- vừa được xem lúc

Hướng dẫn tìm bug wordpress plugin (phần 3)

0 0 27

Người đăng: cmOs

Theo Viblo Asia

Tiếp tục với loạt bài hướng dẫn tìm bug wodpress plugin thì trong phần 3 này mình sẽ chia sẻ cách mình tìm lỗi SQL injection. Ngoài lỗi này ra mình còn tìm các lỗi khác nữa và sẽ viết bài chia sẻ nếu có dịp :v. Nếu đây là lần đầu tiên biết đến wordpress mình khuyên nên bổ sung kiến thức trước khi đọc tiếp.

  • Phần 1: Tổng quan wordpress và cách sử dụng cơ bản.
  • Phần 2: Tổng quan wordpress plugin.

Khi xem các báo cáo trên trang wpscan.com mình thấy rằng hầu hết là lỗi XSS.

Trên hình là giao diện mới của wpscan nhìn đẹp so với giao diện trước đây. Nhưng giao diện trước đây lỗi được hiển thị theo thời gian nên dễ dàng biết được các lỗi mới được submit. Còn như bây giờ thì lỗi được nhóm theo chữ cái nên không tiện cho việc theo dõi các lỗi mới.

Để kiếm ví dụ cho bài viết này mình lấy lại những lỗi mình đã tìm được trước đây. Mình vào trang wpscan và tìm kiếm với tên của mình.

Các lỗi mình tìm chủ yếu là SQL injection, XSS và bypass upload file. Ngoài danh sách lỗi ở trên thì mình còn nhiều lỗi khác nữa mà không submit lên trên wpscan :v. Các bạn có thể xem video khai thác và từ đó thực hành tìm lỗi và POC lại :>.

Sau khi xem lại các lỗi mình đã tìm, mình quyết định chọn Ajax Load More < 5.3.2 - Authenticated SQL Injection làm ví dụ cho bài hôm nay. Có lẽ sẽ có một vài bạn thắc mắc là tại sao mình lại chọn cái này?

Lý do đơn giản là đây là lỗi đầu tiên mình tìm được =)).

Đầu tiên mình vào xem chi tiết của lỗi.

Phần mô tả cũng không có gì nhiều mà chỉ nói khai thác ở param nào và có 2 video POC là hết. Sau khi xem lại mình cũng đã nhớ mang máng nó là cái gì rồi. Giờ đến phần bắt tay đi vào tìm lỗi thôi.

Tải source code

Do wordpress plugin là open source nên mình có thể tải về để nghiên cứu. Với tiêu đề lỗi là Ajax Load More < 5.3.2 - Authenticated SQL Injection có nghĩa là plugin Ajax Load More bị lỗi SQL injection ở version nhỏ hơn 5.3.2. Với những thông tin như trên mình sẽ tải source code tương ứng về.

Đầu tiên mình vào wordpress.org và vào mục Plugins,

Và tìm kiếm với từ khóa Ajax Load More sẽ được kết quả như hình dưới.

Chọn vào plugin đó sẽ ra trang tải plugin mới nhất.

Nhưng mình sẽ không tải plugin mới nhất này về vì nếu tải về thì đồng nghĩa với việc lỗi đã được vá rồi. Nên mình sẽ xuống phía dưới một chút và có nút Advanced View từ đây mình sẽ tải phiên bản có lỗi mình đã tìm được.

Sau khi chọn vào Advanced View xuống dưới cùng của trang chọn phiên bản có lỗi và tải về.

Tải source code về và giải nén ra ta được folder như hình dưới.

Cuối cùng là mở folder vừa giải nén được với visual code. Nếu chưa có visual code thì có thể thay thế bằng sublime text cũng được hay bất cứ cái gì có thể cho phép tìm kiếm REGEX trong một folder.

Tìm lỗi

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các thứ cần thiết bây giờ đã đến lúc tìm bug rồi. Trước khi đi vào các bước cụ thể mình sẽ chia sẻ về phương pháp tìm bug của mình trước để các bạn có thể nắm được tổng quan.

