- vừa được xem lúc

Clean Swift Architecture (VIP) trong iOS

0 0 30

Người đăng: Kiên HT

Theo Viblo Asia

1. Giới thiệu

Hôm nay mình sẽ giới thiệu một architecture trong iOS, đó là Clean Swift Architecture (hay còn gọi là VIP). VIP được Raymond Law giới thiệu tại https://clean-swift.com/ dựa trên Clean Architecture của Uncle Bob. Vậy nó khác gì so với architecture khác như MVC, MVVM, MVP, VIPER,... và VIP được tạo ra để giải quyết vấn đề gì. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay bây giờ.

2. Đặt vấn đề

Trước khi đi vào VIP architecture. Mình có 1 bức ảnh mô tả flow của VIPER architecture (tất nhiên vì đây là bài nói về VIP, nên mình sẽ không giải thích nhiều về VIPER).

Như mọi người thấy ở ảnh trên, Presenter (trong VIPER) nhận rất nhiều trách nhiệm: giao tiếp với View, giao tiếp với Interactor, giao tiếp với Router,... Và không ít lần khi mọi người làm việc với VIPER, mọi người sẽ thấy việc truyền action / data từ View qua Interactor (hay ngược lại từ Interactor về View) đều phải thông qua Presenter rất là tốn tài nguyên.
=> Đó là lý do vì sao Raymond đã tạo ra VIP khắc phục nhược điểm trên của VIPER.

3. Cấu tạo của VIP architecture

3.1. Thành phần chính của VIP

Ở đây mình tạm thời chỉ cho mọi người tập trung 3 thành phần chính cấu tạo nên VIP: View, InteractorPresenter. Mình sẽ giới thiệu lần lượt từng thành phần

  • View: Trong VIP architecture, View của chúng ta sẽ bao gồm UIViewController và storyboard (hoặc file xibs nếu bạn không dùng storyboard). Nó nhận trách nhiệm giữ reference đến Interactor (và cả Router - sẽ tìm hiểu ngay bây giờ). View sẽ truyền action qua cho Interactor, ví dụ: interactor.viewDidLoad() hoặc khi nhấn 1 button ở View interactor.submitButtonTapped(),...
  • Interactor: Đây là nơi chúng ta sẽ chứa những business logic (ví dụ sẽ validate input của các text được nhận từ View,...), là nơi sẽ nhận data (từ server thông qua API hoặc local data thông qua Core Data). Sau khi đã nhận được data, nó sẽ truyền toàn bộ data sang cho Presenter. 1 lưu ý nhỏ là ở Interactor chúng ta không nên import UIKit nhé
  • Presenter: Đây là nơi chúng ta sẽ nhận được data từ Interactor. Nó sẽ "xào/nấu" lại data đó (ví dụ như kết hợp data từ nhiều properties,...) để tạo ra các View Model thích hợp. Sau đó Presenter sẽ gửi View Model đó sang cho View để hiển thị. 1 lưu ý nhỏ là ở Presenter phải giữ 1 liên kết yếu (weak reference) với View nhé , nếu không có thể gây ra leak memory

=> Vậy là chúng ta đã hiểu được lifecycle chính của VIP rồi. Tiếp theo mình sẽ giới thiệu chi tiết hơn những thành phần khác (có thể có hoặc không - optional) trong VIP architecture nhé.

3.2. Các thành phần khác (optional) của VIP architecture

  • Worker:
    • Như lúc nảy mình đã giới thiệu ở Interactor, nó sẽ gửi yêu cầu lấy data (từ Network hoặc Local) sang 1 thành phần khác là Worker. Ở Worker, đây là nơi xảy ra việc restful APIs (nếu cần data từ Network), sau khi có được data, Worker sẽ truyền data đó về lại cho Interactor. Thường ở những mô hình khác như MVC, MVP, VIPER,... chúng ta sẽ có 1 class khác tương tự với Worker nhưng nằm ngoài mô hình của nó. Ví dụ: UserAPI.shared.getInformation(), ...
    • Có thể có nhiều Worker phục vụ cho Interactor. Như ảnh mọi người có thể thấy, mình có 2 Workers: Networking Worker và Core Data Worker,... Nếu chúng ta cần lấy thêm data ở 1 nơi khác, chúng ta có thể tạo thêm một hoặc nhiều Worker khác tuỳ vào nhu cầu của chúng ta. Ví dụ mình có thể tạo thêm Realm Worker, Cloud Firestore Worker, ...
  • Router:
    • Dĩ nhiên nghe tên chúng ta cũng hình dung được nó có trách nhiệm gì rồi nhỉ. Nó sẽ nhận trách nhiệm di chuyển giữa các màn hình trong ứng dụng iOS của chúng ta (push, pop, presenter, dismiss,...).
    • Trong VIP architecture, Router được liên kết với View nên chúng ta có thể sử dụng segue (là 1 đặc trưng cũng là lý do mà Raymond tạo ra VIP). Tuy nhiên mình không đánh giá cao ưu điểm này của VIP, vì trong project thực tế, mình thích tách rời từng Scene ra từng Storyboard hơn là việc 1 Storyboard chứa nhiều Scenes
    • 1 lưu ý là nó phải giữ 1 liên kết yếu với View nhé

=> Vậy là chúng ta đã nắm rõ các thành phần chính và phụ của VIP architecture rồi

4. Cài đặt (Implementing) VIP Architecture

Mình có 1 example code nho nhỏ về VIP architecture trong iOS bằng Swift. Mọi người có thể tham khảo ở link. Nếu thấy hay mọi người hay thả sao (Star) cho mình nhé.
Note: Mình có kèm template để tạo nhánh VIP architecture ở link trên. Mọi người có thể tải về và import vào Templates Xcode để sử dụng nhanh nhé.

