- vừa được xem lúc

[Cryptography p4] Những kiến thức toán học cần thiết trong RSA và Elliptic curve cryptography

0 0 8

Người đăng: Hoàng Trường Phước

Theo Viblo Asia

Bài viết được lấy từ https://truongphuoc.wordpress.com/2023/03/07/blockchain-17-nhung-kien-thuc-toan-hoc-can-thiet-trong-rsa-va-elliptic-curve-cryptography/

Hi, xin chào các bạn. Trong bài viết trước mình đã giới thiệu về hệ mật bất đối xứng. Trong bài viết này đáng lẽ mình sẽ viết về thuật toán mã hóa RSA, một thuật toán thuộc hệ bất đối xứng, bài viết sau là về Elliptic curve cryptography. Nhưng thấy rằng để hiểu rõ hai thuật toán bất đối xứng phổ biến này, chúng ta phải biết một chút về các kiến thức toán học liên quan đến nó.

Những kiến thức toán học liên quan tới RSA và Elliptic curve cryptography cũng không khó lắm, các bạn đã được học ở cấp 2 và cấp 3 rồi, mình chỉ ôn lại một chút cho các bạn nhớ lại thôi.

Note: những kiến thức toán học này không quá khó, các bạn đừng bỏ qua bài này mà sang luôn bài RSA và Elliptic curve nha.

Số nguyên tố

Nhắc đến số nguyên tố thì chắc hẳn ai cũng biết rồi. Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, có tính chất là chỉ chia hết cho 1 và chính nó. Ví dụ số 5 là số nguyên tố vì 5 chỉ chia hết cho 1 và 5. Số 6 không phải là số nguyên tố và ngoài chia hết cho 1 và 6 ra, 6 còn chia hết cho 2 và 3.

Ví dụ dãy các số nguyên tố: 3, 5, 7, 11, 13, ...

Ước chung lớn nhất

Ước chung lớn nhất của hai hay nhiều số nguyên là số lớn nhất trong các ước số chung của các số đó. Ví dụ ước chung lớn nhất của 6 và 15 là 3 vì 63=2\frac{6}{3} = 2153=5\frac{15}{3}=5. Ta ký hiệu gcd(6,15)=3gcd(6, 15) = 3. Để tìm ước chung lớn nhất của hai số ta có thể sử dụng thuật toán Euclide.

Thuật toán Euclide

Thuật toán Euclide dựa trên định lý sau: Cho hai số nguyên a>=0a >= 0b>0b > 0, ta có:

gcd(a,b)=gcd(a,ba)gcd(a, b) = gcd(a, b - a). Ví dụ muốn tìm ước chúng lớn nhất của 45 và 110

 gcd(45, 110) = gcd(45, 110 - 45) // trừ 45 lần 1
= gcd(45, 65) = gcd(45, 65 - 45) // trừ 45 lần 2
= gcd(45, 20) = gcd(45 - 20, 20) // trừ 20 lần 1
= gcd(25, 20) = gcd(25 - 20, 20) // trừ 20 lần 2
= gcd(5, 20) = gcd(5, 20 - 5) // trừ 5 lần 1
= gcd(5, 15) = gcd(5, 15 - 5) // trừ 5 lần 2
= gcd(5, 10) = gcd(5, 10 - 5) // trừ 5 lần 3
= gcd(5, 5) = gcd(5, 5 - 5) // trừ 5 lần 4
= 5

Vậy gcd(45,110)=5gcd(45, 110) = 5. Làm như trên có vẻ hơi dài đúng không, ta trừ 45 là 2 lần, trừ 20 là 2 lần và trừ 5 là 4 lần. Thay vì trừ từng phép toán nhứ thế ta có thể trừ một lúc luôn (trừ 245, 220 và 4*5). Ta có thể viết ngắn gọn như sau

 gcd(45, 110) = gcd(45, 110 - 45*2) // 45 * 2 = 90 < 110, 45 * 3 = 135 > 110 nên không thể chọn 3
= gcd(45, 20) = gcd(45 - 20*2, 20) // 20*2 = 40
= gcd(5, 20) = gcd(5, 20 - 5*4) // 5*4 = 20
= gcd(5,0)
= 5 Hay có thể làm nhanh hơn (Không cần quan tâm đến các số 2, 2, 4 để nhân như trên) gcd(45, 110) = gcd(45, 110 mod 45)
= gcd(45, 20) = gcd(45 mod 20, 20)
= gcd(5, 20) = gcd(5, 20 mod 5)
= gcd(5, 0)
= 5
Phép mod chúng ta nghiên cứu bên dưới nhé.

Số nguyên tố cùng nhau

Hai số được gọi là nguyên tố cùng nhau nếu ước chung lớn nhất của chúng bằng 1. Ví dụ 5 và 7 là hai số nguyên tố cùng nhau, vì gcd(5,7)=1gcd(5, 7) = 1. 6 và 27 không phải là nguyên tố cùng nhau, vì ước chung lớn nhất của 6 và 27 là 3.

Các bạn chú ý tên có vẻ gây hiểu lầm: Nguyên tố cùng nhau không nhất thiết hai số phải là số nguyên tố nhé.

Phép divdivmodmod

Cho a là số nguyên và n là số nguyên dương, khi đó tồn tại q và r duy nhất sao cho a=nq+ra = nq + r với 0<=r<n0 <= r < n.

