- vừa được xem lúc

Hướng dẫn React Redux cho người mới bắt đầu - Phần 1

0 0 281

Người đăng: hai dang pham

Theo Viblo Asia

Lời mởi đầu

Chào các bạn, ở thời điểm thực hiện bài viết này mình cũng là một người đang bắt đầu tìm hiểu và học với ReactJs và Redux, trong quá trình tìm hiểu đọc các tài liệu về thư viện này mình có tìm được một bài hướng dẫn khá hay nên đã quyết định chia sẻ với mọi người ?. Để xem bài viết gốc các bạn có thể click vào đây.

Thông qua bài chia sẻ này ngoài mục đích chia sẻ kiến thức cho các bạn mới bắt đầu với Redux mình cũng mong muốn tự nâng cao kiến thức của bản thân, vậy nên rất mong nhận được các ý kiến đóng góp từ mọi người !! Thôi không lan man nữa, chúng ta bắt đầu nhé ?

Hướng dẫn này dành cho ai

Hướng dẫn React Redux sau đây dành cho các nhà phát triển JavaScript có kiến thức về ES6React . Có rất nhiều hướng dẫn về React trực tuyến để bạn có thể tìm hiểu, nhưng nếu bạn mới bắt đầu, tôi khuyên bạn nên đọc Getting Started with React của Tania Rascia.

Những điều bạn sẽ học

Hướng dẫn này chủ yếu bao gồm Redux với React vì sự kết hợp này được áp dụng rộng rãi nhưng Redux cũng có thể được sử dụng như một thư viện độc lập mà không cần dùng chung với một frontend framework/library nào.

Vì vậy, trong hướng dẫn sau, bạn sẽ học:

  • Redux là gì
  • Các blocks xây dựng của Redux
  • Cách sử dụng Redux stand-alone(độc lập)
  • Cách sử dụng Redux với React

Một môi trường để phát triển React

Trước khi bắt đầu, hãy đảm bảo có sẵn một môi trường phát triển React .

Để tạo một ứng dụng, bạn có thể làm theo How to set up React, webpack, and Babel, hoặc tốt hơn nữa, hãy sử dụng create-react-app :

npx create-react-app react-redux-tutorial

Như vậy là môi trường phát triển của bạn đã sẵn sàng.

State là gì?

Redux là gì? Để trả lời câu hỏi đó, trước tiên chúng ta phải nói về state (trạng thái) trong các ứng dụng web JavaScript . Hãy xem xét một luồng người dùng đơn giản:

với tư cách là người dùng, tôi có thể nhấp vào một nút có tên Click và một phương thức sẽ xuất hiện ngay sau đó.

Như vậy, ngay cả với tương tác bình thường này, cũng có một trạng thái mà chúng ta phải xử lý.

Ví dụ: chúng ta có thể mô tả trạng thái ban đầu của ứng dụng dưới dạng một đối tượng JavaScript thuần túy:

const state = { buttonClicked: 'no', modalOpen: 'no'
}

Khi người dùng thao tác click, trạng thái thay đổi và chúng ta có:

const state = { buttonClicked: 'yes', modalOpen: 'yes'
}

Vậy làm thế nào để bạn theo dõi được những thay đổi trạng thái này ? Điều gì sẽ xảy ra nếu trạng thái bị thay đổi bởi một số đoạn logic không liên quan? Có thư viện nào có thể giúp chúng tôi không?

Ngoài ra, với các bạn đã làm quen với React từ trước thì có lẽ thuật ngữ state là một khái niệm quen thuộc. Và tôi đoán có thể các bạn đã viết một component React như thế này:

import React, { Component } from "react"; class ExampleComponent extends Component { constructor(props) { super(props); this.state = { articles: [ { title: "React Redux Tutorial for Beginners", id: 1 }, { title: "TypeScript tutorial for beginners", id: 2 } ] }; } render() { const { articles } = this.state; return <ul>{articles.map(el => <li key={el.id}>{el.title}</li>)}</ul>; }
}

Một stateful React component là một class trong JavaScript.

Trong một React component state sẽ là yếu tố quyết định việc dữ liệu sẽ được hiển thị như thế nào. Các state trong React cũng có thể thay đổi để đáp ứng với những action và event, trên thực tế các bạn có thể update state của các component với phương thức this.setState()

Sau khi xem những điều cơ bản, bây giờ hãy nói về vấn đề mà Redux cố gắng giải quyết .

