- vừa được xem lúc

Học Business Analyst ở đâu và muốn làm Business Analyst thì học ngành gì?

0 0 2

Người đăng: BAC

Theo Viblo Asia

Học Business Analyst ở đâu và muốn làm Business Analyst thì học ngành gì là những câu hỏi khá phổ biến. Trong bối cảnh dữ liệu lên ngôi, vai trò của các nhà phân tích với doanh nghiệp là rất quan trọng. Để phát triển sự nghiệp, việc tìm một địa chỉ học tập uy tín, đúng chuyên ngành chính là bước đầu tiên.

1. Học Business Analyst ở đâu?

Business Analyst là người đóng vai trò cầu nối giữa bộ phận IT và các phòng ban khác. Do đó, họ phải trang bị cho mình nhiều kiến thức chuyên ngành từ công nghệ cho đến kinh doanh, tài chính, luật pháp, nhân sự,.... Có hai lựa chọn học Business Analyst phổ biến là học trực tiếp và học gián tiếp.

Có nhiều phương pháp học tập khác nhau để trở thành Business Analyst

Trong đó, việc học gián tiếp hay học từ xa, học trực tuyến hiện rất được ưa chuộng. Người học dễ dàng chủ động chọn thời gian học, bài giảng được lưu trữ và cập nhật theo thời gian. Các địa chỉ cung cấp khóa học Business Analyst trực tuyến uy tín như Coursera, edX hay Udemy.

Đối với học trực tiếp, người học sẽ tham gia các khóa học hoặc chương trình đào tạo ngay tại lớp. Ưu điểm của cách học này là người học được làm việc một cách trực tiếp, kết nối với giảng viên và bạn học. Chương trình học tập diễn ra xuyên suốt và thường sẽ nhận được bằng cấp có giá trị như bằng đại học hay chứng chỉ hoàn thành khóa học.

Một địa chỉ học Business Analyst uy tín tại Việt Nam là Công ty cổ phần đào tạo và tư vấn BAC. Đây là đơn vị đã có hơn 10 năm kinh nghiệm và là đối tác ĐẦU TIÊN & DUY NHẤT của IIBA(International Institute of Business Analysis) tại Việt Nam. BAC cung cấp các khóa học BA cơ bản và BA nâng cao có giá trị 36 PD (Professional Development) quốc tế.

Tham khảo: Khóa học Business Analyst cho người mới tại BAC

Đối với các bạn trẻ có định hướng theo đuổi công việc như một Business Analyst có thể tham khảo những trường đại học có chuyên ngành Công nghệ thông tin hoặc kinh doanh. Nổi bật có thể kể đến như Đại học FPT, Đại học Sư phạm kỹ thuật TP. HCM, Đại học CNTT - Đại học quốc gia TP. HCM, Đại học Bách Khoa,...

2. Muốn làm Business Analyst thì học ngành gì?

Bên cạnh việc tham gia khóa học ở các trung tâm đào tạo thì các bạn có thể bắt đầu ngay từ môi trường đại học. Những ngành học phù hợp để bạn trở thành Business Analyst trong tương lai có thể kể đến như Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Kinh tế, Tài chính Marketing, Ngân hàng.

Với nhóm ngành kinh tế, người học sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng quan trọng. Trong đó phải kể đến kiến thức tài chính, quản trị, kinh doanh, hoạch định ngân sách, phân tích nghiệp vụ, kế toán và kiểm toán, ngân hàng hay bảo hiểm. Đây sẽ là nền tảng vững chắc để các bạn lựa chọn lĩnh vực mình muốn theo đuổi khi trở thành một Business Analyst.

Trong trường hợp các bạn theo nhóm ngành Công nghệ thông tin thì lựa chọn phổ biến là Hệ thống thông tin. Đây là chuyên ngành sẽ trang bị cho người học các kỹ năng cần thiết trong vai trò Business Analyst như phân tích và trực quan dữ liệu, bảo mật, thiết kế, quản trị, vận hành các hệ thống, kết nối các bên liên quan,.... Tuy nhiên, các chuyên ngành khác như Kỹ thuật máy tính, Mạng máy tính hay Công nghệ phần mềm cũng rất hữu ích.

3. Khóa học Business Analyst giá bao nhiêu?

Tại Việt Nam, giá khóa học Business Analyst sẽ dao động từ vài trăm nghìn cho đến vài triệu đồng. Con số cụ thể sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng khóa học, độ uy tín của trung tâm đào tạo, những gì học viên nhận được sau khóa học, chứng chỉ, điểm DP,.... Thông thường, các khóa học Business Analyst Online sẽ có giá thấp hơn.

