- vừa được xem lúc

Chiếc CV đầu tiên của một sinh viên kinh tế chuyển ngành

0 0 20

Người đăng: Minh Monmen

Theo Viblo Asia

Xuân khai bút, bút khai xuân...

Những câu chữ này năm nào mình cũng viết, vẫn những nội dung chúc ông bà cha mẹ sang năm mạnh khỏe, hạnh phúc được nắn nót viết bằng giấy mực, ấy vậy mà đây mới là lần đầu tiên mình khai xuân bằng phím nên cảm giác cũng có đôi chút hồi hộp và ngỡ ngàng. Thôi thì lời đầu tiên xin gửi tới toàn thể anh chị em thiện lành đang đọc bài viết này một mùa xuân như ý, một năm mới khởi sắc và một cái Tết thật là zui tươi.

Người ta nói: "Năm mới thì không nói chuyện năm cũ", nhưng chắc bài viết này sẽ là một ngoại lệ bởi vì mình không nói chuyện năm cũ vừa qua mà nói tới chuyện của năm siêu cũ cơ. Tuy là chuyện cũ nhưng lại là câu chuyện của một sự khởi đầu nên hy vọng rằng nó sẽ giúp ích được cho nhiều anh em (ít nhất là về mặt giải trí). Bài viết không chứa nhiều kiến thức về công nghệ, chỉ là những trải nghiệm rất đáng nhớ về con đường tiếp cận công nghệ của riêng mình mà thôi.

Hành trang "vào đời" khiêm tốn

Mình là Minh Monmen, một cựu sinh viên kinh tế, và đây là câu chuyện về chiếc CV công nghệ đầu tiên của mình. Nó đây:

Có rất nhiều bạn sinh viên hay thắc mắc: "Tại sao bọn em mới ra trường mà nhà tuyển dụng đã đòi có kinh nghiệm trong CV?". Quả thật nghe thì đúng là nghịch lý đúng không, tuyển fresher mà lại yêu cầu có kinh nghiệm. Mà đấy còn là sinh viên chính quy tốt nghiệp trường công nghệ hẳn hoi đấy. Vậy thì với một sinh viên kinh tế trái ngành chưa hề có tý kiến thức trường lớp nào như mình thì lấy cái gì để bỏ vào CV? Lấy cái gì để mà nói chuyện với nhà tuyển dụng?

Chắc chắn không phải là OOP rồi, vì mình đâu có được học. Chắc chắn không thể là thuật toán rồi, vì mình đâu có biết gì? Ngôn ngữ lập trình - tập tọe, kiến trúc máy tính hay mạng - gần như zero,...

Bỏ qua hết những thứ mà mọi người đều có, hành trang xin việc của mình là project HTML CSS mới được học ở kỳ đầu APTECH, một phần mềm hỗ trợ QLDT cho sinh viên KTQD với 10k user và một fanpage cài win dạo với 2k like.

Project trên trường có thể cùi bắp, nhưng hãy tự mình làm

Đó là tâm niệm của mình khi thực hiện project đầu tiên tại APTECH. Một project thuần về HTML CSS chứ chưa có backend. Lúc ấy nếu các bạn hỏi mình đã biết bootstrap hay angularjs (hồi 2015 chỉ có angularjs 1.x thôi) chưa thì chắc chắn là chưa. Mình đã tự design, tự code từng dòng HTML CSS bên trong project về trang tạp chí xe hơi của tụi mình mà không có sự hỗ trợ của framework CSS hay JS nào.

13 trang thiết kế từ list, detail, homepage cho tới trang mua bán, thông số, tin tức xe,... được mình hoàn thành và chau chuốt tới từng pixel, từng hiệu ứng mà không hề copy hay cóp nhặt từ nguồn nào. Tất cả đều dùng những kiến thức về CSS mà mình được học cũng như research. Đến cả ảnh dùng trên trang cũng được mình dùng photoshop để chỉnh sửa sao cho phù hợp với các vị trí các thứ cơ.

Khi mình demo project này, đến cả giáo viên và chính người tuyển dụng mình vào Appota cũng nghi ngờ việc mình có thể lấy 1 theme nào đó được bán sẵn trên mạng mang ra khoe. Nhưng tất nhiên là chỉ cần qua vài câu hỏi xem chỗ này căn css thế nào, chỗ kia làm hiệu ứng ra sao, chia bố cục thế nào là đã rõ việc sản phẩm này được tạo ra từ đâu.

