- vừa được xem lúc

Command pattern qua ví dụ !

0 0 192

Người đăng: Henryk Sienkiewicz

Theo Viblo Asia

Command pattern là gì ?

  • Command pattern là một mẫu thiết kế mà chúng ta có thể sử dụng để biến một yêu cầu thành một đối tượng chứa tất cả thông tin về yêu cầu.
  • Command pattern khá phổ biến trong C #, đặc biệt khi chúng ta muốn trì hoãn hoặc xếp hàng đợi việc thực hiện một yêu cầu hoặc khi chúng ta muốn theo dõi các hoạt động. Hơn nữa, chúng ta có thể hoàn tác tác chúng.

Lấy ví dụ thực tế ?

  • Command pattern bao gồm lớp Invoker, lớp Command / giao diện, các lớp lệnh Concrete và lớp Receiver. Trong ví dụ này chúng ta sẽ áp dụng Command pattern nhé.

  • Chúng ta sẽ viết một ứng dụng đơn giản, trong đó chúng ta sẽ sửa đổi giá của sản phẩm sẽ triển Command pattern.

  • Trước hết là khởi tạo class Product có 2 thuộc tính Name, Price. 2 method tăng IncreasePrice, giảm DecreasePrice giá sản phẩm và một method ToString để in ra giá sản phẩm hiện tại.

public class Product
{ public string Name { get; set; } public int Price { get; set; } public Product(string name, int price) { Name = name; Price = price; } public void IncreasePrice(int amount) { Price += amount; Console.WriteLine($"The price for the {Name} has been increased by {amount}$."); } public void DecreasePrice(int amount) { if(amount < Price) { Price -= amount; Console.WriteLine($"The price for the {Name} has been decreased by {amount}$."); } } public override string ToString() => $"Current price for the {Name} product is {Price}$.";
}
  • Bây giờ, chúng ta tạo ra các thao tác yêu cầu vào một class đặc biệt gọi là class Command.
  • Khởi tạo interface ICommand
public interface ICommand
{ void ExecuteAction();
}
  • Tạo ra một enum đơn giản PriceAction chứa hai hành động tăng giảm giá sản phẩm
public enum PriceAction
{ Increase, Decrease
}
  • Cuối cùng là class ProductCommand
public class ProductCommand : ICommand
{ private readonly Product _product; private readonly PriceAction _priceAction; private readonly int _amount; public ProductCommand(Product product, PriceAction priceAction, int amount) { _product = product; _priceAction = priceAction; _amount = amount; } public void ExecuteAction() { if(_priceAction == PriceAction.Increase) { _product.IncreasePrice(_amount); } else { _product.DecreasePrice(_amount); } }
}
  • Như chúng ta thấy, lớp ProductCommand có tất cả thông tin về yêu cầu và dựa trên đó chúng ta thực thi hành động được yêu cầu.

  • Tiếp tục, chúng ta thêm class ModifyPrice, class này sẽ đóng vai trò là Invoker

public class ModifyPrice
{ private readonly List<ICommand> _commands; private ICommand _command; public ModifyPrice() { _commands = new List<ICommand>(); } public void SetCommand(ICommand command) => _command = command; public void Invoke() { _commands.Add(_command); _command.ExecuteAction(); }
}
  • Class ModifyPrice có thể hoạt động với bất kỳ lệnh nào triển khai giao diện ICommand và lưu trữ tất cả các hoạt động

  • Bây giờ thử chạy chương trình xem sao

class Program
{ static void Main(string[] args) { var modifyPrice = new ModifyPrice(); var product = new Product("Phone", 500); Execute(product, modifyPrice, new ProductCommand(product, PriceAction.Increase, 100)); Execute(product, modifyPrice, new ProductCommand(product, PriceAction.Increase, 50)); Execute(product, modifyPrice, new ProductCommand(product, PriceAction.Decrease, 25)); Console.WriteLine(product); } private static void Execute(Product product, ModifyPrice modifyPrice, ICommand productCommand) { modifyPrice.SetCommand(productCommand); modifyPrice.Invoke(); }
}
  • Kết quả chương trình
The price for the Phone has been increased by 100$.
The price for the Phone has been increased by 50$.
The price for the Phone has been decreased by 25$.
Current price for the Phone product is 625$.
  • Mọi thứ hoạt động tốt, chúng ta theo dõi được sự biến động giá của sản phẩm.

