- vừa được xem lúc

Indie hacker - một ngã rẽ dành cho anh em cót đơ?

0 0 1

Người đăng: Khang

Theo Viblo Asia

Lại một năm nữa sắp kết thúc, sắp tới là một chuỗi những ngày lễ tết để anh em ta nghỉ ngơi, chơi bời... à mà khoan, còn một đống bug phải sửa, hàng tá thứ phải học, một rừng pet project đang còn dang dở... ôi cuộc đời dev 😢 Hi vọng mọi người đã có một năm suôn sẻ, thuận lợi và đạt được nhiều mục tiêu. Hôm nay, được tí thời gian rảnh rỗi nên ngồi lại gõ vài dòng linh tinh chia sẻ đôi chút với mọi người, chủ đề mà bài viết hôm nay mình muốn nói tới đó là Indie hacker, một thuật ngữ có lẽ không mấy quen thuộc với những ai ít sử dụng hoặc theo dõi MXH như X (Twitter), Reddit hay Hacker News. Bản thân mình cũng chỉ mới biết tới thuật ngữ này trong thời gian gần đây, và cũng không phải là một người có kinh nghiệm về mảng này nên bài viết chỉ mang tính chất chia sẻ hiểu biết, hi vọng mọi người đọc với một tâm thế cởi mở và góp ý cho mình nếu có gì sai sót 🙂

Indie hacker là cái quái gì? (what)

Indie hacker illustration Ảnh minh họa. Nguồn: Freepik

Indie hacker, hiểu nôm na là một người độc lập, tự do (nhưng chưa chắc hạnh phúc) xây dựng và phát triển một sản phẩm thành một business của chính mình mà không chịu sự ràng buộc, quản lý của tổ chức nào. Vâng, không phải là hacker mũ trắng, mũ đen, hay India hacker gì đâu. Indie hacker chỉ đơn giản là người tự làm ra một sản phẩm, rồi tự rao bán, tự tìm khách hàng, sau khi có lợi nhuận thì có thể mở rộng thành một hoạt động kinh doanh có quy mô lớn hơn. Họ thường tự mình làm mọi việc, từ giai đoạn lên ý tưởng, đến thiết kế, phát triển sản phẩm, cũng như marketing, thu hút người dùng và cuối cùng là triển khai sản phẩm đến tay người dùng, nên gọi là (indie/independent) hacker.

Đa số indie hacker sẽ bắt đầu từ những sản phẩm giải quyết những vấn đề, nhu cầu của bản thân trước, rồi sau đó sẽ tìm được một số hoặc nhiều người cùng gặp phải vấn đề như mình, để rồi biến sản phẩm đó trở thành một hoạt động mua bán nhằm giải quyết vấn đề của họ. Một ví dụ đơn giản là, bạn hay đọc blog trên Viblo, nhưng Viblo lại không có tính năng this or that, khiến trải nghiệm của bạn không tốt, bạn tự code một tool để giải quyết vấn đề đó, rồi share lên FB, vô tình tìm được một số người dùng Viblo cũng gặp tình trạng tương tự và tool của bạn giúp ích cho họ, bạn bán tool cho họ, thu về một khoản tiền, vậy là bạn đã có thể tự gọi mình là một indie hacker rồi 😎

Thường đa số các indie hacker sẽ dừng lại ở giai đoạn có lợi nhuận và tập trung phát triển tiếp sản phẩm hoặc nhảy sang một ý tưởng mới mà họ thấy hứng thú, nhưng với những ai có các kỹ năng về quản lý và chiến lược, họ có thể sẽ mở rộng thành một hoạt động kinh doanh có quy mô, bằng cách đăng ký giấy phép, thành lập công ty và bắt đầu tuyển dụng nhân sự để hỗ trợ phát triển, lúc này, các bạn sẽ nghe đến một thuật ngữ mới là Bootstrapper (nghe cool ngầu chưa). Bootstrapper hiểu đơn giản là một người solo cả một business, tự xây dựng và vận hành hoạt động của business bằng chính tiền tiết kiệm, thu nhập của mình mà không cần các khoản đầu tư, vay vốn từ bên ngoài... Mà hình như mình đi hơi xa rồi, business đâu phải là lĩnh vực của anh em dev chúng ta, mình chỉ đang chém gió 😂 Nhưng biết thêm được kiến thức thì cũng tốt, nếu anh chị nào có hứng thú thì có thể search google để đọc thêm nhé.