Tham khảo: Khóa học Business Analyst online cho người mới bắt đầu

4. Học Business Analyst mất bao lâu?

Các chương trình học Business Analyst được thiết kế khá đa dạng. Tùy theo nhu cầu người học mà khóa học có thể kéo dài để cung cấp kiến thức nền tảng và tổng quát hoặc chỉ tập trung vào một lĩnh vực nhất định trong thời gian ngắn. Trước khi tham gia khóa học, các bạn nên tham khảo thông tin chi tiết về lộ trình và kết quả sau khi hoàn thành.

Business Analyst cần nhiều thời gian để học tập và trau dồi kỹ năng

Đối với các bạn muốn thi chứng chỉ quốc tế của IIBA thì có thể tham khảo các khóa học chuẩn bị cho kỳ thi. Đây là những chương trình được thiết kế riêng để trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng để vượt qua kỳ thi. Ngoài ra, giảng viên thường là những người đã từng thi và có nhiều kinh nghiệm để giúp đỡ bạn.

Tham khảo: Khóa học luyện thi chứng chỉ IIBA dành cho Business Analyst

5. Mức lương của Business Analyst ở Việt Nam là bao nhiêu?

Đến năm 2024, mức lương Business Analyst tại Việt Nam vẫn là con số khá hấp dẫn. Đây cũng là động lực để nhiều bạn trẻ cũng như chuyên gia từ các lĩnh vực khác muốn thử sức ở vai trò này. Ngoài ra, tầm ảnh hưởng của dữ liệu tại Việt Nam so với thế giới vẫn chưa thực sự quá lớn. Điều đó hứa hẹn một tương lai tươi sáng cho các nhà phân tích.

Tham khảo: Khảo sát mức lương Business Analyst tại Việt Nam và thế giới

Trên đây là những thông tin được BAC tổng hợp từ nhiều nguồn trên internet. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi của mình. Đừng quên đón xem các bài viết mới nhất sẽ được cập nhật thường xuyên tại BAC's Blog.

Nguồn tham khảo:

Internet

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Thi chứng chỉ ECBA của tổ chức IIBA như thế nào?

I. Giới thiệu về tổ chức IIBA & chứng chỉ ECBA. 1. Tổ chức IIBA.

0 0 113

- vừa được xem lúc

BA làm gì trong 1 dự án? (phần 2)

Tiếp nối phần 1 - lên kế hoạch, chúng ta cùng đến với phần 2 của loạt bài viết "BA làm gì trong 1 dự án?". Ở phần 2 này, chúng ta sẽ sử dụng "kế hoạch với stakeholder" đã có đề cập từ phần 1 để triển khai bước tiếp theo.

0 0 39

- vừa được xem lúc

Vai trò của Chuyên viên Phân tích Nghiệp vụ phần mềm trong các công ty Start-up

Phân tích nghiệp vụ theo định nghĩa của Viện Phân tích Kinh doanh quốc tế (IIBA) trong A Guide to the Business Analysis Body of Knowledge (BABOK) là: người thực hiện các nhiệm vụ về phân tích nghiệp v

1 1 65

- vừa được xem lúc

BA - CON ĐƯỜNG KHÔNG CHỈ DÀNH RIÊNG CHO CÁC IT-ERS

Có rất nhiều bạn đã đặt câu hỏi với BAC rằng: “Mình không có học về IT, mình không biết gì về kỹ thuật hết, vậy mình có làm BA được không?”. .

0 0 40

- vừa được xem lúc

CHỨNG CHỈ PMI - PBA LÀ GÌ? SO SÁNH VỚI CÁC CHỨNG CHỈ CỦA IIBA

Lĩnh vực phân tích nghiệp vụ ngày càng phát triển rộng rãi tại Việt Nam. Kéo theo đó là nhu cầu nhân lực ngành này ngày càng cao.

0 0 73

- vừa được xem lúc

Các cách để chia nhỏ 1 user story (Phần 1)

Chào các bạn, trong bài viết trước mình có đề cập đến các cách để bổ sung chi tiết cho user story, một trong số đó chính là chia nhỏ user story đó thành nhiều user story nhỏ hơn. Trong bài viết đó, do

0 0 50