Vậy Redux giải quyết vấn đề gì?

Như các bạn đã biết trong ứng dụng React thì sate có mặt ở khắp mọi nơi. Việc một ứng dụng React có quá nhiều state dẫn đến khó khăn trong việc quản lý state, và khi ứng dụng trở lên lớn hơn thì việc này là bất khả thi.

Một giải pháp được đưa ra để giải quyết được bài toán này đó là Redux. Redux có thể giải quyết chính xác những vấn đề đó. Nó có thể không rõ ràng ngay từ đầu, nhưng Redux giúp cung cấp cho mỗi thành phần frontend chính xác phần state (trạng thái) mà nó cần .

Nói như vậy có lẽ đủ để các bạn hiểu tại sao nên dùng Redux rồi đúng không? Trong phần tiếp theo, tôi sẽ bắt đầu giới thiệu các khái niệm cơ bản trong Redux.

Một lần nữa, hãy đảm bảo rằng bạn đã có sẵn một môi trường phát triển React để sử dụng .

Làm quen với Redux store

Khi tôi bắt đầu với Redux lần đầu tiên, tôi đã gặp khá nhiều bỡ ngỡ. Có khá nhiều các thuật ngữ action, reducer, middleware,.... Nhưng điều khó hiểu hơn là chúng sẽ kết hợp với nhau như thế nào??? ?

Để trả lời cho câu hỏi trên thì trong Redux bắt đầu xuất hiện một khái niệm là store, hiểu một cách đơn giản thì store trong Redux là nới quản lý và chứa tất cả các state của toàn bộ ứng dụng web của bạn.

Bây giờ chúng ta bắt đầu với một ví dụ minh họa đơn giản để hiểu hơn về store nhé. Đầu tiên hãy di chuyển tới môi trường mà chúng ta đã chuẩn bị từ trước và cài đặt Redux.

cd react-redux-tutorial npm i redux --save-dev

Tạo một thư mục cho cửa hàng:

mkdir -p src/js/store

Tiếp theo, tạo một tệp mới, src/js/store/ index.js và khởi tạo store:

// src/js/store/index.js import { createStore } from "redux";
import rootReducer from "../reducers/index"; const store = createStore(rootReducer); export default store;

Như bạn thấy, store là kết quả của việc gọi createStore một hàm từ thư viện có sẵn trong Redux. createStore lại lấy một reducer làm đối số và trong trường hợp này, tôi đã truyền vào rootReducer (thực tế thì nó chưa được khai báo).

Đến đây chúng ta lại thấy có một khái niệm mới xuất hiện là: reducers. Trong phần tiếp theo chúng ta sẽ đi tìm hiểu về reducers.

Làm quen với Redux reducers

Reducer là gì? Reducer Redux là một hàm JavaScript. Nó có 2 tham số là stateaction(tôi sẽ giới thiệu về action ở phần sau)

Reducer là nơi tiếp nhận action và thay đổi state, làm re-render lại giao diện.Gồm 2 loại:

  • Root Reducer: là Boss, quản lý tất cả reducer con
  • Child Reducer: như đã biết về state, state là một object có nhiều thuộc tính, mỗi child reducer chịu trách nhiệm thay đổi 1 thuộc tính trong state.

Để dễ hiểu hơn chúng ta đi vào một ví dụ với Reducer

Tạo thư mục cho các Reducer

mkdir -p src/js/reducers

Sau đó, tạo một tệp mới, src/js/Reducers/index.js :

const initialState = { articles: []
}; function rootReducer(state = initialState, action) { return state;
}; export default rootReducer;

Với việc gán state với trạng thái được khởi tạo ban đầu, thì Reducer chỉ trả lại giá trị của initialState đã được khởi tạo.

Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ thêm một action vào ví dụ và mọi thứ sẽ trở nên thú vị hơn. ?

Làm quen với Redux actions và named constants

Redux reducers chắc chắn là một khái niệm quan trọng trong Redux, nó giống như một nơi để điều phối thay đổi các state của một ứng dụng, Tuy nhiên làm thế nào để một reducers có thể biết được khi nào sẽ generate ra state tiếp theo?