  • Bây giờ chúng ta muốn Undo hành động này lại thí sẽ ntn ?

  • Chỉnh sửa interface ICommand

public interface ICommand
{ void ExecuteAction(); void UndoAction();
}
  • Thêm method UndoAction trong class ProductCommand
public void UndoAction()
{ if (_priceAction == PriceAction.Increase) { _product.DecreasePrice(_amount); } else { _product.IncreasePrice(_amount); }
}
  • Thêm method UndoActions trong class Invoker ModifyPrice
public void UndoActions()
{ foreach (var command in Enumerable.Reverse(_commands)) { command.UndoAction(); }
}
  • Bây giờ thử lại xem nào. Chúng ta sẽ quan sát thấy nó sẽ lặp lại tất cả các thao tác từ danh sách và thực hiện thao tác ngược lại với thao tác được yêu cầu trước đó.
class Program
{ static void Main(string[] args) { var modifyPrice = new ModifyPrice(); var product = new Product("Phone", 500); Execute(product, modifyPrice, new ProductCommand(product, PriceAction.Increase, 100)); Execute(product, modifyPrice, new ProductCommand(product, PriceAction.Increase, 50)); Execute(product, modifyPrice, new ProductCommand(product, PriceAction.Decrease, 25)); Console.WriteLine(product); Console.WriteLine(); modifyPrice.UndoActions(); Console.WriteLine(product); } private static void Execute(Product product, ModifyPrice modifyPrice, ICommand productCommand) { modifyPrice.SetCommand(productCommand); modifyPrice.Invoke(); }
}
  • Kết quả chương trình
The price for the Phone has been increased by 100$.
The price for the Phone has been increased by 50$.
The price for the Phone has been decreased by 25$.
Current price for the Phone product is 625$. The price for the Phone has been increased by 25$.
The price for the Phone has been decreased by 50$.
The price for the Phone has been decreased by 100$.
Current price for the Phone product is 500$.

Cuối cùng thì nãy giờ chúng ta đã làm những gì ?

  • Với Command Design Pattern, chúng ta tách các lớp gọi các phép toán từ các lớp thực hiện các phép toán này
  • Ngoài ra, nếu chúng ta muốn thêm các thao tác mới, chúng ta không phải sửa đổi các lớp hiện có. Thay vào đó, chúng ta chỉ có thể thêm các lớp lệnh mới đó vào dự án của mình

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Các loại tham chiếu Nullable trong C# (Phần 1)

1. Giới thiệu. C# 8.0 giới thiệu kiểu tham chiếu nullable và kiểu tham chiếu non-nullable cho phép bạn đưa ra các lựa chọn quan trọng về thuộc tính cho các biến kiểu tham chiếu:.

0 0 52

- vừa được xem lúc

Hiểu Liskov Substitution Principle qua ví dụ !

Liskov Substitution Principle là gì . Nguyên tắc đóng mở xác đinh rằng các instance của lớp con có thể thay thế được instance lớp cha mà vẫn đảm bảo tính đúng đắn của chương trình.

0 0 36

- vừa được xem lúc

Creating custom Controls Wpf

Introduction. Wpf/winforms provides various controls like Buttons, Textbox, TextBlock, Labels etc.

0 0 55

- vừa được xem lúc

[P1] Chọn công nghệ nào để xây dựng website?

Hiện nay nhu cầu phát triển website, app tăng rất cao do xu hướng "số hóa 4.0" trong và ngoài nước.

0 0 85

- vừa được xem lúc

Kiểu dữ liệu trong C#

Dẫn nhập. Ở bài BIẾN TRONG C# chúng ta đã tìm hiểu về biến và có một thành phần không thể thiếu khi khai báo biến – Đó là kiểu dữ liệu.

0 0 36

- vừa được xem lúc

So sánh từ khóa Var và Dynamic trong C#

1. Giới thiệu về Static typing và Dynamic typing.

0 0 40