- vừa được xem lúc

globalThis là gì? Và tại sao chúng ta nên bắt đầu sử dụng nó

0 0 43

Người đăng: NgnaoH

Theo Viblo Asia

Javascript ngày càng được ưa chuộng và sử dụng trong nhiều môi trường. Ngoài trình duyệt web - môi trường sử dụng phổ biến nhất , nó còn được sử dụng trong trong các chương trình servers, smartphones, machine learning, và thậm chí là cả phần cứng robot.

Mỗi môi trường có mô hình đối tượng đặt trưng và cung cấp các cú pháp khác nhau để truy cập đối tượng toàn cục. Trong trình duyệt web, đối tượng toàn cục có thể được truy cập thông qua window, self hoặc frames. Tuy nhiên trong Node.js, những thuộc tính này không tồn tại mà thay vào đó bạn phải sử dụng global. Đối với Web Workers, thì nó là self.

Những phương thức khác nhau của việc tham chiếu đến đối tượng toàn cục khiến chúng ta gặp khó khăn trong việc viết đoạn mã Javascript tích hợp trong nhiều môi trường khác nhau. May thay, có một kiến nghị nhằm mục địch khắc phục vấn đề này bằng cách giới thiệu một thuộc tính tiêu chuẩn được gọi là globalThis có sẵn trong mọi môi trường.

Trong bài viết này, trước tiên chúng ta sẽ xem xét các đối tượng toàn cục trong các môi trường Javascript phổ biến và xem cách mà globalThis cung cấp một cơ chế thống nhất để truy cập nó.

Window

Thuộc tính window được sử dụng để tham chiếu đến đối tượng của tại liệu hiện tại trong môi trường trình duyệt. Ở mức cao nhất của mã lệnh được khai báo bằng var trở thành thuộc tính của window và có thể được truy cập bất kỳ đâu trong mã lệnh

var a = [10, 20]; console.log(window.a); // → [10, 20]
console.log(a === window.a); // → true

Thông thường, không cần thiết phải tham chiếu trược tiếp đến window khi sử dụng các thuộc tính của nó vì tham chiếu tham chiếu đã được ngụ ý. Tuy nhiên, khi có một biến cục bộ trùng tên với biến toàn cục thì sử dụng window là cách duy nhất:

var a = 10; (function() { var a = 20; console.log(a); // → 20 console.log(window.a); // → 10
})();

Như bạn có thể thấy, window rất hữu ích để tham chiếu đến đối tượng toàn cục, bất kể phạm vi nào mà mã lệnh đang chạy.

Lưu ý: window thực sự tham chiếu đến window.window, vì thế window.window === window.

Bênh cạnh các thuộc tính và phương thức Javascript tiêu chuẩn, đối tượng window còn chứa một số thuộc tính và phương thức bổ sung cho phép chúng ta kiểm soát cửa sổ trình duyệt web cũng như chính bản thân tài liệu.

Self

Web Workers API không có đối tượng window vì nó không có bối cảnh duyệt web. Thay vào đó nó cung cấp giao diện WorkerGlobalScope chứa dữ liệu thường được truyền qua qua window.

Để truy cập đối tượng toàn cục trong Web Workers, chúng ta thường sử dụng self, tương tự như thuộc tính window của đối tượng window. self là một tham chiếu đến đối tượng toàn cục và có thể được sử dụng để tạo tham chiếu rõ ràng thay vì ngầm định:

// a web worker
console.log(self); // => DedicatedWorkerGlobalScope {...} var a = 10; console.log(self.a); // → 10
console.log(a === self.a); // → true

Trong môi trường trình duyệt, mã lệnh này sẽ ghi lại window thay vì DedicatedWorkerGlobalScope . Bởi vì giá trị của self thay đổi phụ thuộc vào môi trường mà nó sử dụng, đôi khi nó được ưu tiên hơn so với window. Trong khi self tham chiếu đến WorkerGlobalScope.self trong bối cảnh Web Workers, thì nó tham chiếu đến window.self trong bối cảnh trình duyệt.