Trong Redux có 1 nguyên tắc là: cách duy nhất để thay đổi state của một component là phải gửi một thông tin đến store. Thông tin này được gọi là action, nó là 1 object gồm type mô tả những gì đã xảy ra và dữ liệu được gửi lên. Nói dễ hiểu, từ 1 component, ta muốn thay đổi state trên store, ta phải gửi action , là một object để miêu tả muốn làm gì.

Một ví dụ đơn giản về action

{ type: 'ADD_ARTICLE', payload: { title: 'React Redux Tutorial', id: 1 }
}

Như bạn có thể thấy, đó là một đối tượng JavaScript có hai thuộc tính: typepayload .

Thuộc tính type điều khiển cách một state thay đổi và nó là thuộc tính bắt buộc trong 1 Redux action. Thuộc tính payload mô tả những gì sẽ thay đổi và có thể không bắt buộc khi bạn có dữ liệu mới để lưu trong store.

Tiếp tục vi dụ của chúng ta với việc thêm một action nhé. Tạo một thư mục cho các action.

mkdir -p src/js/actions

Sau đó, tạo một tệp mới, src/js/action/index.js :

// src/js/actions/index.js export function addArticle(payload) { return { type: "ADD_ARTICLE", payload }
};

Bạn có thể nhận thấy rằng thuộc tính type là một string. Các chuỗi như vậy chúng ta nên khai báo dưới dạng hằng số và tạo một thư mục mới cho chúng:

mkdir -p src/js/constants

Sau đó, tạo một tệp mới, src/js/contants/action-type.js :

// src/js/constants/action-types.js export const ADD_ARTICLE = "ADD_ARTICLE";

Bây giờ hãy quay lại src/js/action/index.js và update lại action của bạn:

// src/js/actions/index.js import { ADD_ARTICLE } from "../constants/action-types"; export function addArticle(payload) { return { type: ADD_ARTICLE, payload };
}

Như các bạn thấy chúng ta bắt đầu là việc với nhiều file hơn, đây chính là một trong nhưng điểm thú vị của Redux đối với nhiều lập trình viên. Bạn có thể tìm hiểu các convention với Redux tại đây Redux duck .

Kết luận

Như vậy trong bài viết này mình đã giới thiệu đến các khái niệm cơ bản của Redux cũng như các ưu điểm mà thư viện này có. Trong phần tiếp theo mình sẽ cùng các bạn tiếp tục thực hiện ví dụ đã làm ở trển để hiểu hơn về các hoạt động của Redux. Còn bây giờ xin chào và hẹn gặp lại ? Cảm ơn đã theo dõi bài viết của mình!!!!

Nguồn tham khảo

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về Redux Thunk

Chào mọi người, nếu bạn là người đã biết về React và đang làm quen với Redux chắc hẳn bạn đang rất mơ hồ về các khái niệm cơ bản của Redux như dispatch, store, action creator,... bạn còn đang vật lộn với đống document của Redux để hiểu những khái niệm đó và bạn nghe ai đó trong team nói về Redux Thu

0 0 399

- vừa được xem lúc

[React] Giới thiệu tổng quát về Redux Toolkit

1. Redux Toolkit (RTK) là gì và tại sao lại có nó. . .

0 0 6.6k

- vừa được xem lúc

Uống Pepsi code Vue đi - Uống Cocacola code React nha ;)

. (Nguồn ảnh: Internet). Chào các bạn, chào các bạn. Let's go . 1.

0 0 147

- vừa được xem lúc

Cài đặt taillwind css cho dự án React

Trong bài viết cùng mình tìm hiểu cách cài đặt tailwind css cho một dự án React sẵn có. .

0 0 146

- vừa được xem lúc

Formik vs React Hook Form (Phần 1)

Các lập trình viên Front End đều làm việc rất nhiều với form cùng sự phức tạp của ứng dụng. Do vậy chúng ta cần những thư viện form mạnh mẽ hỗ trợ quản lý các form state, form validation... Thành phần module. Formik bao gồm có 9 dependencies khác. . React Hook Form thì không có.

0 0 372

- vừa được xem lúc

Làm ứng dụng học toán đơn giản với React Native - Phần 5

Chào mọi người, lại là mình đây Sau 1 thời gian vừa viết bài hướng dẫn, vừa viết code thì mình đã đưa được cái app cơ bản của mình lên google play. Đây là link: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.

0 0 119