Indie hacker thì có gì hay? (pros)

Money Ảnh minh họa. Nguồn: Freepik

Thu nhập khủng! Yep, để trả lời một cách triệt để nhất cho câu hỏi này thì những indie hacker thành công thường sẽ có mức thu nhập cực khủng so với những người làm công ăn lương như anh em ta. Một vài minh chứng có thể kể đến như:

  • Tony Dinh với mức thu nhập hàng tháng lên tới $45K (tương đương 1 tỏi mỗi tháng, con số mà mình có đi làm + freelance cả năm cũng chưa chạm tới được 😱)
  • Pieter Levels với mức thu nhập hàng tháng lên tới 6 con số $200K (gần 5 tỏi 😱)
  • Marc Lou 💰 $69K/tháng
  • Jon Yongfook 💰 $52K/tháng
  • Modest Mitkus 💰 $33K/tháng

Và còn rất rất nhiều indie hacker nữa không công khai mức thu nhập mà vẫn đang âm thầm kiếm trung bình vài ngàn đô mỗi tháng, những con số mà ai cũng phải ao ước. Dĩ nhiên các con số trên có thể là thật, cũng có thể giả, nhưng nhìn chung họ đều đã tốn không ít thời gian và công sức để đạt được, nên mình cứ xem là số liệu tham khảo.

Sự tự do! Ngoài mức thu nhập khủng thì "tự do" là một yếu tố quan trọng khiến cho mảng indie hacking ngày càng nhận được sự quan tâm. Với xuất phát điểm là một pet/side project, đơn giản chỉ là một thứ mình thích làm nhưng vẫn đem lại thu nhập cho mình, indie hacker là người hoàn toàn làm chủ thời gian và không gian mà mình muốn làm việc, bao nhiêu tiếng một ngày, bao nhiêu ngày một tuần, ở nhà, ở quán cafe hay khi đang nghỉ mát, họ không bị ràng buộc bởi quy định, giờ giấc hay vị trí như khi làm việc cho công ty, doanh nghiệp.

Phát triển nhiều kỹ năng, từ việc lên ý tưởng, thiết kế, coding, đến deploy, marketing, phân tích số liệu, hỗ trợ người dùng, sửa lỗi, bổ sung tính năng... tất cả những công việc đó mọi indie hacker đều phải đảm nhiệm cùng lúc (trong giai đoạn đầu nếu bạn dự định trở thành bootstrapper). Một indie hacker sẽ phát triển gần như toàn diện về mặt kỹ năng vì họ phải tự mình làm mọi thứ.

Có nên theo mảng Indie hacking? (cons)

Với những lợi ích vô cùng hấp dẫn kể trên thì có phải tất cả chúng ta nên nghỉ việc công ty để theo đuổi mảng indie hacking không? Hold the f* up! Trước khi đưa ra bất cứ một quyết định quan trọng nào, chúng ta hãy dừng lại khoảng 2 giâ... 2 ngày, ít nhất là 2 ngày để tìm hiểu kỹ về thứ mà mình quan tâm.

Mình có theo dõi và đọc qua một số bài chia sẻ của các indie hacker thành công kể trên về hành trình của họ thì có một vài đánh giá chung như sau:

Giỏi - để trở thành một indie hacker, nhất là một indie hacker thành công, yếu tố tiên quyết là bạn phải giỏi, giỏi và rất giỏi, về mặt kỹ thuật lẫn giao tiếp, và cả năng lực tự học, tự tìm tòi, vì indie hacker hoạt động hoàn toàn độc lập nên đây là yêu cầu tối thiểu. Và tất nhiên, tiếng Anh cũng là kỹ năng tất yếu không cần bàn cãi, để indie hacker có thể hướng sản phẩm của mình đến thị trường rộng hơn.

