- vừa được xem lúc

JSON Web Tokens (JWT) có dễ bị "gãy" không? (Phần 2)

0 0 39

Người đăng: Ngo Van Thien

Theo Viblo Asia

I. Tổng quan

Sau bài viết đầu tiên về chủ để an toàn khi sử dụng JWT Token với tiêu đề nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc mình thấy có động lực để tiếp tục chuỗi bài viết về tấn công JWT. Nội dung phần 2 sẽ tiếp tục với một số hình thức tấn công JWT. Bài viết hi vọng giúp các bạn có những kiến thức về bảo mật JWT. Đặc biệt, mình hi vọng với chuỗi bài viết này sẽ giúp đội ngũ lập trình viên có thêm kiến thức về các hình thức tấn công JWT đơn giản. Từ đó, đội ngũ lập trình viên có thêm nhiều kiến thức và phương pháp để phòng tránh các cuộc tấn công vào JWT Token.

Ở phần 1, chúng ta đã được biết về cấu trúc, cơ chế hoạt động và một số lỗi thường gặp của lập trình viên khi sử dụng JWT Token (Không verify token trên server, không sử dụng thuật toán mã hóa khi verify token). Ở bài viết này, chúng ta tiếp tục với các hình thức tấn công JWT Token khác.

II. Brute-forcing secret keys

1. Secret key trong JWT

Trước khi tìm hiểu về hình thức tấn công này, chúng ta cần hiểu về cơ chế hoạt động và cách sử dụng secret ket trong JWT: Quá trình signing the Json Web Token (Ký JWT Token) diễn ra như sau:

image.png

Sau khi người dùng xác thực , server tiến hành signing JWT Token và gửi về cho phía client. Thuật toán signing sẽ sử dụng header, payloadsecret key để tiến hành tạo ra một signature (chữ ký) duy nhất trên phía server và gửi lại phía client.

Sau khi nhận được JWT Token hợp lệ, client đã được xác thực sử dụng để truy cập các chức năng. Mỗi lần Client gửi JWT Token lên phía server, JWT Token sẽ được server sử dụng thuật toán verify để kiểm tra việc chữ ký có hợp lệ hay không (có bị sửa đổi trái phép hay không). Nói cách khác, server kiểm tra xem dữ liệu trong payload có bị thay đổi trái phép hay không.

image.png

Nhưng vấn đề nằm ở đâu? Rõ ràng mỗi lần client gửi JWT Token lên server, nếu muốn thay đổi dữ liệu một cách hợp lệ, client cần thực hiện signing lại JWT Token trước khi gửi lên server. Và JWT Token này chỉ được server hợp lệ nếu secret key client sử dụng trùng với secret key được lưu trên phía server. Vậy ý tưởng ở đây là chúng ta sẽ tiến hành "đoán" secret key mà server sử dụng để ký và từ đó tiến hành sửa đổi dữ liệu, sau đó sẽ gửi lên phía server để tấn công.

Đương nhiên, chúng ta sẽ không ngồi "đoán bừa" mà sẽ sử dụng các công cụ hỗ trợ. Chúng ta cùng đến với demo tấn công

2. Sử dụng hashcat để tiến hành brute-force secret key

Đây là một hình thức tấn công vào secret key của JWT Token.

2.1 JWT authentication bypass via weak signing key

Bước 1: User wiener sau khi xác thực thành công tiến hành truy cập vào /my-account

image.png

Bước 2: Truy cập vào trang admin:

image.png

Bước 3: Thử sửa đổi JWT Token: "sub": "wiener", thành "sub": "administrator" và truy cập nhưng không thành công:

image.png

Bước 4: Brute-force secret key sử dụng hashcat Command:

sudo hashcat -a 0 -m 16500 jwt_token.txt jwt.secrets.list --force

image.png

Trong đó:

Kết quả:

Brute-force thành công secret key có giá trị: secret1

Bước 5: Generate a forged signing key

Thực hiện Base64-encoded secret key: Sử dụng công cụ Decoder của BurpSuite

image.png

Tiến hành Sửa và ký lại JWT Token Tạo mới: "New Symmetric Key" và tiến hành gernerate (k: giá trị base64-eoncded secret key)

image.png

Bước 6: Sửa đổi và ký lại JWT Token

Quay lại Request ở repeater tiến hành sửa đổi dữ liệu ở payload:

  1. Sửa đổi JWT Token: "sub": "wiener", thành "sub": "administrator"
  2. Sau đó tiến hành Sign
  3. Chọn Signing key là chữ ký mới tạo và Signing AlgorithmHS256

image.png

  1. Tiến hành gửi request và truy cập trang quản trị users thành công

image.png

2.2 Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến JWT bị tấn công ở đây là do developer dử dụng secret key quá yếu (quá ngắn, không đủ độ phức tạp và có trong wordlist có sẵn)

2.3 Biện pháp

Developer cần sử dụng key có độ dài đủ lớn (có thể lớn hơn 16 ký tự và càng phức tạp càng tốt) và không nằm trong wordlist có sẵn.

III. JWT header parameter injections

Theo thiết kế của JWS (JSON Web Signature), trong phần header có chứa tham số alg là bắt buộc để chỉ định thuật toán mã hóa. Ngoài ra, chúng ta còn một số header khác (JOSE headers):

  • jwk (JSON Web Key) - Cung cấp đối tượng JSON được nhúng thêm public key.
  • jku (JSON Web Key Set URL) - Cung cấp đường dẫn nơi server có thể lấy về public keys đã được trusted sau đó dùng để verify token.
  • kid (Key ID) - Cung cấp ID mà server có thể sử dụng để xác định chính xác khóa sử dụng trong trường hợp sử dụng nhiều khóa.