Điều quan trọng là không được nhầm lẫn thuộc tính self với các thuộc tính Javascript phổ biến để khai bao một biến cục bộ, được sử dụng để duy trì một tham chiếu đến một bối cảnh. Ví dụ:

const obj = { myProperty: 10, myMethod: function(){ console.log(this === obj); // => true // store the value of this in a variable for use in nested functions const self = this; const helperFunction = (function() { console.log(self === obj); // => true (self refers to the outer this value) console.log(this === obj); // => false (this refers to the global object. In strict mode, it has a value of undefined) })(); }
}; // invoke myMethod on the object obj.
obj.myMethod();

Frames

Một cách khác để truy cập đến đối tượng toàn cục trong môi trường trình duyệt là sử dụng thuộc tính frames, nó hoạt động tương tự selfwindow:

// browser environment
console.log(frames); // => Window {...}

Thuộc tính chỉ đọc này thường được dùng để lấy danh sách các khung con của cửa sổ hiện tại. Ví dụ, bạn có thể sử dụng window.frames[0] hoặc frames[0] để truy cập frames đầu tiên.

Global

Trong Node.js, bạn có thể truy cập đối tượng toàn cục bằng cách sử dụng từ khóa global:

// node environment
console.log(global); // => Object [global] {...}

window, self hay frames không hoạt động trong môi trường Node.js. Hãy nhớ rằng phạm vi ở mức cao nhất trong Node.js không phải là phạm vi toàn cục (global). Trong trình duyệt, var abc = 123 sẽ tạo một biến toàn cục. Tuy nhiên, trong Node.js biến sẽ là cục bộ của chính mô-đun.

This

Trong trình duyệt, bạn có thể sử dụng từ khóa this ở mức cao nhất của chương trình để tham chiếu đến đối tượng toàn cục:

this.foo = 123;
console.log(this.foo === window.foo); // => true

Các hàm bên trong this hoạt động không nghiêm ngặt hoặc các hàm mũi tên cũng có thể tham chiếu đến đối tượng toàn cục. Nhưng đó không phải là trường hợp với các chức năng chạy ở chế độ nghiêm ngặt, trong đó this có giá trị undefined :

(function() { console.log(this); // => Window {...}
})(); (() => { console.log(this); // => Window {...}
})(); (function() { "use strict"; console.log(this); // => undefined
})();

Trong mô-đun Node. this ở mức cao nhất không tham chiếu đến đối tượng toàn cục. Thay vào đó, this có cung giá trị với module.exports. Ở trong các hàm (môi trường Node), giá trị của this được xác định dựa trên cách gọi hàm. Trong các mô-đun Javascript, this ở mức cao nhất là undefined.

Giới thiệu globalThis

globalThis xuất hiện nhằm mục đích củng cố các cách ngày càng bị phân mảnh để truy cập đối tượng toàn cầu bằng cách xác định một thuộc tính toàn cầu tiêu chuẩn. globalThis được đề xuất ở gia đoạn 4, có nghĩa là nó đã sẵn sàng để đưa vào tại liệu tiêu chuẩn ES2020. Tất cả các trình duyệt phổ biến, bao gồm Chrome 71+, Firefox 65+ và Safari 12.1+, đã hỗ trợ tính năng này. Bạn cũng có thể sử dụng nó trong Node.js 12+.

// browser environment
console.log(globalThis); // => Window {...} // node.js environment
console.log(globalThis); // => Object [global] {...} // web worker environment
console.log(globalThis); // => DedicatedWorkerGlobalScope {...}

Bằng cách sử dụng globalThis, mã lệnh của bạn sẽ hoạt động trong bối cảnh window và non-window mà không cần phải viết kiểm tra hoặc kiểm tra bổ sung. Trong hầu hết các môi trường, globalThis trực tiếp đề cập đến đối tượng toàn cục của môi trường đó. Tuy nhiên, trong các trình duyệt, proxy được sử dụng nội bộ để tính đến bảo mật khung nội tuyến và cross-window. Tuy nhiên, trên thực tế, nó không thay đổi cách viết mã lệnh của bạn.

Nói chung, khi bạn không chắc chắn mã của bạn sẽ được sử dụng trong môi trường nào, hoặc khi bạn muốn làm cho mã lệnh của mình có thể thực thi ở các môi trường khác nhau, thuộc tính globalThis rất tiện dụng. Tuy nhiên, bạn phải sử dụng polyfill để triển khai tính năng này trên các trình duyệt cũ hơn không hỗ trợ tính năng này.

Mặc khác, nếu bạn chắc chắn mã lệnh của mình sẽ được sử dụng trong môi trường nào, thì hãy sử dụng một trong những cách hiện có để tham chiếu đến đối tượng toàn cục của môi trường và giúp bạn không cần phải include polyfill cho globalThis.