Tự mình làm có thể rất mất thời gian (mình tốn hơn 1 tháng mỗi ngày 8 tiếng để hoàn thành project), cũng rất tốn công sức mà lại chẳng ra được sản phẩm hoàn hảo, thế nhưng với những sản phẩm đầu tiên mình nghĩ hãy cố gắng tự làm mọi thứ, tự làm nhiều nhất có thể bởi những kiến thức và kinh nghiệm thu được từ việc tự làm là vô giá. Tuy chỉ là một project html css không chứa logic tuy nhiên những kiến thức về web browser, về cách render trang web, về những hiệu ứng scrolling, responsive,... đã giúp mình siêu nhiều trong công việc sau này.

P/s: Thật ra đó cũng là 1 trong những lần cuối mình tự chỉnh sửa CSS =))) Sau này mình chuyển sang làm backend chứ không làm frontend nữa nên rất ít động vô giao diện. Tuy nhiên việc đã làm được mọi thứ và sẵn sàng làm thay cho anh em frontend những việc khó cũng giúp mình bước xuống từ đỉnh vinh quang chứ không phải tay mơ trong nghề nữa.

Một sản phẩm tới tay người dùng sẽ thay đổi mọi thứ

Câu chuyện mình tạo ra phần mềm QLDT Toolkit với những bạn sinh viên kinh tế thì chỉ là chuyện tạo ra một tiện ích nhỏ. Thế nhưng dưới góc nhìn của một người làm công nghệ, một người làm sản phẩm thì nó đã thay đổi mọi thứ trong cuộc sống của mình. Từ mindset phân tích thị trường, phân tích người dùng, phân tích tính năng, sắp xếp bố cục tính năng,...

Phần mềm QLDT Toolkit là phần mềm hỗ trợ các bạn sinh viên Kinh tế quốc dân trong việc tính điểm trung bình, tạo ra mục tiêu học tập, sắp xếp lịch học tín chỉ,... mà mình xây dựng khi còn là sinh viên năm 2 NEU. Với hơn 10k người dùng thời đó (trên tổng số sinh viên NEU các khóa đang học ~20k) thì đây là sản phẩm thành công nhất của mình về mặt sản phẩm.

Tại sao các bạn coder thường xuyên bị than là làm ra những thứ đúng kiểu không ai biết dùng và cũng không dùng để làm gì? Đó có thể là cả một sản phẩm phi thực tế, hoặc một tính năng không ai cần, hoặc có khi chỉ là một mớ những filter rối mắt. Là một người đứng ở vị trí Solution Architect, mình thường xuyên được hỏi về việc nên làm thế nào cho hợp lý. Tại sao cái hợp lý ở đây nhiều khi lại khó tới vậy?

Hãy thử nhìn 1 ví dụ:

1 bảng User có 30 field.

Các bạn coder nếu tự làm CMS CRUD thì thường xuyên tạo ra luôn 25-30 cái filter cho các field đó, vì về mặt logic thì mọi field đều có thể filter được, và ừ có vẻ như user sẽ cần filter hết những field này như query DB vậy.

Nhưng thực tế thì không phải vậy. Người dùng không có nhu cầu filter mọi field mà họ chỉ có 1 số nhu cầu cơ bản tùy vào nghiệp vụ và vị trí mà thôi. Như Sale thì muốn filter user đăng ký hôm nay, Chăm sóc khách hàng thì muốn filter theo số điện thoại gọi tới,... kiểu như vậy. Do đó thật ra chỉ cần khoảng 3-5 field có filter là đủ.

Các bạn có thể thấy sự hợp lý ở đây là đặt mình vào vị trí của người dùng để xem họ muốn gìcái gì mới giúp ích cho họ. Thay vì làm mọi thứ vì chúng ta có thể làm.

Mình thì không nghĩ trải nghiệm này có thể được học thông qua sách vở hay một bài viết vui vui khai bút đầu xuân thế này. Tất cả phải đến từ thực tế và trải nghiệm, không có đường tắt, không có lối đi riêng của người thành công.

Một sản phẩm thành công không tự nó hiện ra ngay trong đầu của các bạn mà sẽ phải được hình thành từ nhiều lần gọt dũa. Với xuất phát điểm chỉ là một file excel tính điểm trung bình như thế này, việc của người dùng là copy-paste bảng điểm từ trang QLDT của trường vào đây và những công thức có sẵn sẽ tính ra điểm trung bình cũng như số tín chỉ các thứ cho bạn.

Nhìn khá sơ khai đúng không? Thế nhưng với tụi mình hồi đó thì đây là cả một bước tiến đáng kể bởi vì phần mềm QLDT của trường không hề có những tính năng thế này, và việc chỉ cần copy-paste y nguyên cái table trên web QLDT vào file excel nó cũng đã tiết kiệm rất nhiều công sức so với việc nhập từng điểm một vào excel rồi tự tính tay rồi.

