân nhắc cẩn thận khi lựa chọn dịch vụ On-Ramp và Off-Ramp phù hợp với nhu cầu của mình. Điều này bao gồm việc kiểm tra các yếu tố như phí giao dịch, hỗ trợ tiền điện tử, phương thức thanh toán và tính an toàn, bảo mật của dịch vụ. Ngoài ra, người dùng cũng cần nắm rõ các quy định pháp lý và tuân thủ chúng khi sử dụng các dịch vụ này.

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

[Blockchain] Road to Bitcoin

. Chắc mọi người hẳn đã không còn xa lạ gì với anh chàng tỷ phú đã ném vỡ cửa kính ô tô nhà mình cùng với siêu năng lực điều khiển vật giá chỉ bằng lời nói, người đã đẩy định giá Bitcoin trên thị trường vượt ngưỡng 50K dolar/coin với những bài twitter để đời . .

0 0 61

- vừa được xem lúc

Khi Ethereum có chi phí giao dịch quá đắt đỏ - Tương lai cho layer2 ?

Với sự phát triển như vũ bão của Blockchain, ETH dường như đang quá tải và hệ quả là chi phí Gas đã lên đến 1000Gwei, phí để tạo những transaction phức tạp đã xấp xỉ 500$ . Và một giải pháp cứu cánh cho các sản phẩm Defi trên ETH chính là Layer2, và trong nhiệm vụ lần này Matic đang thể hiện khả năn

0 0 89

- vừa được xem lúc

Blockchain với Java - Tại sao không?

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ra đời kéo theo nhiều sự thay đổi và xu hướng mới được hình thành. Riêng đối với lĩnh vực CNTT cũng không nằm ngoài vùng ảnh hưởng mạnh mẽ. Chính làn sóng 4.

0 0 92

- vừa được xem lúc

Phân loại và tầm quan trọng của các node trong mạng blockchain

Trước khi đi vào phân loại và nêu rõ được tầm quan trọng của các node trọng mạng blockchain thì mình xin được trích dẫn khái niệm về blockchain từ Wikipedia như sau:. .

0 1 65

- vừa được xem lúc

Code Smart Contract bằng Assembly ?

Introduction. Hồi còn học trong ghế nhà trường bộ môn lập trình tốn nhiều não nhất của mình là code assembly. Nôm na thì bất cứ ngôn ngữ bậc cao nào như C , Go, Java,... được sinh ra để người dễ hiểu và dễ code , tuy nhiên chúng đều sẽ được compiled down xuống assembly một ngôn ngữ bậc thấp để máy h

0 0 58

- vừa được xem lúc

Dextool - Công cụ phân tích Decentralized Exchange tuyệt vời

. Trend Defi mặc dù đã bớt nhiệt nhưng những sản phẩm nổi bật của làn sóng này mang lại thì vẫn rất được người dùng ưa chuộng. Đặc biệt là các nền tảng Decentralized Exchange, tiêu biểu là Uniswap, SushiSwap, 1inch Exchange, FalconSwap,... Nhưng khi đã sử dụng các nền tảng DEx này mà không biết đến

0 0 106