- vừa được xem lúc

Đồ án tốt nghiệp như một startup

0 0 7

Người đăng: Trung Thịnh

Theo Viblo Asia

Hê lô chào mọi người, mình là Jungtin. Tại thời điểm viết bài này thì đã 4 tháng kể từ khi mình hoàn thành bảo vệ đồ án tốt nghiệp của trường đại học FPT. Bài viết này là để chia sẻ trải nghiệm đến mọi người cũng như một đoạn nhật ký cho sau này mình tự nhìn lại.

Sau khi đọc bài này, mình tin bạn sẽ có thể chuẩn bị tốt hơn cho đồ án sắp tới của bạn và có thêm nhiều góc nhìn về kinh doanh, startup, đội nhóm, v.v.

💡 Với kiến thức và trải nghiệm ở thời điểm hiện tại, góc nhìn và chia sẻ của mình có thể còn thiếu sót nên hãy cùng mình chia sẻ ở phần bình luận nhé

Bài viết này gồm 3 mục chính

  1. Tại sao đồ án lại như một startup?
  2. Điều kiện quyết định project được điểm cao
    1. Một sản phẩm như thế nào là giá trị?
    2. Hành trình đi tìm long mạch
  3. Hành trình thành công từ ý tưởng đến sản phẩm
    1. Câu chuyện buồn có thật từ các nhóm đồ án
    2. Làm sao để thiết lập đội nhóm đủ gắn kết?
    3. Là một leader, làm sao để mọi người tin tưởng mình?
    4. Làm sao để mọi người có cùng vision & goals
    5. Cách để kiểm soát rủi ro
    6. Đừng tin những gì người khác nói, hãy nhìn những gì họ làm
    7. Thái độ quan trọng hơn trình độ

Mình xin phép dùng một số thuật ngữ sau đây trong bài viết

  • Capstone project, capstone: đồ án tốt nghiệp
  • Scope: phạm vi

1. Tại sao đồ án lại như một startup?

Đại học Bách Khoa vs FPT

Đối với mỗi trường ĐH khác nhau thì cách thức, yêu cầu thực hiện đồ án sẽ khác nhau. Ví dụ capstone ở ĐH Bách Khoa sẽ thiên về nghiên cứu (*theo như bạn mình kể kaka).

Lưu ý rằng, ở đây mình chỉ nói ở phạm vi đại học FPT thôi, vì tiêu chí chấm điểm của trường sẽ bắt đầu từ business (tính thực tiễn của vấn đề) rồi mới đến implementation (cách hiện thực giải pháp). Để project được “on-stage” bảo vệ trước hội đồng thì phải trải qua 3 vòng review:

  • Review 1: Bài toán có thực tế, giải quyết được vấn đề của người dùng không ?. Đã có sản phẩm thay thế chưa? Các tính năng có hợp lý không?
  • Review 2: Architecture, Detail Design (ERD, use-cases, non-functional requirement) có phù hợp và đủ scope
  • Review 3: Sản phẩm hoàn thiện đủ để on-stage chưa (UI/UX, features, non-functional requirement v.v.)

Vậy thì tại sao đồ án có tính chất startup, kinh doanh nhờ?

  • Có phải bạn đang phát triển sản phẩm phục vụ cho người dùng không?
  • Có phải bạn sẽ làm việc cùng đội nhóm không?
  • Có phải mục tiêu cuối cùng của bạn là xây dựng thành công sản phẩm và có khách hàng từ sản phẩm đó không?

Nếu câu trả lời là có, thì capstone chính là một startup thu nhỏ rồi đấy

2. Điều kiện gì quyết định project của bạn được điểm cao aka startup thành công?

💡 Câu trả lời là một sản phẩm giá trị, chấm hết !

Đã có nhiều project bị từ chối từ vòng review đầu tiên do giảng viên không nhìn thấy được giá trị của sản phẩm

Vậy thì một sản phẩm như thế nào là giá trị?