Tạo một globalThis polyfill

Trước khi ra mắt globalThis, một cách phổ biến để truy cập đối tượng toàn cục trên các môi trường khác nhau là sử dụng mô hình sau:

function getGlobalObject() { return Function('return this')();
} if (typeof getGlobalObject().Promise.allSettled !== 'function') { // the Promise.allSettled() method is not available in this environment
}

Vấn đề của mã lệnh này là hàm tạo và đánh giá không thể sử dụng trong các trang web thực thi Content Security Policy (CSP). Hệ thống tiện ích mở rộng của Chrome cũng không cho phép mã như vậy chạy do CSP.

Một mô hình khác để tham chiếu tới đối tượng toàn cục như sau:

function getGlobalObject() { if (typeof globalThis !== 'undefined') { return globalThis; } if (typeof self !== 'undefined') { return self; } if (typeof window !== 'undefined') { return window; } if (typeof global !== 'undefined') { return global; } throw new Error('cannot find the global object');
}; if (typeof getGlobalObject().Promise.allSettled !== 'function') { // the Promise.allSettled() method is not available in this environment
}

Mô hình này thường được sử dụng trên web. Nhưng điều này cũng có một số sai sót khiến nó không đáng tin cậy trong một số tình huống nhất định. May thay, Mathias Bynens tại Chrome DevTools đã đưa ra một mô hình sáng tạo không mắc phải những thiếu sót đó:

(function() { if (typeof globalThis === 'object') return; Object.defineProperty(Object.prototype, '__magic__', { get: function() { return this; }, configurable: true // This makes it possible to `delete` the getter later. }); __magic__.globalThis = __magic__; // lolwat delete Object.prototype.__magic__;
}()); // Your code can use `globalThis` now.
console.log(globalThis);

Polyfill là một giải pháp mạnh mẽ hơn so với các cách tiệpk cận khác, nhưng nó vẫn chưa hoàn hảo. Việc sửa đổi Object, Object.defineProperty, hoặc Object.prototype.__defineGetter__ có thể phá vỡ polyfill, như Mathias đã đề cập.

Tóm lại

Rất khó để viết một mã Javascript hoạt động được trong nhiều môi trường. Mỗi môi trường máy chủ có một mô hình đối tượng hơi khác nhau. Do đó, để truy cập đối tượng toàn cục, bạn cần phải sử dụng các cú pháp khác nhau trong các môi trường Javascript khác nhau.

Với sự ra đời của thuộc tính globalThis, việc truy cập đối tượng toàn cục sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều và không còn cần thiết phải phát hiện ra môi trường mà mã lệnh đang thực thi.

Thoạt nhìn, globalThis có vẻ như là một thứ dễ dàng để polyfill, nhưng trên thực tế rât phức tạp để làm đúng. Tất cả các cách giải quyết hiện có đều không hoàn hảo và có thể phát sinh lỗi nếu bạn không cẩn thận.

ECMAScript đang nhanh chóng phát triển và bạn có thể mong đợi các tính năng mới sẽ được giới thiệu thường xuyên hơn. Để được cập nhật về những bổ sung mới nhất cho thông số kỹ thuật, hãy xem danh sách các đề xuất đã hoàn thành

Nguồn: https://blog.logrocket.com/what-is-globalthis-why-use-it/

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

1 số UI component và layout hữu ích với Frontend

Giới thiệu. Hôm nay mình xin chia sẻ 1 số Layout và UI component quen mà có lẽ là quen thuộc với nhiều người khi làm dự án, hay bắt gặp trên mạng.

0 0 65

- vừa được xem lúc

Testing trong Javascript với Jest (Phần 1)

Hello 500 anh em, lại là mình đây. Chú bé coder yêu màu tím thích màu hồng và ghét sự giả dối đây .

0 0 270

- vừa được xem lúc

Destructuring assignment trong Javascript

Giới thiệu. . Hai cấu trúc dữ liệu được sử dụng nhiều nhất trong JavaScript là Object và Array. Các mảng cho phép chúng ta tập hợp các mục dữ liệu vào một danh sách có thứ tự.

0 0 31

- vừa được xem lúc

React Query (phần 1)

Xin chào các bạn, lại là mình đây, hôm này mình giới thiệu cho các bạn một package hữu ích khi làm việc với Reactjs. Chắc hẳn các bạn ai cũng từng gặp phải vấn đề khi làm việc với api.

0 0 40

- vừa được xem lúc

Building a WebRTC video broadcast using Javascript (P2)

Xin chào các bạn lại là tôi đây . Ở bài trước chúng ta đã triển khai Socket.

0 0 36

- vừa được xem lúc

Một bài toán xử lý mảng tưởng chừng đơn giản!

Xuân sang, Quang đang lang thang trang facebook thì bắt gặp một bạn hỏi bài toán này:. .

0 0 38