- vừa được xem lúc

Flutter List View và ScrollPhysics: Cách nhìn cụ thể

0 0 79

Người đăng: Nguyen Khac Binh

Theo Viblo Asia

ListView trong Flutter là một danh sách tuyến tính gồm các item có thể cuộn được (scrollable) - tương tự với ListView hoặc RecyclerView bên Android. Chúng ta có thể sử dụng nó để tạo danh sách các đối tượng có thể cuộn được hoặc danh sách các đối tượng lặp lại.

Khám phá các loại ListView

Chúng ta sẽ bắt đâu bằng việc xem xét các loại ListView, sau đó xem xét các tính năng khác và sửa đổi chúng một chút.

Ta có các loại ListView dưới đây:

  1. ListView
  2. ListView.builder
  3. ListView.separated
  4. ListView.custom

Hãy cùng đi khám phá từng loại List View nhé!

ListView

Đây là phương thức khởi tạo mặc định của class ListView. ListView chỉ đơn giản là lấy một danh sách các con (children) và làm cho nó có thể cuộn được (scrollable)

Code của chúng ta sẽ nhìn như thế này:

ListView( children: <Widget>[ ItemOne(), ItemTwo(), ItemThree(), ],
),

Cách này thường chỉ được sử dụng với một số lượng nhỏ children. Nếu ta sử dụng với 1 danh sách đủ dài, sẽ rất mất thời gian để triển khai chúng vào code.

ListView.builder()

Hàm khởi tạo builder() xây dựng 1 danh sách lặp lại các item. Constructor lúc này sẽ nhận 2 tham số chính: itemCount đại diện cho số lượng item, và itemBuilder đại diện cho từng mục hiển thị trong danh sách.

Code của chúng ta sẽ nhìn như thế này:

ListView.builder( itemCount: itemCount, itemBuilder: (context, position) { return listItem(); },
),

Danh sách các item được khởi tạo một cách lazily, nghĩa là chỉ một số item cụ thể được tạo, và khi người dùng thực hiện thao tác cuộn xuống dưới, các item trước đó sẽ bị hủy - khá tương đồng với cách hoạt động của RecyclerView trong Android.

Trick: Vì các item được load một cách lazily và chỉ có 1 số item cần thiết được load, ta sẽ không thực sự cần tới itemCountlà tham số bắt buộc và List có thể có chiều dài vô hạn.

ListView.builder( itemBuilder: (context, position) { return Card( child: Padding( padding: const EdgeInsets.all(16.0), child: Text(position.toString(), style: TextStyle(fontSize: 22.0),), ), ); },
),

ListView.separated()

Với hàm khởi tạo separated(), chúng ta tạo ra 1 list các item và có thể định nghĩa hiển thị ngăn cách giữa các item

Về bản chất, chúng ta đang xây dựng 2 list đan xen với nhau - 1 là danh sách chính bao gồm các item - 2 là danh sách các separated.

Lưu ý rằng độ dài vô hạn không thể được sử dụng trong trường hợp này - bắt buộc chúng ta phải sử dụng itemCount trong hàm khởi tạo:

ListView.separated( itemBuilder: (context, position) { return ListItem(); }, separatorBuilder: (context, position) { return SeparatorItem(); }, itemCount: itemCount,
),

Kiểu list này cho phép ta xác định các separated, có các loại item khác nhau tương ứng với các separated khác nhau, thêm hoặc xóa separated khi cần...

Việc triển khai này cũng có thể được sử dụng để chèn các loại item khác (ví dụ: quảng cáo) một cách dễ dàng.

Lưu ý: Độ dài của list separated sẽ nhỏ hơn 1 đơn vị so với độ dài của list các item chính vì separated không tồn tại sau item cuối cùng của list.

ListView.custom()

Hàm khởi tạo custom() đúng như tên gọi của nó - cho phép chúng ta tạo ListView với chức năng tùy chỉnh về cách tạo các item của list. Các tham số chính cần thiết là:

  1. SliverChildListDelegate
  2. SliverChildBuilderDelegate

SliverChildListDelegate chấp nhận trực tiếp một danh sách các item, trong khi SliverChildBuilderDelegate chấp nhận một IndexedWidgetBuilder (hàm xây dựng widget tương ứng với item thông qua index của item)

ListView.builder về cơ bản là một ListView.custom với SliverChildBuilderDelegate.