Tất cả sản phẩm được làm ra để phục vụ nhu cầu của người dùng, nếu không thì sản phẩm đó không có giá trị

Tôi đồng ý, bạn có rất nhiều ý tưởng, tôi cũng vậy, các startup trên Shark Tank cũng thế. Nhưng nếu ý tưởng và sản phẩm đó được hiện thực và chẳng có ai sử dụng thì . . . bạn hiểu ý tôi mà.

Không phải có tiền, có nguồn lực là sản phẩm đó sẽ thành công, MXH Lotus là điển hình của câu nói này (theo Đầu tư 1.200 tỷ đồng, mạng xã hội "made in Vietnam" Lotus hiện giờ ra sao?)

Hành trình đi tìm long mạch

Ảnh từ TVHub Ảnh từ TVHub

Một sản phẩm giá trị không bắt nguồn từ một ý tưởng nghe “táo bạo” mà bắt nguồn từ nổi đau của người dùng

  • Có phải nổi đau, nhu cầu của ta là cần lưu và chia sẻ file nên dropbox, google drive mới ra đời không?
  • Có phải ta cần liên lạc với nhau nên điện thoại mới ra đời không?

Bạn để ý các ý tưởng hot trend một thời như là lẩu trà sữa, hay là tiệm làm móng có mấy anh trai cơ bắp phục vụ giờ die hết rồi vì không giải quyết được nhu cầu gì cả mà, chỉ là nó khác lạ nên mọi người share trong chốc lát thôi

Lẩu trà sữa

User pain points (nỗi đau) phải thực tế đến từ user, bằng cách phỏng vấn, hỏi thăm xem họ có thực sự gặp vấn đề đó không và vấn đề đó có đủ lớn để họ sẵn sàng trả tiền để sử dụng dịch vụ. Đồng thời bạn cũng phải cân nhắc liệu đã có sản phẩm khác trên thị trường chưa

💡 Nếu chưa có sản phẩm trên thị trường thì có thể một là bạn tìm hiểu chưa đủ kĩ, và hai là người khác đã thử và thấy không có tiềm năng gì cả đấy

Tips: Đừng tìm những gì quá cao siêu, hãy tìm những vấn đề đang có và chưa được làm tốt. Hãy làm nó tốt hơn

Gian nan nhỉ, khó nhỉ kaká, kết quả sẽ không đến trong một sáng một chiều. Đây là một quá trình liên tục thử và sai, liên tục thay đổi và quan trọng là bạn phải ra ngoài để nói chuyện với khách hàng tìm năng của mình. Bắt đầu thật là nhỏ với các prototype, sản phẩm MVP và xác nhận nhu cầu từ khách hàng

Luyên thuyên thế thôi, chứ đến mình cũng chưa làm được cơ mà kaka. Oke, đã có được ý tưởng rồi thì làm sao thực thi được ý tưởng đây?

3. Hành trình thành công từ ý tưởng đến sản phẩm

Trừ bạn định làm solo-founder kiêm CEO, CTO, “phun sờ nắc developer” thì hầu như bạn sẽ làm việc với những người khác như một team

Điểm lợi của làm việc dưới một team là “chả lợi cm gì” còn điểm hại là rất nhiều 😃). Đùa đấy, đó là khi bạn fail trong thiết lập đội nhóm thôi. Nếu như bạn tận dụng tốt thì team sẽ giúp bạn được rất nhiều như hoàn thành được nhiều công việc hơn nè, support nhau lúc khó khăn nè

💡 Nói thế chứ thiết lập được một đội nhóm xuất sắc là vấn đề mà cả những doanh nghiệp lớn còn đau đầu

Câu chuyện buồn có thật từ các nhóm đồ án

Ảnh từ VietnamNet Ảnh từ VietnamNet

Khá nhiều team bước vào kì đồ án với trạng thái vui vẻ, nhiều hi vọng cùng nhau bước đến vinh quang. Nhưng kết thúc trong sự tan rã, cải vã và hận thù