Phương pháp tìm bug của mình là sử dụng REGEX để tìm ra các hàm có khả năng bị lỗi. Sau đó trace ngược lại xem hàm đó được gọi từ đâu và làm cách nào gọi hàm đó từ giao diện web.

REGEX tìm lỗi SQL injection

REGEX để tìm lỗi SQL injection thì có khá nhiều và hiệu quả cũng khác nhau tùy từng trường hợp. Không có REGEX nào là tốt nhất nên dùng cái nào thì do mình chọn cho phù hợp với hoàn cảnh. Dưới đây mình có liệt kê và đoạn REGEX, trong đó có cái của mình có cái mình xin được từ người anh TL của mình :v.

(?<!prepare)\(('|")SELECT.+FROM.+('|").*\..*
(?<!prepare)\([\s\n'"]*(SELECT|UPDATE|DELETE)\s*([^;]+\n)*.*\$_(POST|GET|REQUEST)
(SELECT|UPDATE|DELETE)\s([^;]+\n)*.*\$_(POST|GET|REQUEST)
\([\s\n'"`]*(SELECT|UPDATE|DELETE)\s([^;]+\n)*.*\$_(POST|GET|REQUEST)

Ngoài những đoạn này ra vẫn còn nhiều nhiều nữa tùy cách mọi người chế biến. Với mình, để giảm số lượng kết quả tìm kiếm mình sẽ chia SELECT, INSERT, DELETE riêng ra để đọc cho dễ.

Từ ý tưởng đó mình viết riêng cho mình đoạn REGEX sau:

('|")[\s\n]*SELECT[^;]+\$_(POST|GET|REQUEST)
('|")[\s\n]*SELECT[^;]+\$

Tiến hành tìm lỗi

Đầu tiên mình tìm lỗi mà khi REGEX có kết quả thì khả năng bị lỗi là cáo nhất. Đó là sử dụng đoạn REGEX

('|")[\s\n]*SELECT[^;]+\$_(POST|GET|REQUEST)

Với đoạn này không cho ra kết quả gì. Không sao cả, các cụ có câu: Thua keo này ta bày keo khác. Đoạn REGEX trên không được ta sử dụng tiếp đoạn thứ 2.

('|")[\s\n]*SELECT[^;]+\$

Với đoạn REGEX này ta thu được 6 kết quả, đây là số lượng rất ít từ đó giảm thời gian đọc và phân tích của mình. Khi nhìn vào các kết quả vừa thu được mình nhận ra rằng thực ra chỉ có một kết quả cần phải kiểm tra. Các bạn có nhìn thấy không? Đó là kết quả mà trong câu truy vấn có chứa biến (chứa biến thì mới có khả năng người dùng kiểm soát được giá trị của câu truy vấn).

Chính là câu truy vấn này là câu ta cần phân tích kỹ càng.

Đến đây, chắc sẽ không ít bạn thắc mắc tại sao 3 kết quả đầu cũng chưa biến mà không phân tích?

Đây là câu hỏi rất hay, mình không phân tích là do biến $wpdb là object của wordpress core nên mình không phân tích nó nữa.

Chắc sẽ có bạn nói tiếp: nhỡ đâu... :v. Cái này dành cho bạn =))

Rồi, tiếp tục mình sẽ đi vào kết quả cuối cùng để phân tích xem nó có thực sự bị lỗi không.

Đầu tiên, khi nhìn vào đoạn code được high light thì nghĩ rằng có thể có lỗi. Mình đặc biệt vào biến $n và tìm xem biến này được lấy từ đâu. Nhìn lên trên một tí tại dòng 1244 trong ajax-load-more/admin/admin.php thì biến $n được gán bằng Trim(stripslashes($_POST["repeater"])).

  • stripslashes: Loại bỏ dấu \.
  • Trim: Loại bỏ khoảng trắng.

