- vừa được xem lúc

Học React Router cho bớt ngu nger

0 0 163

Người đăng: Nguyen Quang Phu

Theo Viblo Asia

1. Giới thiệu

Ngày nay việc sử dụng SPA (Single Page Application) đã khá phổ biến so hơn trước. So với các ứng dụng SSR(Server-Side Rendering) thì một trong những ưu điểm vượt trội hơn của SPA chính là khi chúng ta làm việc với routing.

Nếu như với SSR mỗi khi chúng ta chuyển trang thì trang web của chúng ta lại phải load trang, còn với SPA thì khác nó giúp ta khắc phục được điều này khi nó chỉ load một lần duy nhất.

React giúp chúng ta làm việc tốt với các ứng dụng SPA, nhưng làm sao để chúng ta có thể xử lý các vấn đề liên quan đến URL thì mình xin giới thiệu với các bạn một thư viện rất phổ biến mà hầu như ai cũng sử dụng đó chính là React Router.

Để sử dụng được React Router thì chúng ta cần phải cài đặt thư viện react-router-dom này vào ứng dụng React trước.

react-router-dom được dùng để xử lý routing trong các ứng dụng web. Còn ai mà đang chuẩn bị học thêm về React Native thì thư viện để xử lý routing thì sẽ là react-router-native nhé các pạn.

Để bắt đầu, trước tiên chúng ta cùng cài đặt thư viện này vào project chúng ta với cú pháp

npm install --save react-router-dom # hoặc yarn add react-router-dom

2. Tìm hiểu thui

Coi như xong bước cài đặt đơn giản như đan rổ, bây giờ chúng ta đi tìm hiểu xem React Router có gì và làm được những gì ?

Có vài thành phần thường sử dụng nhất ở những dự án đó chính là : BrowserRouter, Switch, Route, Link.

Để sử dụng các thành phần này các bạn cần phải import vào trong code

import { BrowserRouter as Router, Switch, Route, Link
} from "react-router-dom";

2.1. Router Component

Trong React Router có 2 Router component đáng chú ý đó là

  • BrowserRouter
  • HashRouter

Hai loại Router này có cấu trúc URL khác nhau

<BrowserRouter>
// http://localhost:8000/home <HashRouter>
// http://localhost:8000/#/home

Thêm một sự khác biệt nữa ở đây là đối với BrowserRouter thì nó sử dụng History API, các bạn có thể hiểu đơn giản là nó giúp chúng ta sử dụng được lịch sử các đường dẫn mà bạn đã truy cập vào (window.history). Còn đối với HashRouter sử dụng window.location.hash

2.2. BrowserRouter

Thành phần này thường nằm ngoài cùng, bao lấy các Route khác của ứng dụng.

Một BrowserRouter bao gồm các thuộc tính

<BrowserRouter basename={optionalString} forceRefresh={optionalBool} getUserConfirmation={optionalFunc} keyLength={optionalNumber}
> <App />
</BrowserRouter>

Trong đó:

  • basename: Nắm vai trò là base URL trong ứng dụng, kiểu như thế này
<BrowserRouter basename="/product"> <Link to="/id"/> <!-- /product/today --> <Link to="/tomorrow"/> <!-- /product/tomorrow --> ...
</BrowserRouter>
  • forceRefresh: Giá trị của forceRefresh là kiểu boolean, nếu giá trị là true thì khi trang web chúng ta được điều hướng thì sẽ refresh lại.
  • getUserConfirmation: thuộc tính này để xác nhận điều hướng. Ví dụ trong những trường hợp bạn lỡ tay bấm link khác khi đang làm một công việc như nhập/sửa dữ liệu, thì thuộc tính này sẽ được sử dụng để đảm bảo chắc chắn rằng bạn có muốn chuyển trang hay không.
  • keyLength: độ dài của location.key được đặt mặc định là 6.

2.3. Route

Đây có lẽ là phần quan trọng nhất trong React Router mà chúng ta cần phải nắm được. Hiểu đơn giản nhất là tương ứng với một URL thì nó sẽ render ra một component tương ứng mà chúng ta định nghĩa.

Một Route được viết đơn giản nhất sẽ là như thế này

<Route path="/"> <Home />
</Route>
<Route path="/about"> <About />
</Route>

hoặc là có thể viết như thế này

<Route path="/" component={Home} />
<Route path="/about" component={About} />

Nghĩa là với đường dẫn là / thì sẽ render ra component là Home, /about thì sẽ render ra component About.

Với:

  • path: đường dẫn ở trên URL
  • component: component sẽ được render tương ứng với route đó.

Tuy nhiên đối với đường dẫn là /about thì nó render ra cả component Home lẫn About vì với path này bắt đầu vào path/ nên component Home cũng được render ra.