Thế rồi sau nhiều góp ý từ các bạn cùng học, cùng với ước muốn làm mọi thứ đơn giản hơn nữa cho người dùng, mình đã phát triển được phiên bản đầu tiên có chức năng tự động login và lấy điểm bằng crawler.

Phiên bản sơ khai của QLDT toolkit chỉ có tính năng đăng nhập, lấy điểm và tính trung bình. Mình tiêp tục release, tiếp tục quảng cáo phần mềm ở nhiều group của NEU. Lúc đó có nhiều bạn nghĩ mình lừa đảo chiếm tài khoản, thế là mình hoạt động cộng đồng nhiều hơn để lấy uy tín cá nhân đảm bảo cho tính bảo mật của phần mềm. Trải nghiệm cả quá trình marketing sản phẩm, cả chăm sóc khách hàng, nhận feedback của sản phẩm xem tính năng này có tiện chưa, mọi người dùng có khó không,... là những trải nghiệm rất khó quên và sung sướng. Tất nhiên mọi thứ mình làm đều phi lợi nhuận và đều free, nên sung sướng ở đây không phải là vì kiếm được tiền, mà là vì cảm giác làm được một cái gì đó có ích cho mọi người.

Phiên bản thứ 2 ra đời với những tính năng mà chính bản thân mình là người dùng thấy cần thiết là tra cứu lịch thi. Khi mà lịch thi cá nhân là điều xa xỉ và bao nhiêu người vì nhìn nhầm lớp mà xem nhầm lịch thi tổng của trường thì sự hỗ trợ của công nghệ giúp tìm lịch thi tự động dựa vào lớp học đã đăng ký đã được mong chờ rất nhiều.

Công nghệ thì vẫn thế, vẫn là web crawler và so sánh if a === b đơn giản, thế nhưng tạo ra một sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu của mọi người sẽ cho mình cảm giác thành công hơn cả master những công nghệ to lớn như AI hay blockchain.

Phiên bản 3 cũng là phiên bản đầy đủ nhất của QLDT Toolkit với những tính năng xây dựng lịch học, xuất file bảng điểm các kiểu các kiểu. Đây là phiên bản nhiều tính năng nhất, đem lại nhiều tiện ích nhất, nhưng vẫn chưa phải là phiên bản nhiều người dùng nhất của mình. Mình dần dần nhận ra việc làm sản phẩm không phải là đắp thêm rất nhiều tính năng cho nó. Có những tính năng rất hay nhưng chỉ gọi là nice to have mà thôi. Có thể 1 số ít người dùng, hoặc có thể chả ai dùng.

Bài học này cũng có thể gọi là bài học trên đỉnh vinh quang đấy các bạn. Khi mọi người có thể ngủ quên trên chiến thắng và dừng bước thì ta lại phải tiếp tục nhìn ra những bài học và tiếp tục tiến bước. Mình đã nhận ra điều này và quyết định làm phiên bản tiếp theo: Phiên bản web.

Phiên bản này mặc dù đã rút gọn toàn bộ các tính năng và chỉ tập trung vào 1 tính năng cơ bản nhất là Xem điểm, tuy nhiên đây lại là phiên bản thành công nhất của mình với hơn 10k user. Các bạn tưởng tượng mình đã phải đăng ký gần 20 cái host web, thay chục cái domain nhưng cứ public lên phát nào là các bạn sinh viên vào đông chết luôn host phát đó. Mình cũng nhận ra được bài học đầu tiên về một sản phẩm thành công tới với user:

  • Đơn giản
  • Dễ tiếp cận
  • Tập trung vào 1 tính năng và nâng cao trải nghiệm người dùng

Học cách làm người phục vụ

Đó là trải nghiệm của mình với dịch vụ Cài win tại gia. Ban đầu nick facebook của mình chỉ có khoảng 200 friend thôi và đều là bạn học. Mình rất ngại kết bạn với người lạ hoặc người không thân thiết. Thế nhưng sau 1 ngày đẹp trời có mong muốn mở dịch vụ cài win dạo thì mọi thứ lại thay đổi. Trước hết là kết bạn với nhiều người hơn, xuất hiện ở nhiều nơi công cộng (trên facebook) hơn, khéo léo lồng ghép dịch vụ của mình với các khách hàng tiềm năng hơn.

Dịch vụ của mình phát triển rất tốt với khoảng vài trăm khách hàng chỉ sau nửa năm hoạt động. Phần lớn là các bạn sinh viên tự giới thiệu nhau đến với dịch vụ của mình chứ mình cũng không quảng cáo nhiều.