Đây thì thì mình rất chắc chắn và tin rằng lỗi có thể xảy ra. Tiếp theo là làm sao để gọi được hàm này trên web. Lên trên một tí mình thấy rằng code được bao bởi hàm alm_update_repeater. Mình lại tìm cum từ này trong source code xem có nơi nào gọi đến không.

Nếu các bạn đã đọc phần 2 thì các bạn cũng biết trong wordpress sử dụng hook để tương tác qua lại giữa các thành phần. Phần khoanh đỏ trong ảnh trên là đăng ký một sự kiện ajax.

Mỗi khi có ajax được gọi với ajax là alm_update_repeater thì hàm alm_update_repeater sẽ được kích hoạt.

OK! Vậy là mình đã hiểu sơ sơ về cách gọi hàm này ra. Bây giờ mình sẽ copy folder này vào thư mục /var/wwww/html/wordpress/wp-content/plugins/ để chạy trên mội trường mình đã cài đặt từ phần 1.

Sau khi copy xong vào mục plugins trên web để kiểm tra và bật nó lên.

Sau khi bật lên bên trái sẽ có menu của plugin.

Đến đây, mình phát hiện có dòng chữ quen quen Repeater Templates. Trong khi hàm mình cần tìm là alm_update_repeater vậy là mình đã vào xem thử có tính năng nào liên quan đến update không. Và mình phát hiện ra trong phần Options có update :v.

Tiếp đến mình kiểm tra lại xem đó có phải đúng là endpoint mình cần tìm không.

Đúng nơi mình cần tìm đây rồi. Việc còn lại là tiến hành khai thác thôi. ?

Có một điểm cần lưu ý đó là tại dòng 1252 nếu biến $t có giá trị là default thì biến $n được gán lại bằng default dẫn đến việc không khai thác được.

Kết quả sau khi khai thác với sleep(5)

Phần 3 hướng dẫn tìm bug wordperss plugin xin dừng ở đây. Nếu có dịp mình sẽ viết tiếp loạt bài này với các lỗi khác và các chú ý khi tìm bug.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi!

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Linux Hardening and System Auditing (P1)

. Ngày nay, các hệ thống Linux được sử dụng trong suốt quá trình tính toán, từ các hệ thống nhúng đến hầu như tất cả các siêu máy tính, đồng thời đảm bảo một vị trí quan trọng trong các hệ thống máy chủ trên toàn thế giới. Linux đem lại cho người dùng khả năng tùy biến cao, sự ổn định và độ tin cậy

0 0 43

- vừa được xem lúc

Tìm bug với Eyewitness

. Chào các bạn, trong bài này mình sẽ viết về tool Eyewitness. Eyewiteness có tính năng chính là chụp hình lại giao diện trang web sau đó tạo một report thông qua file .

0 0 35

- vừa được xem lúc

Tôi đã debug code PHP như nào!

. Nhân dịp đầu xuân năm mới, mình xin gửi lời chúc an lành tới tất cả thành viên của viblo.asia.

0 0 57

- vừa được xem lúc

OAuth 2.0 và vài vấn đề bảo mật liên quan (Phần 2)

III. Demo một số tấn công vào cơ chế OAuth. Trong phần này mình sẽ demo một số kiểu tấn công của OAuth dựa trên các bài lab được thiết kế bởi Portswigger. a.

0 0 97

- vừa được xem lúc

OAuth 2.0 và vài vấn đề bảo mật liên quan (Phần 1)

Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc đăng nhập bằng các tài khoản của các nền tảng khác không phải điều gì xa lạ đối với mỗi người dùng chúng ta. Việc này khả thi nhờ một vài cơ chế khác nhau, một trong số đó là OAuth 2.

0 0 50

- vừa được xem lúc

Hành trình pass OSCP trong lần thi đầu tiên (2020)

Vào một chiều đông 17/12/2020, tôi nhận được cái email thông báo đã pass OSCP ngay lần thử đầu tiên. Sau đó, tôi bắt đầu tìm hiểu về Security và quyết định học cái gì đó cho riêng mình.

0 0 195