Làm việc cường độ cao - phải dành thật nhiều thời gian và công sức để làm ra sản phẩm. Nếu cảm thấy đi làm 8h/ngày là quá đủ thì có lẽ indie hacking không dành cho bạn. Trong giai đoạn đầu của một sản phẩm, các indie hacker thường phải dành từ 12 - 16h/ngày để làm việc. Số giờ có thể giảm đi tùy theo deadline bạn đặt ra cũng như năng lực của bản thân, và khi sản phẩm đã có doanh thu ổn định.

Kiên trì và chấp nhận thất bại - không phải ý tưởng nào cũng cho ra sản phẩm thành công, và thành công thì không có đường tắt.

  • Pieter Levels đã xây dựng hơn 70 sản phẩm qua nhiều năm thì mới có 4 sản phẩm thực sự thành công và đem lại mức thu nhập như mơ đó.
  • Marc Lou đã phải đối mặt với burnout, xây dựng hơn 20 sản phẩm suốt 2 năm và cũng chỉ 4 sản phẩm mang lại doanh thu.
  • Yongfook cũng phải dành suốt một năm liên tục để xây dựng 12 sản phẩm (trung bình một tháng release 1 sản phẩm) và chỉ có 2 sản phẩm mang lại doanh thu định kỳ.

Sự cô đơn - không như khi đi làm ở công ty, có bạn bè, đồng nghiệp để tán dóc, trao đổi, có những buổi chia sẻ kiến thức để đàm đạo, chém gió các kiểu, các indie hacker thường dành phần lớn thời gian trước máy tính để làm việc một mình, chủ yếu tương tác với người dùng, khách hàng qua các dạng email, bài đăng, blog, mạng xã hội hơn là những cuộc trò chuyện trực tiếp. Việc này nếu cứ tiếp diễn trong một thời gian dài rất dễ gây stress, ảnh hưởng xấu đến tinh thần.

Hẳn là không có lựa chọn nào gọi là toàn vẹn trong cuộc sống, được cái này mất cái kia, quan trọng là cái giá cho sự đánh đổi mà bạn chọn có xứng đáng hay không. Nếu bạn cảm thấy bản thân có thể vượt qua những thử thách trên, không phải chịu nhiều ràng buộc về kinh tế, tài chính và sẵn sàng mạo hiểm thì hẳn chọn ngã rẽ indie hacking.

Làm thế nào để bắt đầu Indie hacking? (how)

Disclaimer: Đoạn này đa phần là mình chém gió dựa theo quan sát và đánh giá của cá nhân, mà mình thì không dám tự nhận là một indie hacker (mặc dù cũng đang có một hai sản phẩm cá nhân đang có người dùng và doanh thu), nên các bạn đọc tham khảo cho vui, nếu có ý nào vô tình giúp ích cho các bạn thì đừng quên quay lại đây upvote hoặc còm-men một phát cho mình là được 😂

Nếu sau khi đọc đến đây mà bạn cảm thấy hứng thú, muốn kiếm thật nhiều tiền thử thách bản thân và bắt đầu bước trên con đường Indie hacking thì đừng vội rời bỏ công việc ổn định hiện tại mà "all-in" vào, hãy tìm hiểu thật kỹ đã, học hỏi kinh nghiệm từ những indie hacker thành công và bắt chước cách thức của họ. Dưới đây là một vài kinh nghiệm mà mình quan sát và đút kết được:

