- vừa được xem lúc

Keep scroll postion reactjs

0 0 34

Người đăng: Nguyen Xuan Vinh

Theo Viblo Asia

Hello xin chào mọi người, lại là mình đây. Hôm nay mình xin chia sẽ với các bạn một tính năng mà khi đi làm sẽ có thể gặp qua, tính năng này mình cũng mới vọc vạch ra, trên google cũng có khá nhiều bài viết về nó, nhưng vài viết này mình sẽ tự code và hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn.

Bạn có để ý khi lên shoppe tìm kiếm một sp nào đó nó sẽ có một list dài nhiều sp, khi bạn scroll xuống và click vào một sp bất kì, sau đó back lại nó vẫn giữ được tại ngay vị trí mà mình đã scroll trước đó không? Sau đây mình sẽ tiến hành làm một ví dụ để bạn có thể hình dung ra dể dàng hơn nhé, nào làm theo mình nhé:

1. Tạo một project:

Đầu tiên các bạn chạy lệnh này để khởi tạo một project bằng create-react-app nhé:

npx create-react-app keep-scroll-postion

Sau khi tạo xong, bạn tiến hành run nó bằng lệnh bên dưới để kiểm tra project của mình đã chạy chưa nhé:

yarn start or npm start

2. Tiến hành install React router:

Để sử dụng React router thì các bạn cài thêm cho mình package react-router-dom nhé:

yarn add react-router-dom

3. Tạo các files:

Sau khi cài xong các bạn tiến hành tạo thêm cho mình 2 Page vào Home.js và Product.js vào ./src Trong file Home.js và Product.js mình sẽ cho như nhau chỉ khác nên ở tên component nhé:

import { useKeepPositionScroll } from './hooks'; export default function Home() { // đổi tên thành Product (trong file Product.js) const items = Array.from(new Array(20), (_, i) => i); useKeepPositionScroll(); return ( <> <h1>Home</h1> // đây cũng vậy <section> {items.map((item, index) => ( <div key={index} className="item"> {item} </div> ))} </section> </> );
}

Để mình giải thích thêm tí về đoạn code trên, bạn có thể thấy mình đang import thằng useKeepPositionScroll (tí mình sẽ giải thích về thằng này nha) Ở đây mình mong muốn tạo ra một list có 20 items nên mình đã tạo với Array.from(new Array(20), (_, i) => i); Sau đó là sử dụng map để show nó ra.

Tiếp theo nữa là mình sẽ tiến hành tạo một cái menu để click chuyển trang nhé. Đầu tiên tạo components/Navbar/index.js với đoạn code sau:

import { Link } from 'react-router-dom'; export default function Navbar() { return ( <nav> <Link to="/">HOME</Link> <Link to="/about">ABOUT</Link> <Link to="/products">PRODUCTS</Link> </nav> )
}

Đoạn code trên cũng đơn giản nên mình không giải thích thêm nha.

Sau đó vào file App.js để mình cấu hình cho router nhé.

import { BrowserRouter as Router, Route, Switch } from 'react-router-dom'; import Navbar from './components/Navbar';
import About from './About';
import Home from './Home';
import Products from './Products'; import './App.css'; function App() { return ( <main className="App"> <Router> <Navbar /> <Switch> <Route exact path="/" component={Home} /> <Route path="/about" component={About} /> <Route path="/products" component={Products} /> </Switch> </Router> </main> );
} export default App;

Nếu bạn chưa hiểu rõ về React router thì bạn có thể đọc thêm tại đây nhé, dể hiểu lắm ?

Sau đó chạy thử xem ok chưa nha!