Tôn chỉ hoạt động của mình rất rõ ràng: Làm mọi thứ tốt nhất cho khách hàng như cài win sạch từ đầu (không dùng ghost), cài đúng driver của máy đó, cài từng phần mềm theo đúng nhu cầu của khách, không dùng các bản win cài sẵn,... Mặc dù vậy thì cực kỳ vất vả và tốn công sức. Để cài được 1 máy mình phải tìm hiểu tên máy, model, cấu hình, chuẩn bị driver chính hãng,... có khi mất cả buổi. Tiền công thì chẳng có bao nhiêu thường thì 30-50k. Nhiều bạn xinh có khi mình giảm giá xuống có 25k =))) Đúng là phục vụ thì tận nhà mà được trả còn chẳng nổi cốc cafe.

Đôi khi thành quả tới sớm, lần cá biệt nhất là mình lặn lội 15km tới cài win cho 2 máy của 1 bạn sinh viên và bố bạn ấy cả buổi mà chỉ lấy 70k. Xong cài xong dùng mượt quá nên được bố bạn lì xì luôn cho 200k. =)))

Nhưng thường thì thành quả lại thường tới muộn và khó nhận ra hơn nhiều. Điều mình thu lại sau chuỗi ngày làm dịch vụ là quen biết rộng hơn, uy tín cá nhân tăng lên nhiều hơn. Đôi khi nó cũng dẫn tới những cơ duyên bất ngờ mà chính mình cũng không thể tưởng tượng nổi. Mình quen được 1 chị làm giám đốc của tổ chức cấp chứng chỉ ICAEW tại Việt Nam (1 chứng chỉ về kế toán - tài chính rất uy tín quốc tế) và có được 1 cơ hội vô giá khi được chị trực tiếp giới thiệu qua refer tới phòng nhân sự của BIG 4 ngành kiểm toán (Deloitte, EY, PwC, KPMG) chỉ vì 1 ngày đẹp trời mình đi ngắm laptop đã giúp chị (1 người xa lạ hoàn toàn ở cửa hàng máy tính) chọn laptop và cài win xịn xò.

Tổng kết

Qua bài viết này mình rút ra 3 điều:

  • Tự mình bước những bước chân đầu tiên, đừng sợ ngã
  • Làm sản phẩm và đưa nó tới tay người sử dụng, bạn sẽ nhận được nhiều bài học hơn cả khi đi học
  • Tập làm người phục vụ rồi mẹ của bạn sẽ cảm thấy như một bà hoàng (vì bạn sẽ được trao cơ hội để có những điều tốt đẹp hơn)

CV của mình chỉ có mấy điều như vậy thôi, mình đã chia sẻ với người tuyển dụng đầu tiên của mình như thế. Quả là một câu chuyện truyền cảm hứng đó chứ?

P/s: Bonus là mình được nhận vào làm thực tập sinh từ vị trí người quen trong công ty giới thiệu, hay còn gọi là COCC =)))

Đùa thôi, người giới thiệu là cô giáo của mình ở Aptech, và mình đã phải cố gắng rất nhiều để có vị trí đứng đầu lớp và được giới thiệu đấy. Cơ hội không chỉ cho COCC đâu mà còn cho những người thực sự cố gắng mà.

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Một số thủ thuật hay ho với Linux (1).

1. Ctrl + x + e. Giữ CTRL, nhấn phím x rồi nhấn phím e. Thao tác này sẽ mở ra editor mặc định (echo $EDITOR | $VISUAL để kiểm tra) chứa sẵn.

0 0 45

- vừa được xem lúc

How to deploy Amplication app to DigitalOcean

This article shows you the way to deploy an app generated by Amplication to DigitalOcean. Amplication provides the dockerfile to use containers for deployment, but this blog explains how to do it manu

0 0 53

- vừa được xem lúc

Có gì mới trong Laravel 9.0?

Laravel v9 là phiên bản LTS tiếp theo của Laravel và ra mắt vào tháng 2 năm 2022. Trong bài viết này, mình xin giới thiệu một vài tính năng mới trong Laravel trong Laravel 9.

0 0 78

- vừa được xem lúc

Xây dựng trang web tra cứu ảnh sử dụng phân cụm Spectral Clustering

1. Tổng quan tra cứu ảnh. 1.1.

0 0 46

- vừa được xem lúc

Scanning network 1 - quét mạng như một hacker

Chào mọi người mình là Tuntun. Một năm qua là một năm khá bận rộn nhỉ.

0 0 46

- vừa được xem lúc

Interpreter Design Pattern - Trợ thủ đắc lực của Developers

1. Giới thiệu. . Interpreter là một mẫu thiết kế thuộc nhóm hành vi (Behavioral Pattern).

0 0 43