- vừa được xem lúc

Hành trình của lý do

0 0 22

Người đăng: Thanh Le

Theo Viblo Asia

Tại sao nên đọc bài này?

  • Đi tìm lý do thật sự cho bản thân
  • Về hành trình của mình

Rong chơi

Hồi bé, cứ mỗi lần đi chơi lêu lổng mẹ phải đi tìm, tới nhà là kiểu gì cũng dc vài gậy vào mông. Để giảm thiểu damage mà mẹ tung ra, mỗi lần bị xách cổ lôi về mình lại đều có một lý do rất…tại thế giới. Do con đi chơi quên giờ về, do con không có đồng hồ, do mấy anh rủ đi chơi xa con không tìm được đường về. Và nó cũng khá công hiệu với mình đó chứ, lý do nghe có với hợp lý xíu cảm giác thì dam mẹ tung ra ít hơn hẳn. Vậy là mỗi lần có ý định phá luật, thì điều đầu tiên trong đầu mình là… bị bắt về thì lý do gì cho chính đáng.

image.png

Lúc mà mình còn lêu lổng lông bông, lựa chọn giữa sự nghiệp làm Khá Bảnh hay là một thằng đang ngồi viết những dòng này, thì em gái mình tầm 2-3 tuổi. Đang tập đi tập chạy, và mỗi lần nó bị té hay chạm vào đâu đều khóc rất to, và mẹ cũng có cách bịt mỏ nó rất hiệu quả… đánh cái đất, đánh cái bàn mà dám chạm vào em gái mình làm nó té. Vậy là mỗi lần nó làm gì ngu ngok, bật max volume, chỉ cần tung dam vào những thứ vô tri chạm vào nó là nó tắt đài ngay.

Lớn hơn một xíu, đã không chọn theo career path như Khá Bảnh, chọn đi học, thì cũng hay bị mẹ so sánh với bạn bè, con bà này, con ông kia học giỏi hơn kìa (Typical phụ huynh châu á) thì mình cũng đều là do nó nhà giàu hơn, do nó chăm chỉ hơn,… đôi khi trong đầu mình cũng kiểu… do bố mẹ nó xịn hơn. May mắn mà mình chưa mở miệng ra nói ra những câu như vậy.

Lại là chặng đường lớn hơn nữa, học đại học Bách Khoa, đối với mình thì BK khó, nhưng không phải kiểu quá khó, nó kiểu như là học chăm chỉ như hồi còn học lớp 12 là ez ngay. Ấy thế mà kiểu gì mình cũng rớt môn, rớt nhiều là đằng khác. Rớt Đại số nè, thể dục 2 nè, tính toán song song nè,… Lúc đó mình giấu ác lắm, nhưng sau này mình mới biết là mẹ mình biết thừa, mẹ chỉ không nói thôi 😃)). Lần mình nhớ nhất là lần mình rớt tính toán song song, vì lúc đó mình rất rất muốn ra trường đúng hạn, và mình rớt môn đó khiến mình bị ra trường trễ. Buồn, về nhà chỉ nằm ở giường, muốn nói với bố mẹ lắm, nhưng lại chả nghĩ ra được lý do gì cả. Vậy là mình cứ vật vờ vậy thôi, vậy là mẹ mình biết thừa, lại lên trigger để mình nói ra. Mẹ mình không chửi, bố thì có vẻ cũng không care lắm, nhưng vẫn chửi cho đúng process. Còn mình thì thấy nhẹ nhõm hơn.

image.png

…Vậy là mình được dạy cho tác dụng của lý do

Đi làm

Sau này đi làm, mình chọn career path là làm frontend (mình có làm được backend nhưng không thích). Rồi phải làm việc theo team, và là team đúng nghĩa chứ không phải như làm việc nhóm lúc học đài học. Tuy nghiên mọi thứ nó cứ rối tung rối mù với nhau. Phần này chưa có design thì em chưa code được, em code xong phần này rồi nhưng chưa có api nên em chưa gắn, phần này làm không chỉn chu đâu vì e nghĩ sau này còn sửa nhiều nên thôi em để vậy thôi…

image.png

Hồi đó đi làm theo quy trình Agile, mỗi 2 tuần có một buổi retro và mặc định sẽ là list N tội lỗi của mình trong tuần qua, em quên check cái này, em bỏ qua cái kia, em làm không đúng cái này, em làm cái kia quá tốn thời gian. Rồi sẽ tới section mà mình sợ nhất, tại sao mình lại gặp những issue như vậy và cách để khắc phục. Em làm ẩu, lần sau em sẽ làm tốt hơn, cái này em under est do B, C, D lần sau em sẽ cố gắng khắc phục. Thực ra cũng chả phải mình mình vậy, người xung quanh cũng có cả đống lý do y chang