Để xử lí thì chúng ta sẽ sử dụng thêm thuộc tính là exact để path mà chúng ta định nghĩa mapping tuyệt đối với URL. Giá trị của exact là kiểu boolean, mặc định là false. Để xử lý trong trường hợp này thì chúng ta cần khai báo thêm thuộc tính này vào Route là được.

<Route exact path="/" component={Home} />

Kết quả bị chuẩn luôn ???

  • sensitive: Thuộc tính này dùng để phân biệt các kí tự hoa thường của path. Giá trị của sensitive là boolean. Nếu giá trị là true nó sẽ kiểm tra hoa thường.
path location.pathname sensitive match?
/about /about true yes
/About /about true no
/About /about false yes
<Route sensitive path="/about"> <About />
</Route>

2.4. Link

Link ở trong React cũng tương tự như thẻ a trong HTML mà chúng ta thường dùng để điều hướng trang web, F12 trình duyệt lên thì khi render ra HTML thì Link cũng được biên dịch ra thẻ a. Link sẽ giúp chúng ta chuyển qua lại giữa các component mà không bị refresh lại trang web.

Cú pháp

<Link to="/">Home</Link>
<Link to="/about">About</Link>

trong đó to tương ứng như href trong thẻ a bên HTML.

Ngoài ra chúng ta có thể truyền vào to một object hoặc một function. Nếu muốn truyền thêm query hay hash vào đường dẫn hãy truyền vào to một đối tượng bao gồm các thuộc tính

<Link to={{ pathname: '/about', search: '?sort=name', hash: '#hash', }}
> About </Link>

Đường dẫn tương ứng sẽ là /about?sort=name#hash.

2.5. NavLink

Tương tự với Link thì NavLink cũng có chức năng điều hướng tương tự thế nhưng NavLink có vẻ "cao cấp" hơn một chút khi có thêm các thuộc tính activeStyleactiveClassName.

  • activeClassName: truyền vào giá trị là 1 string, nó sẽ tạo class mới giá trị truyền vào khi mà URL trùng khớp với giá trị to của NavLink. Mặc định class khi URL trùng với toactive.
  • activeStyle: truyền vào là một object, để chúng ta css cho class khi chúng ta đang active 1 link.
<NavLink exact to="/home" activeStyle={{ fontWeight: "bold", color: "red", }} > Home
</NavLink>

Kết quả kiểu như thế này

3. Kết luận

Bài viết nào rồi cũng có hồi kết, đây là những gì mà mình muốn nói trong bài viết lần này. Hy vọng mọi người sẽ enjoy nó =)).

Tài liệu tham khảo: https://reactrouter.com/web/guides/quick-start

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Cùng tìm hiểu về các hook trong React hooks

Đối với ai đã từng làm việc với React thì chắc hẳn đã có những lúc cảm thấy bối rối không biết nên dùng stateless (functional) component hay là stateful component. Nếu có dùng stateful component thì cũng sẽ phải loay hoay với đống LifeCycle 1 cách khổ sở Rất may là những nhà phát triển React đã kịp

0 0 100

- vừa được xem lúc

Khi nào nên (và không nên) sử dụng Redux

. Công việc quản lý state với những hệ thống lớn và phức tạp là một điều khá khó khăn cho đến khi Redux xuất hiện. Lấy cảm hứng từ design pattern Flux, Redux được thiết kế để quản lý state trong các project JavaScript.

0 0 127

- vừa được xem lúc

ReactJS: Props và State

Nếu bạn đã học ReactJS hay React Native, bạn sẽ thấy các Props và State được sử dụng rất nhiều. Vậy chính xác chúng là gì? Làm thế nào để chúng ta sử dụng chúng đúng mục đích đây.

0 0 59

- vừa được xem lúc

State và Props trong Reactjs

Hello các bạn, tiếp tục seri tìm hiểu về ReactJs hôm nay mình xin giới thiệu đến các bạn hai thứ mình cho là thú vị nhất của ReactJs là State và Props. State bạn có thể hiểu đơn giản là một nơi mà bạn lưu trữ dữ liệu của Component, từ đó bạn có thể luân chuyển dữ liệu đến các thành phần trong Compon

0 0 54

- vừa được xem lúc

Memoization trong React

. 1.Introduction. Memoization có liên quan mật thiết đến bộ nhớ đệm, và dưới đây là một ví dụ đơn giản:. const cache = {}.

0 0 51

- vừa được xem lúc

Nâng cao hiệu suất React Hooks với React.memo, Memoization và Callback Functions

1.Ngăn Re-render và React.memo. React.

0 0 80