Phương thức khởi tạo mặc định của ListView hoạt động giống như ListView.custom với SliverChildListDelegate

Chúng ta đã xong với phần tìm hiểu các kiểu ListView, giờ hãy đi sâu hơn về ScrollPhysics

Khám phá ScrollPhysics

Để kiểm soát hành vi cuộn (scrolling) đang diễn ra, ta đặt tham số physics trong hàm khởi tạo của ListView. Có các kiểu physics khác nhau như sau:

NeverScrollableScrollPhysics

NeverScrollableScrollPhysics khiến cho list không thể cuộn. Ta có thể sử dụng nó để ngăn người dùng thực hiện thao tác cuộn ListView nhằm thực hiện 1 số tác vụ nào đó.

BouncingScrollPhysics

BouncingScrollPhysics làm danh sách có hoạt ảnh nẩy lên khi kéo xuống cuối cùng hoặc đầu tiên của ListView - tương tự hiệu ứng được sử dụng trên hệ điều hành iOS.

ClampingScrollPhysics

ClampingScrollPhysics là hoạt ảnh mặc định trên hệ điều hành Android. List sẽ dừng ở 2 đầu và hiển thị hiệu ứng đổ bóng

FixedExtentScrollPhysics

Điều này hơi khác so với những thứ chúng ta nêu trên ở chỗ nó chỉ hoạt động với FixedExtendScrollControllers và danh sách sử dụng chúng. FixedExtendScrollControllers chỉ cuộn đến các items thay vì bất kỳ phần bù nào ở giữa

Dưới đây là code để triển khai:

FixedExtentScrollController fixedExtentScrollController = new FixedExtentScrollController();
ListWheelScrollView( controller: fixedExtentScrollController, physics: FixedExtentScrollPhysics(), children: monthsOfTheYear.map((month) { return Card( child: Row( children: <Widget>[ Expanded( child: Padding( padding: const EdgeInsets.all(8.0), child: Text( month, style: TextStyle(fontSize: 18.0), ), )), ], )); }).toList(), itemExtent: 60.0,
),

Kết

Hi vọng với bài viết này, các bạn có thể tự tạo ListView trong ứng dụng của mình một cách hợp lý nhất. Mong mọi người sẽ tiếp tục đón đọc những bài viết về Flutter của mình trong thời gian sắp tới.

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Học Flutter từ cơ bản đến nâng cao. Phần 1: Làm quen cô nàng Flutter

Lời mở đầu. Gần đây, Flutter nổi lên và được Google PR như một xu thế của lập trình di động vậy.

0 0 254

- vừa được xem lúc

Học Flutter từ cơ bản đến nâng cao. Phần 3: Lột trần cô nàng Flutter, BuildContext là gì?

Lời mở đầu. Màn làm quen cô nàng FLutter ở Phần 1 đã gieo rắc vào đầu chúng ta quá nhiều điều bí ẩn về nàng Flutter.

0 0 189

- vừa được xem lúc

Flutter Animation: Creating medium’s clap animation in flutte Part II

Trong phần 1 mình đã giới thiệu với các bạn cơ bản về Animation trong Flutter. Score Widget Size Animation.

0 0 53

- vừa được xem lúc

Flutter - GetX - Using GetConnect to handle API request (Part 4)

Giới thiệu. Xin chào các bạn, lại là mình với series về GetX và Flutter.

0 0 322

- vừa được xem lúc

StatefulWidget và StatelessWidget trong Flutter

I. Mở đầu. Khi các bạn build một ứng dụng với Flutter thì Widgets là thứ không thể thiếu đúng không ạ. Và 2 loại Widget không thể thiếu đó là StatefullWidget và StatelessWidget.

0 0 130

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về Riverpod - Provider nhưng không hắn :v

Trong Flutter có rất nhiều các quản lý state: Provider, Bloc, GetX, Redux,... khó mà nói cái nào tốt hơn cái nào. Tuy nhiên nếu bạn đã làm quen với Provider thì không ngại để tìm hiểu thêm về Riverpod. Một bản nâng cấp của Provider. Nếu bạn để ý thì cái tên "Riverpod" là các chữ cái của "Provider" đ

0 0 50