Chăm chỉ cày bừa, có lần mình được lên làm lead project. Chà, vậy là được trở thành người quyết định gần như mọi thứ rồi, vậy là trở thành người mà xã hội hay kêu là “sếp”, được bố mẹ khoe với mấy người hàng xóm là thằng Thành mới đi làm 1-2 năm đã thành “sếp” rồi đó. Oai phong đó, nhưng đúng là “Sức mạnh càng lớn, trách nhiệm càng cao”. Dự án trễ deadline, under est quá lớn, member code bug, xin release bao nhiêu lần không được. Tự nhiên kỹ năng sinh tồn của mình trỗi dậy, tụi em làm trễ là do có member yếu quá, team bị phụ thuộc. Phần này bug vì design chưa đủ tất cả các case.

Phải nói, giai đoạn này của mình thì chắc xứng đánh với danh xưng “Ông hoàng lý do”. Nó không đơn giản là mình tự có kỹ năng đó qua 20 mấy năm sống trên cuộc đời này mà mình còn học được nó trong sách nữa.

Mọi người đều rất có nhu cầu muốn nghe lý do.

Và vì đó là nhu cầu quá phổ biến, tồn tại từ thủa mới sinh khiến cho mọi người nghĩ nó là mặc định, nên mình bán cho họ những lý do hợp lý. Từ đó cuộc đời có vẻ êm xuôi với quá, “life tricks me then I have my own life trick”.

image.png

…Vậy là mình vận dụng lý do một cách thuần thục

Cho đến khi mình không được làm lead nữa. Cũng chả có lý do gì cụ thể, cũng chả ai nói gì mình cả, chỉ là những dự án sau, mình cảm nhận mình là người khá phù hợp nhưng người được chọn làm lead không còn là mình nữa.

Khi bạn tủi thân, khi cái tôi của bạn vì mọi người xung quanh chả coi ra gì cả, bạn thu mình lại, bàn dành thơi gian cho thứ mà bạn tự tin nhất. Bạn trở lại code, nhưng với tâm trạng cáu kỉnh, buông thả, vô hồn.

image.png

Lý do tới trước và lý do tới sau

Khi nào thì cần lý do nhỉ? Well, mỗi khi SML chứ sao. Khi bẹ mẹ đánh, khi bị so sánh, khi học ngu, khi rớt môn, khi trễ deadline, khi under estimate, khi nói được nhưng không làm được,… DO XUI THÔI!

Mỗi lần như vậy, ta lại đẻ ra một lý do, để cho cuộc sống bớt khắc nghiệt, nó cũng giúp cho tâm lý của mình bớt dằn vặt hơn.

Có lần nghe được sếp mình nói khi em đưa ra lý do hay nghĩ thêm nó là lý do tới trước hay là lý do tới sau.

Lý do tới trước

Là nhưng giả thiết, điều kiện, quyết định của bạn trước sự kiện bạn SML

Lý do tới sau

Là những lý do bạn nghĩ là hợp lý cho sự kiện SML đó

Hiểu đơn giản thì lý do tới sau giống kiểu mình đang phân tích văn như nhét chữ vào mồm tác giả vậy.

Và khi biết được lý do tới trước và lý do tới sau rồi thì gần như, mình chả muốn nghe lý do nữa. Bởi vì, nếu nó là lý do tới sau thì nó chả giải quyết được chuyện gì cả, tất cả mọi lời khuyên, mọi lesson learn sẽ đều không work, vì lần sau sẽ vẫn sml, và lại có một lý do tới sau nghe hợp lý hơn thôi.

