Trong vòng gần 2 năm qua mình đã đi làm ở một công ty IT mảng về product.
- Trong quá trình làm mình học được rất nhiều thứ từ tư duy code, tư duy phát triển sản phẩm, và cả việc nói KHÔNG
- Nói không khiến ta cảm thấy mình có lỗi với người đối diện, người giao việc, khiến mình cảm thấy mình vô dụng.Nói không từ chối một người một vấn đề là thứ cực kỳ cần thiết cho bản thân, vì nếu vì sự kiên nể, tự ái bản thân hay sợ làm bạn không dám từ chối sẽ khiến cho bạn rơi vào hoàn cảnh làm công việc đó không hiệu quả và làm tốn thời gian, công sức của cả bạn và người giao việc.
- Đôi lúc mình thấy việc đó là không đúng là sai nhưng vẫn nói có vì kiên nể, hoặc đơn giản không đủ can đảm để nói lên.Nhưng liệu ta nói có đến khi nào? có tốt không?
- Việc nói một cách liên tục khiến chúng ta dần quen với việc hạ thấp mong muốn bản thân và nâng cao mong muốn ý kiến của người khác, dần khiến chúng ta trở nên một màu và người thiếu chính kiến,
Các kiểu KHÔNG mình hay sử dụng:
- Không thể làm hết khối lượng công việc trên
- Không thấy hiểu hết ý tưởng người khác truyền đạt
- Không chấp nhận một ý kiến
Trường hợp 1 là trong khi làm việc mình luôn chấp nhận rất nhiều task cho bản thân, vừa là do ngại từ chối sếp, tinh thần không ngại việc, và vừa muốn thể hiện bản thân trước lãnh đạo.Nhưng khi hết thời gian đó rồi thì mình nghĩ lãnh đạo cũng đã thấy khả năng mình rồi nhưng mình vẫn cứ nhận việc mặc dù mình làm được hết nhưng nó quá nhiều dẫn đến công việc thì bị trễ, mình thì phải thức khuya liên tục để khác phục công việc.Bây giờ mình nhận ra không phải cứ cái gì mình cũng ôm trọn được hết, phải biết chia sẽ công việc, phải biết từ chối nếu thấy quá nhiều, như vậy sếp sẽ bao quát được công việc và chia cho người khác và đảm bảo được công việc, thì đó mới làm một người đi làm thông minh và có trình độ
Trường hợp 2 cũng do ngại dấu việc mình hiểu chậm ý của lãnh đạo, khiến mình cái gì cũng bảo là hiểu rồi nhưng thật sự không hiểu hết ngọn nghành, không đặt hết vấn đề về công việc ví dụ: vấn đề công việc này có scope như nào, có liên quan đến phần nào nữa không?,...Thì do việc cứ nói "có" và "dạ em hiểu rồi" dẫn đến phải fix bug liên tục.Đó là thứ mình hay gặp trong những ngày đầu đi làm
Trường hợp 3 Do việc kiên nể và sợ làm người khác buồn nên các vấn đề mọi người đặt ra mình đều okey và không phản đối.Có một lần như này việc thiết kế các database cho một app các bảng mình thấy có vấn đề nhưng không ý kiến và đều chấp nhận, đến sau mình là người làm app đó phải đi fix và sửa lại thiết kế database như mình đã tư duy từ ban đầu
Từ khi mình khắc phục được các vấn đề thì mình thấy mình thay đổi rất nhiều, có chính kiến, quyết đoán hơn, lãnh đạo cũng nhìn mình theo hướng khác hơn tích cực hơn. Nói không không phải mình dở, không phải mình trốn việc, không phải là mình không biết điều.Đôi lúc nói không đúng lúc sẽ khiến bạn giúp được nhiều người, giúp mình quyết đoán hơn
Cuối cùng mình muốn nói là phải nhận định được mình có đảm nhận được hết không và phải biết từ chối nếu quá nhiều công việc, và phải biết đưa ra ý kiến bản thân, không ngại, và thái độ khi bạn từ chối phải theo xu hướng tích cực nhé để tránh mất lòng người khác và vừa thể hiện được là bạn có trách nhiệm với công việc.
Đó là một số nhận định của mình khi đi làm và mình thấy vậy, còn các bạn thấy sao về chủ đề trên.Các bạn có từ chối nhận việc của sếp lần nào chưa ? hảy cùng chia sẽ nhé