5. Ưu và nhược điểm của VIP Architecture

5.1. Ưu điểm

  • Như ảnh sơ đồ VIP ở mục 3.1, chúng ta thấy rằng flow của VIP chỉ đi theo 1 chiều (Unidirectional flow). Dẫn đến code của chúng ta sẽ rõ ràng hơn, dễ debug và maintain hơn.
  • Dễ kiểm thử vì có sự phân chia rõ ràng giữa các thành phần trong VIP (và những thành phần này giao tiếp với nhau thông qua protocols)
  • Có cấu trúc module tốt
  • Việc thêm tính năng (scaleable) cho dự án VIP sẽ dễ dàng hơn nhiều
  • Có sẵn template VIP (mình có đính kèm ở link github ở mục 4 nhé)

5.2. Nhược điểm

  • Sẽ có sự khó khăn cho người mới vì VIP architecture có khá nhiều file cần phải tạo khi thêm 1 module (tuy nhiên có thể khắc phục bằng cách sử dụng template VIP để tạo)
  • Vì những thành phần trong VIP giao tiếp với nhau thông qua protocols => Nên việc đặt tên protocol sẽ trở nên khó khăn hơn. Nếu chúng ta không cẩn thận có thể gây ra hiểu lầm (confuse) cho những developer khác
  • Size app sẽ tăng nhiều vì nhiều protocol (là hệ quả cứ nhược điểm trên)
  • Khá ít tài liệu. Trong quá trình tìm hiểu VIP, mình thấy khá ít tài liệu và example code có thể tham khảo, 1 số tài liệu đã lỗi thời. Cũng gây khó khăn cho mình trong lúc tìm hiểu VIP
  • Vấn đề với việc truyền dữ liệu (passing data) giữa các màn hình với nhau. Trong lúc làm example code cho blog này, mình gặp vấn đề trong việc truyền dữ liệu. Mình thấy không hài lòng với cách truyền dữ liệu hiện tại của example code (từ trang chính chủ https://clean-swift.com/ ). Nếu bạn đọc có giải pháp nào tối ưu hơn hãy nói cho mình và mọi người khác biết nhé
  • Ưu điểm segue là 1 điểm mạnh của VIP, tuy nhiên nó không thực sự hữu dụng với mình để áp dụng vào project thực tế

6. Kết luận

  • Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong VIP architecture là gì và cách cài đặt nó như thế nào thông qua blog này.
  • Nếu các bạn có thắc mắc hay có cách nào tối ưu được example code của mình thì đừng ngần ngại hãy comment nhé. Mình cảm ơn các bạn rất nhiều.

Reference

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Học Flutter từ cơ bản đến nâng cao. Phần 1: Làm quen cô nàng Flutter

Lời mở đầu. Gần đây, Flutter nổi lên và được Google PR như một xu thế của lập trình di động vậy.

0 0 281

- vừa được xem lúc

Học Flutter từ cơ bản đến nâng cao. Phần 3: Lột trần cô nàng Flutter, BuildContext là gì?

Lời mở đầu. Màn làm quen cô nàng FLutter ở Phần 1 đã gieo rắc vào đầu chúng ta quá nhiều điều bí ẩn về nàng Flutter.

0 0 214

- vừa được xem lúc

Swift: Tạo custom phép toán tử (Operator) của riêng bạn!

Swift cho phép bạn tạo các toán tử có thể tùy chỉnh của riêng bạn. Điều này đặc biệt hữu ích khi bạn xử lý các loại dữ liệu của riêng mình. Operator Types in Swift. Có năm loại toán tử chính trong Swift.

0 0 56

- vừa được xem lúc

Chương 6 Protocol oriented programming.

Cuốn sách này là về lập trình hướng protocol. Khi Apple thông báo swift 2 ở WWDC 2015.

0 0 48

- vừa được xem lúc

Ví dụ về UIActivityViewController

Trên iOS, UIActivityViewController cung cấp giao diện thống nhất để người dùng chia sẻ và thực hiện các hành động trên văn bản, hình ảnh, URL và các mục khác trong ứng dụng. let string = "Hello, world!". let url = URL(string: "https://nshipster.com").

0 0 58

- vừa được xem lúc

Quản lý self và cancellable trong Combine.

. . Công việc quản lý bộ nhớ memory management thường trở nên phức tạp khi chúng ta thực hiện các tác vụ bất đồng bộ asynchronous vì chúng ta thường phải lưu giữ một số object nằm ngoài scope mà object được define trong khi vẫn phải đảm bảo được việc giải phóng object đó được thực hiện đúng quy trìn

0 0 41