Rồi cuối cũng là thằng hook custom useKeepPositionScroll.js, bạn tạo cho mình /hooks/index.js với đoạn code:

export { default as useKeepPositionScroll } from './useKeepPositionScroll';

Sau đó tạo thêm /hooks/useKeepPositionScroll.js:

import { useState, useEffect } from "react";
import { useLocation } from "react-router-dom"; export default function useKeepPositionScroll() { let location = useLocation(); const [scrollTop, setScrollTop] = useState(0); const [isScroll, setIsScroll] = useState(false); useEffect(() => { let newScrollPosition = []; // get scrollPosition from sessionStorage const scrollPosition = JSON.parse(sessionStorage.getItem("scroll-position")) || []; // get index const id = scrollPosition.findIndex( (v) => v.pathname === location.pathname ); // check if pathname exist in storage if (id !== -1) { // if not scroll then default scroll to position available in storage if (!isScroll) window.scrollTo(0, scrollPosition[id].position); // update sessionStorage newScrollPosition = [...scrollPosition]; newScrollPosition.splice(id, 1, { pathname: location.pathname, position: scrollTop, }); sessionStorage.setItem( "scroll-position", JSON.stringify(newScrollPosition) ); return; } newScrollPosition = [ ...scrollPosition, { pathname: location.pathname, position: 0, }, ]; sessionStorage.setItem( "scroll-position", JSON.stringify(newScrollPosition) ); window.scrollTo(0, 0); }, [scrollTop, location.pathname, isScroll]); // Get scroll top const windowScrollTop = () => { const position = window.pageYOffset; setIsScroll(true); setScrollTop(position); }; useEffect(() => { window.addEventListener("scroll", windowScrollTop); return () => window.removeEventListener("scroll", windowScrollTop); }, []); return location;
}

Đoạn code trên là mình đang tạo một custom hook, file này có chức năng là kiểm tra xem pathname của page này đã tồn tại trong sessionStorage chưa, nếu chưa thì thêm vào, mà rồi thì sẽ thay thế bằng một giá trị khác. Có nghĩa cấu trúc của nó như này:

[{"pathname":"/","position":300},{"pathname":"/about","position":0},{"pathname":"/products","position":0}]

Ở đoạn code trên mình đã note cmt nên các bạn đọc sẽ hiểu thôi.

4. Hồi kết:

Cũng đã hết rồi, hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn, chúc các bạn cuối tuần vui vẻ nhé, thanks all ❤️

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Cùng tìm hiểu về các hook trong React hooks

Đối với ai đã từng làm việc với React thì chắc hẳn đã có những lúc cảm thấy bối rối không biết nên dùng stateless (functional) component hay là stateful component. Nếu có dùng stateful component thì cũng sẽ phải loay hoay với đống LifeCycle 1 cách khổ sở Rất may là những nhà phát triển React đã kịp

0 0 100

- vừa được xem lúc

Khi nào nên (và không nên) sử dụng Redux

. Công việc quản lý state với những hệ thống lớn và phức tạp là một điều khá khó khăn cho đến khi Redux xuất hiện. Lấy cảm hứng từ design pattern Flux, Redux được thiết kế để quản lý state trong các project JavaScript.

0 0 127

- vừa được xem lúc

ReactJS: Props và State

Nếu bạn đã học ReactJS hay React Native, bạn sẽ thấy các Props và State được sử dụng rất nhiều. Vậy chính xác chúng là gì? Làm thế nào để chúng ta sử dụng chúng đúng mục đích đây.

0 0 59

- vừa được xem lúc

State và Props trong Reactjs

Hello các bạn, tiếp tục seri tìm hiểu về ReactJs hôm nay mình xin giới thiệu đến các bạn hai thứ mình cho là thú vị nhất của ReactJs là State và Props. State bạn có thể hiểu đơn giản là một nơi mà bạn lưu trữ dữ liệu của Component, từ đó bạn có thể luân chuyển dữ liệu đến các thành phần trong Compon

0 0 54

- vừa được xem lúc

Memoization trong React

. 1.Introduction. Memoization có liên quan mật thiết đến bộ nhớ đệm, và dưới đây là một ví dụ đơn giản:. const cache = {}.

0 0 51

- vừa được xem lúc

Nâng cao hiệu suất React Hooks với React.memo, Memoization và Callback Functions

1.Ngăn Re-render và React.memo. React.

0 0 80