Phép chia này thì đơn giản rồi, ví dụ a=10a = 10q=5q = 5 thì 10=25+0,a=1210 = 2*5 + 0, a = 12q=5q = 5 thì 12=25+212 = 2*5 + 2.

Trong phép chia số nguyên a=nq+ra = nq + r ở trên, divdivmodmod là các ký hiệu để biểu diễn cho qqrr.

a div n = q
a mod n = r

Ví dụ

Nhắc lại công thức: a = nq + r Tìm 11 div 3 và 11 mod 3
11 = 3*3 + 2
=> 11 div 3 = 3
=> 11 mod 3 = 2 Tìm -11 div 3 và 11 mod 3
-11 = 4*(-3) + 1
=> -11 div 3 = -3
=> -11 div 3 = 1 Tại sao không phân tích -11 = 3*(-3) + (-2)?
Tại vì nếu sử dụng cách trên thì r = -2, trong khi theo định nghĩa phép chia số nguyên 0<= r < n, nên r = -2 không đúng. Ta có thể tính -11 mod 3 nhanh như sau: -11 mod 3 = 3 - (11 mod 3) = 3 - 2 = 1

Đồng dư

Cho n là một số nguyên, n>1n > 1. Hai số aabb được gọi là đồng dư modulo nmodulo\; n nếu aabb có cùng số dư khi chia nn. Tức là a mod n=b mod na\; mod\; n = b\; mod \;n. Ta ký hiệu như sau: ab(mod n)a ≡ b (mod\; n)- Đọc là a đồng dư với b modulo n.

Ví dụ 69(mod 3)6 ≡ 9 (mod\; 3) vì 6 chia 3 dư 0, và 9 chia 3 cũng dư 0.

Phép mod với phân số

Ta đã tính được phép mod với số nguyên rồi, còn với phân số thì sao ab mod n=?\frac{a}{b}\; mod\; n = ? Ví dụ muốn tính 27 mod 19\frac{2}{7} \;mod\; 19 thì làm cách nào?

2/7 mod 19 = ?
Ta đặt 2/7 mod 19 = x
=> 7x ≡ 2(mod 19) // Nhân 2 vế với 7
Vì 2 mod 19 = 2 nên ta cần tìm x sao cho 7x mod 19 = 2 (1)
x từ 0 đến 18
Để tìm x ta thay từng phần từ vào (1):
x = 0 => 7*0 mod 19 = 0 != 2 (!= là không bằng)
x = 1 => 7*1 mod 19 = 7 != 2
x = 2 => 7*2 mod 19 = 14 != 2
x = 3 => 7*3 mod 19 = 2 = 2 => là giá trị cần tìm
Do đó 2/7 mod 19 = 3 Chú ý: a/b mod n có thể không có nghiệm nhé.

Phù thế là xong phần kiến thức cơ bản rồi, cũng không khó lắm phải không mọi người. Trong phần tiếp theo mình sẽ trình bày về một thuật toán mã hóa rất nổi tiếng: RSA.

Link bài viết gốc: https://truongphuoc.wordpress.com/2023/03/07/blockchain-17-nhung-kien-thuc-toan-hoc-can-thiet-trong-rsa-va-elliptic-curve-cryptography/

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Mật mã học: Phần 1 - Mã hóa Caesar

Khái niệm mã hóa dữ liệu và giải mã. Mã hóa dữ liệu là tiến trình che dấu dữ liệu thật (plaintext), nghĩa là chuyển dữ liệu thật thành dữ liệu không có ý nghĩa hoặc có ý nghĩa khác xa với dữ liệu thật

0 0 54

- vừa được xem lúc

Thực hành mã hóa và giải mã thuật toán Simplified AES

Tương tự bài viết trước về thuật toán Simplified DES, mình sẽ không thảo luận về lý thuyết của tiêu chuẩn mã hóa dữ liệu Advanced Encryption Standard - AES, hay cụ thể là Simplified AES. Thay vào đó,

0 0 174

- vừa được xem lúc

Hệ mã hóa RSA và chữ ký số

Bài viết gốc: https://manhhomienbienthuy.bitbucket.io/2017/Feb/20/rsa-cryptosystem-and-digital-signature.html (đã xin phép tác giả ).

0 0 66

- vừa được xem lúc

Thực hành mã hóa và giải mã thuật toán Simplified DES

Ở bài viết này, mình sẽ không thảo luận về lý thuyết của tiêu chuẩn mã hóa dữ liệu (Data Encryption Standard - DES), hay cụ thể là Simplified DES. Thay vào đó, mình sẽ thực hành mã hóa bằng tay từng b

0 0 160

- vừa được xem lúc

Thuật toán mã hoá khối và một số trường hợp tấn công trong CTF (Phần 1)

Mã hoá luôn là một trong những biện pháp hiệu quả nhất trong việc đảm bảo tính bí mật của thông tin. Các thuật toán mã hoá được ứng dụng rộng rãi, tồn tại trong nhiều sản phẩm công nghệ.

0 0 24

- vừa được xem lúc

Mã hoá thay thế liệu đã hết thời?

Từ xưa rất xưa ấy, theo sự phát triển của văn hoá và tri thức thì tư duy của con người cũng ngày càng phức tạp hơn. Nhưng trong một xã hội nơi có rất nhiều người, rất nhiều nhóm người chung sống cùng

0 0 22