Có một người bạn của mình, lập team 4 người là các ae cùng nhau học và chơi từ kì 1 đến kì 9 (cuối). Cả 4 người đều là những người rất giỏi, lập trình giỏi, tham gia CLB lập trình, nói chung là đầy đủ yếu tố và kĩ năng để hoàn thiện một dự án. Nhưng đến đoạn làm capstone thì mâu thuẫn, chửi nhau, tách nhóm đển nỗi vừa bảo vệ xong ra khỏi hội trường là block nhau luôn, kiểu “cút khỏi cuộc đời t”

Từ lời của các capstone mentors, nhiều nhóm cũng có trường hợp tương tựa

  • “Có thằng này là không có em”
  • Ghét quá out nhóm ngang luôn
  • Cả team tan rã, đóng 16tr lập nhóm mới

Làm sao để thiết lập đội nhóm đủ gắn kết?

  1. Leader phải là người các thành viên tin tưởng
  2. Mọi người phải có cùng vision và goals
  3. Phải có hợp đồng cam kết

Một đội nhóm xuất sắc chưa chắc là đội nhóm toàn những người xuất sắc. Nhưng đội nhóm xuất sắc có thể là đội nhóm có leader xuất sắc và tất cả thành viên đủ gắn kết và kỉ năng để cùng làm việc với nhau

💡 Một vấn đề khi team có quá nhiều người giỏi là chẳng ai thèm nghe ai cả vì ai cũng nghĩ là mình đúng

Quan trọng nhất của một nhóm là cần có một đầu tàu, là một leader đủ để các thành viên khác tin tưởng.

Như vậy thì những lúc mâu thuẩn hoặc nhiều ý kiến khác nhau mới có một người chốt solution cuối cùng. Còn tất cả những thành viên còn lại phải follow, đừng làm khác sau khi đã chốt rồi

Điều kiện tiên quyết của một đội nhóm thành công là một leader giỏi, cái gì quan trọng thì nhắc lại

Là một leader, làm sao để mọi người tin tưởng mình?

Ảnh từ JobsGO Ảnh từ JobsGO

Việc thiết lập sự tin tưởng không phải đến từ danh tiếng, chức vụ mà đến từ một quá trình chứng minh sau khi đã làm việc chung một khoảng t.gian

Thế nên, để mọi người tin tưởng vào khả năng của bạn, mỗi ngày bạn đều phải sống như một leader. Như tôi, trước cả khi tôi là team leader, trong quá trình học tập tôi luôn luôn làm tốt nhất có thể, luôn là thành viên chủ chốt đóng góp nhiều giá trị cho project và kết quả nhận lại thì cũng tốt

Từ đó, khi đến capstone thì những người tôi làm việc chung đều biết khả năng của tôi, và họ đặt niềm tin vào tầm nhìn của tôi

Làm sao để mọi người có cùng vision & goals

Người khởi xướng project phải là leader, và chịu trách nhiệm chính cho project này

Đầu tiên, leader phải có một ý tưởng, mô hình về sản phẩm tương lai hoàn chỉnh. Công việc của leader chính là bán cho các thành viên ý tưởng đó, leader phải chứng minh được vì sao mọi người nên cùng ng đó hiện thực ý tưởng và cho thấy sự quyết tâm của leader. Cái mà leader bán chính là niềm tin trong tương lai

Hãy chuẩn bị thật tốt về ý tưởng, mô hình kinh doanh, đến quá trình hiện thực như kiến trúc phần mềm, công nghệ sử dụng

Cách để kiểm soát rủi ro

Có không ít lần một team đang chạy tốt, thì đột nhiên một thành viên thất tình, cái bỏ ngang không làm nữa. Hoặc có xích mích, không thích nhau nên bắt đầu không chịu làm việc làm giảm hiệu suất của dự án

Vì thế trước khi bắt đầu dự án, tất cả các thành viên cần phải ký cam kết rằng:

  • Sẽ tham gia dự án đến cuối
  • Chủ động làm việc, đảm bảo hiệu suất bla bla
  • Sẽ có hình phạt hoặc đuổi nếu không đáp ứng

Các team nên bắt đầu kì đồ án sớm vài tháng

  • Thứ nhất là để tăng t.gian làm giảm rủi ro trễ
  • Thứ hai là sau vài tháng leader sẽ dễ dàng nhận thấy trình độ cũng như thái độ của team member thì đến lúc đó thay thế member vẫn còn trong tầm kiểm soát

Đừng tin những gì người khác nói, hãy nhìn những gì họ làm

Đây là bài học sương máu của tôi, “đừng tin những gì người khác nói”.