1. Injecting self-signed JWTs via the jwk parameter

Chữ ký Web JSON (JWS) mô tả một tham số jwk ở header, server có thể sử dụng để nhúng public key trực tiếp trong token của JWT. Trong mô hình này, public key sử dụng để verify token nhằm xác định chữ ký có hợp lệ không:

Mô hình sử dụng mã hóa đối xứng (symmetric key): Sử dụng thuật toán HS256 (HMAC + SHA-256), trong đó secret sử dụng vừa để ký vừa để verify token

jwt-symmetric-signing-algorithm.jpg

Mô hình sử dụng mã hóa bất đối xứng (asymmetric key): Sử dụng thuật toán RS256 (RSA + SHA-256), trong đó private key sử dụng để ký và public key để để verify token.

jwt-asymmetric-signing-algorithm.jpg

Một ví dụ của JWT header:

{ "kid": "ed2Nf8sb-sD6ng0-scs5390g-fFD8sfxG", "typ": "JWT", "alg": "RS256", "jwk": { "kty": "RSA", "e": "AQAB", "kid": "ed2Nf8sb-sD6ng0-scs5390g-fFD8sfxG", "n": "yy1wpYmffgXBxhAUJzHHocCuJolwDqql75ZWuCQ_cb33K2vh9m" }
}

1.1 Tấn công sử dụng jwk header

Ý tưởng ở đây là chúng ta sẽ tự tạo ra bộ public keyprivate key, sau đó gửi public lên. Vì trên server chỉ kiểm tra nếu có public key server sẽ sử dụng để tiến hành verify.

Bước 1: Login vào tài khoản wiener

image.png

Bước 2: Truy cập tới trang admin nhưng bị chặn do không phải là admin

image.png

Bước 3: Tạo mới RSA key

image.png

Bước 4: Thay đổi giá trị thành: "sub": "administrator" và Chọn Attack -> Embedded JWK

image.png

Bước 5: Chọn key được tạo ra ở bước 3

image.png

Bước 6: jwk được embedded thành công và truy cập được trang quản trị của admin

image.png

1.2 Nguyên nhân

Nguyên nhân của lỗ hổng đến từ việc developer không white list public key được sử dụng để verify trên server mà thay vào đó dùng public key người dùng cung cấp để verify

1.3 Cách khắc phục

White list public được sử dụng để verify trên server. Có thể tham khảo để sử dụng jku (JSON Web Key Set URL) - Cung cấp đường dẫn nơi server có thể lấy về public keys đã được trusted sau đó dùng để verify token

IV. Tổng kết

Bài viết có trình bày một số kịch bản tấn công vào JWT Token, nguyên nhân chủ yếu vẫn đến từ việc developer áp dụng chưa tốt JWT vào việc xác thực Token. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thêm góc nhìn bảo mật về JWT Token. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay trao đổi nào, vui lòng comment bên dưới bài viết. Mình không chắc sẽ giải đáp được tất cả những thắc mắc nhưng mình hứa sẽ tìm phương án tốt nhất để giải đáp được thắc mắc của các bạn.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!!!

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Tổng quan một số kỹ thuật khai thác lỗ hổng bảo mật Web (P1)

Trong thời đại công nghệ phát triển hiện nay, việc đảm bảo an ninh thông tin trên không gian mạng đang là vấn đề dành được nhiều sự quan tâm. Nguy cơ mất an toàn thông tin đang là mối đe dọa lớn và ngày càng gia tăng đối với an ninh quốc gia.

0 0 95

- vừa được xem lúc

[Secure coding - Part 3] Là developer cần làm gì để ứng dụng của mình an toàn và bảo mật hơn?

Tổng quan về vấn đề bảo mật. Đây là nội dung nối tiếp trong phần 1.

0 0 62

- vừa được xem lúc

[Secure coding - Part 4] Là developer cần làm gì để ứng dụng của mình an toàn và bảo mật hơn?

Tổng quan về vấn đề bảo mật. Trở lại với chuỗi bài viết về hướng dẫn lập trình an toàn cho lập trình viên, bài viết thứ tư trong series's post: Secure coding for developers sẽ tiếp tục với nội dung về

0 0 81

- vừa được xem lúc

[Secure coding - Part 5] Là developer cần làm gì để ứng dụng của mình an toàn và bảo mật hơn?

Tổng quan về vấn đề bảo mật. Trở lại với chuỗi bài viết về hướng dẫn lập trình an toàn cho lập trình viên, bài viết thứ tư trong series's post: Secure coding for developers sẽ tiếp tục với nội dung về

0 0 39

- vừa được xem lúc

IDOR là gì và ứng dụng bạn code có bị lỗi IDOR không?

Tổng quan. Nếu bạn là một pentester thì có thể đã quen với lỗ hổng bảo mật IDOR.

0 0 173

- vừa được xem lúc

Lỗ hổng Business logic trong bảo mật ứng dụng website

Tổng quan. Các lỗ hổng bảo mật website như SQL Injection, UnBroken Access Control, Unrestricted File Upload, XSS chắc không còn xa xạ với nhiều người làm bảo mật hay lập trình viên.

0 0 38