  • Sau khi rời ghế giảng đường, trau dồi thật nhiều kiến thức và kỹ năng thực chiến trong những năm đầu làm việc tại các công ty, doanh nghiệp. Nếu có thể thì nên ưu tiên các công ty nhỏ và startup làm xuất phát điểm vì bản thân sẽ được va chạm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn so với các doanh nghiệp lớn.
  • Dành ít thời gian khi rảnh hoặc cuối tuần để tự xây dựng một sản phẩm hoàn chỉnh từ chính ý tưởng của mình. Sản phẩm ở đây không cần phải tỉ mỉ, chỉn chu mà chỉ cần là một MVP (minimum viable product) - một sản phẩm có giao diện đơn giản, đủ dùng để người dùng có thể trải nghiệm. Cách làm này giúp rút ngắn thời gian phát triển và xác minh liệu ý tưởng của mình có đáng tiền hay không.
  • Rèn cho mình một tâm lý "fail early, fail often, but fail forward". Tức nếu MVP của mình có dấu hiệu không thu hút người dùng, nó sẽ không thành công, hãy từ bỏ ý tưởng đó ngay và bắt tay vào một MVP khác (fail early, fail often), cứ mỗi một ý tưởng sản phẩm bị thất bại, ta lại đút kết được một bài học, áp dụng bài học đó cho những lần sau, dần dần ta sẽ có một sản phẩm thành công (fail forward).
  • Rèn cho mình mindset của một "Product Owner". Đối với đa số anh em dev, coding có lẽ là thứ duy nhất mình quan tâm, còn sản phẩm của dự án có tròn méo, có người nào dùng, có ai chửi rủa mình chả quan tâm. Tuy nhiên, đối với một indie hacker, họ sẽ phải quan tâm tới mọi khía cạnh của sản phẩm mình làm ra, giảm thiểu chi phí, tối đa hóa doanh thu để mang lại thật nhiều lợi nhuận.
  • Marketing sản phẩm của mình qua càng nhiều kênh càng tốt, từ những cách hèn hạ nhất (spam các trang MXH như Facebook, X, Reddit, Hacker News; gửi cold email đến thật nhiều người) đến những cách chính thống (đăng lên Product Hunt, Indie Hackers, Google Play, Apple Store) hay những cách tốn kém nhất (chạy Google Ads, Facebook Ads).
  • Và cuối cùng, việc đắn đo, cân nhắc phải chọn công nghệ gì để phát triển sẽ chỉ mất thời gian, người dùng chẳng quan tâm bạn dùng cái quái gì để xây dựng sản phẩm mà họ dùng. Nếu không cần thiết, cứ dùng những công cụ mà mình đã quen thuộc, việc quan trọng là bạn xây dựng được một sản phẩm có người dùng, có doanh thu. Sẽ không ai dám đánh giá thấp một người vẫn dùng jQuery + PHP để xây dựng sản phẩm và đem lại mức thu nhập $200K/tháng cho họ.

@khangnd
Github Linkedin Dev.to Fandom

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Review chuyện nhảy việc cuối năm 2021

Chuyện là cuối năm 2021 vừa rồi mình quyết định nhảy việc sau 2 năm rưỡi làm ở công ty cũ. Chuyến đi phỏng vấn khá là thú vị, có nhiều thứ mình muốn chia sẻ cùng mọi người.

0 0 48

- vừa được xem lúc

Mình đã hướng dẫn Docker cho 500 anh em như thế nào?

Năm 2020 mình có upload lên Youtube một video hướng dẫn tự học Docker. Ở thời điểm hiện tại, video đã được 20,000 lượt view, hơn 700 lượt like cùng nhiều phản hồi tích cực.

0 0 29

- vừa được xem lúc

Kĩ năng vĩ mô và vi mô cho dev

Title đúng ra nên là Macro and Micro skill for dev nhưng mà mình thích … dật tít . Từ giờ mình xin được gọi là Macro skill và Micro skill nhé .

0 0 25

- vừa được xem lúc

Những điều giá như mình biết từ khi còn là Junior

Who am I. Mình là Nam Anh, Android developer với 5 năm kinh nghiệm.

0 0 16

- vừa được xem lúc

Một công việc tệ

Tại sao nên đọc bài này. . Một vài tiêu chí khi mình quyết định làm việc trong môi trường nào đó, hoặc khi mình quyết định rời đi. .

0 0 7