Tôi mỗi khi nghe người khác nói về lý do tới sau của họ. “Khứa này bịa yếu vãi loz”

Tôi mỗi khi nghe người khác nói về lý do tới sau của họ. “Khứa này bịa yếu vãi loz”

Em code bug vì em ngủ trễ, em code bug vì em đang ốm, …

Ok, vậy lý do tới trước là gì? Lúc bạn chọn thức khuya bạn có cân nhắc tới việc mình buồn ngủ dễ ảnh hưởng tới chất lượng công việc chưa? Nếu bạn ốm thì bạn có nghĩ là làm việc lúc ôm cũng chả có gì là hiệu quả không? Maybe, maybe bạn có tinh thần muốn hoàn thành công việc, điều đó rất tốt, nhưng nếu làm bug vậy, rồi làm lại, rồi lại blame nhau thì có hoàn thành công việc nhanh hơn không?

Nếu bạn chọn làm việc trong lúc buồn ngủ. Lý do em buồn ngủ nên code bug hợp lý. Và nếu bạn đã là người nhận ra được lý do tới trước đó, thì mình tin là lần sau bạn có thể fix được. Đi ngủ sớm hơn, không gồng nữa. Muốn gồng thì cắn đồ kick thích vào,... Mà nó đã có hiệu quả như vậy, thì mình cũng không có nhu cầu muốn nghe lý do đó. Mỗi người có một cách riêng. Thực sự mình rất enjoy việc tìm ra lý do tới trước hoặc là thấy các bạn làm chung với mình tự nhận ra được lý do tới trước. Đương nhiên nếu mình, hoặc các bạn xung quanh thấy lý do tới trước đó khó giải quyết quá, thì hãy cứ mạnh dạn nói ra, lúc này là lúc cực kì tố để học hỏi và trưởng thành.

Bạn vẫn sẽ SML thôi

Vậy đó, hành trành của mình, cái “lý do” của mình được nuôi dưỡng, được chăm bẵm để rồi nó trưởng thành, giúp mình trong cuộc sống và cũng giúp mình SML luôn, và tới cuối nó dạy cho mình lý do nào thực sự là lý do.

Mỗi lần mình có quyết định gì, mình đều cố gắng list lại các lý do mà mình quyết định như vậy. Thực ra tới cuối thì mình vẫn SML thôi, nhưng nó giúp mình không SML vì cũng một thứ quá nhiều.

Vậy lý do tới sau của bạn là gì? Học cách thôi suy nghĩ ra lý do được chưa? Lý do tới trước của bạn là gì? Với lý do tới trước đó, bạn làm gì để lần sau không SML nữa?

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Product Manager/Owner cần học gì? – Part 1

Product Management là một trong những công việc khó khăn nhất mình đã từng trải nghiệm. Đặc biệt là khi mới bắt đầu.

0 0 34

- vừa được xem lúc

5 bước tự học học Product Management

Không có cơ sở đào tạo chính quy nào ở Việt Nam đào tạo Product Management. Đa phần PM/PO đều là các bạn nhảy từ một lĩnh vực khác sang.

0 0 44

- vừa được xem lúc

Framework 5 bước tự build sản phẩm cho Product Manager, Owner

Rất khó để bạn có thể học Product Management chỉ bằng cách đọc sách, học khóa học. Vậy làm sao để có skills làm sản phẩm thật sự? Làm sao để có kinh nghiệm khi bạn mới chỉ bắt đầu.

0 0 31

- vừa được xem lúc

Lựa chọn công nghệ nào cho giải pháp của bạn?

Dự án này cần công nghệ nào đặc biệt? ngôn ngữ lập trình, framwork, db? .. đây là câu hỏi mà một lập trình viên phải trả lời hàng ngày. Tác động của công nghệ đối với cuộc sống cá nhân và công việc củ

0 0 30

- vừa được xem lúc

Sự khác nhau giữa Công ty Outsourcing và Product

" SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÁC CÔNG TY OUTSOURCING ĐƯỢC ĐO BẰNG MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG. SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÔNG TY PRODUCT ĐƯỢC ĐO BẰNG MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÙNG.

0 0 36

- vừa được xem lúc

Lên thuyền

Tại sao nên đọc bài này. .

0 0 35