Lúc mà chưa vào công việc, hay gặp khó khăn thì nói rất mạnh miệng, sẽ cố gắng hết sức, giao gì cũng làm được hết. Đến lúc làm rồi thì mới biết là không có đủ trình độ nhưng cái quan trọng hơn là thái độ, không có trách nhiệm, làm việc không có tâm. Gặp phải người như này thì thì thật sự là cắn răng mà chịu đựng

Thế nên là đừng có chốt hợp đồng trên bàn nhậu nhé 😃)

Thái độ quan trọng hơn trình độ

Ảnh từ Make Me Better Ảnh từ Make Me Better

Một team member của tôi, là người có năng suất cao nhất. Lại là người chưa từng có kinh nghiệm trong việc lập trình frontend, thiết kế giao diện. Nhưng anh ta lại là người làm tốt nhất, năng suất cao nhất không chỉ ở chỉ lĩnh vực đó. Mà anh ta còn có khả năng đáp ứng tất cả những gì leader cần, kể cả đó không phải chuyên môn của anh ta.

Thế nên một người làm việc có tâm, thái độ tốt vẫn ngon hơn một người có kĩ năng nhưng thái độ thì ô sịt nhé. Trình độ thì có thể đào tạo được, chứ thái độ thì không đào tạo được nhé

Kết bài

Bài này không viết về kĩ thuật vì tuỳ theo trình độ mà bạn sẽ có thể hiện thực ý tưởng theo level của bạn

Những kiến thức và trải nghiệm trên hoàn toàn là của cá nhân mình, và nói có sách mách có chứng. Dưới đây là những tài liệu mà mình là leader đã phải chuẩn bị cho team

  1. Tài liệu: https://destinee.notion.site/Destinee-f334ea459ef24472bb3eb954939f6a88
  2. Hợp đồng nhóm: <update sau>
  3. Prototype:
  4. Sản phẩm:

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Giới thiệu Typescript - Sự khác nhau giữa Typescript và Javascript

Typescript là gì. TypeScript là một ngôn ngữ giúp cung cấp quy mô lớn hơn so với JavaScript.

0 0 500

- vừa được xem lúc

Bạn đã biết các tips này khi làm việc với chuỗi trong JavaScript chưa ?

Hi xin chào các bạn, tiếp tục chuỗi chủ đề về cái thằng JavaScript này, hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số thủ thuật hay ho khi làm việc với chuỗi trong JavaScript có thể bạn đã hoặc chưa từng dùng. Cụ thể như nào thì hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé (go).

0 0 414

- vừa được xem lúc

Một số phương thức với object trong Javascript

Trong Javascript có hỗ trợ các loại dữ liệu cơ bản là giống với hầu hết những ngôn ngữ lập trình khác. Bài viết này mình sẽ giới thiệu về Object và một số phương thức thường dùng với nó.

0 0 136

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về thư viện axios

Giới thiệu. Axios là gì? Axios là một thư viện HTTP Client dựa trên Promise.

0 0 117

- vừa được xem lúc

Imports và Exports trong JavaScript ES6

. Giới thiệu. ES6 cung cấp cho chúng ta import (nhập), export (xuất) các functions, biến từ module này sang module khác và sử dụng nó trong các file khác.

0 0 93

- vừa được xem lúc

Bài toán đọc số thành chữ (phần 2) - Hoàn chỉnh chương trình dưới 100 dòng code

Tiếp tục bài viết còn dang dở ở phần trước Phân tích bài toán đọc số thành chữ (phần 1) - Phân tích đề và những mảnh ghép đầu tiên. Bạn nào chưa đọc thì có thể xem ở link trên trước nhé.

0 0 229