- vừa được xem lúc

Khi mình chọn khó tính

0 0 32

Người đăng: Thanh Le

Theo Viblo Asia

Tại sao nên đọc bài này?

  • Có thể bạn cũng đã từng dễ tính giống mình, vậy sao mình lại trở nên khó tính
  • Tại sao sếp bạn khó tính, đồng nghiệp thì dễ tính

Bạn làm việc cho ai?

Hồi lúc mới đi làm, tất cả công việc của mình đều được đánh giá dựa trên đồng nghiệp, hoặc các anh chị senior hơn. Mình làm frontend, có cả backend nữa và lúc đó thì mọi câu hỏi để chứng mình mình đã hoàn thành tốt công việc sẽ là

  • Em code đã đúng chuẩn theo như design chưa?
  • Function đó chạy có ổn không, đúng theo acceptance criteria chưa?
  • Review code xem thằng này code có chuối 🍌 không?

Ok, nếu pass hết các câu hỏi trên thì nghĩa là “Good job, làm tốt lắm em! 🎉”

Tuy nhiên khi pass lại output cho client thì sometime vẫn sẽ có bug kiểu như:

  • Anh mở ở iphone của anh thì layout chỗ này lệch nè ku, mình check lại thì nghĩ trong đầu, mọe ông này bị dở hả, design chỉ có ở bản 375px width và desktop thôi, ổng dùng dt xịn ở 420px width thì nó lệch xíu là đúng rồi
  • Wording chỗ này không ổn, icon ở đây bị lệch một xíu
  • Share trang này trên Facebook thì nó hiện mỗi cái title, không có hiện description hay image gì cả
  • Vân…vân

Đôi khi những issue còn phát hiện sớm hơn vì sếp mình đã mò ra rồi. Cũng có lúc trách thầm “Ông sếp này khó tính vkl 😡”

Feel good

Cũng có lúc mình thấy những thứ như vậy cần được bổ sung vào task description, vào acceptance criteria hay nên đổi design để tốt hơn. Nhưng hiếm khi mình mở miệng ra nói những thứ như vậy. Chắc gì những thứ mình nói là đúng, lỡ nó có đúng mà làm kĩ như vậy mà trễ timeline thì sao? Mình tự dặn nếu mình làm task đó thì mình sẽ cố làm thêm những thứ như vậy. Đôi khi mình làm được, đôi khi không. Khó vkl 🙃!

Mình hiếm khi góp ý với mọi người vì mình nghĩ là sẽ mang lại trouble cho mọi người. Có ai thích làm nhiều hơn đâu? Mình nói rồi người ta cô lập mình thì sao? Đi làm mà bị cô lập chắc chầm kẻm chết quá.

Quan trọng và quan trọng hơn

Cảm giác khiến cho mọi người xung quanh mình feel good vẫn luôn là principle từ đó tới giờ. Mình nghĩ là mọi người thoải mái thì mọi người có thể đi cũng nhau lâu hơn, làm việc vui vẻ hơn, và tới cuối thì có thể… làm mọi thứ tốt hơn.

Mình đã từng nói rằng “Mình sẽ làm solo dev tới khi mình có thể care được cho mọi người thì mình mới đủ dũng khí để rủ mọi người làm chung”

Có người nói suy nghĩ như vậy thật là “stupid”, làm sao em có thể tự làm một mình được, nếu em tự làm một mình thì cần gì rủ người khác nữa?

Mình biết suy nghĩ như vậy là ngu thật, nhưng mình vẫn tin việc khiến người xung quanh feel good là thứ mà mình coi trọng và mình muốn ngu như vậy. Miễn là mọi người thấy ổn 😃

Nhưng mình chợt nhận ra, mình muốn mọi người làm chung với mình feel good đó, vậy còn user thì sao? Lỡ những người làm chung feel good khiến user feel bad thì sao? In the end thì thứ mình muốn là user feel good mà.

Mình nghĩ mỗi người sẽ có con đường riêng, dù mình có khiến mọi người feel good hay không thì cuối cùng thì sẽ vẫn có lý do chủ quan hay khách quan khiến 2 người không còn đi chung nữa. Và mình nhận ra

Team feel good thì quan trọng, nhưng khiến user feel good thì quan trọng hơn!

Và mình chọn khó tính hơn, bắt đầu dám nói những thứ mà mình tin sẽ tốt hơn cho user. Miễn là users feel good thì mình mới care tới team được!

Mình cũng muốn mọi người trong team như vậy, công việc của mọi người là làm cho users feel good, không phải là làm cho đồng nghiệp hay sếp mình feel good. Nếu mọi người cung chung chí hướng như vậy, kiểu gì mọi người sẽ có thể feel good cũng nhau.

Happy Monday!

Bài viết “lan quyên”

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Product Manager/Owner cần học gì? – Part 1

Product Management là một trong những công việc khó khăn nhất mình đã từng trải nghiệm. Đặc biệt là khi mới bắt đầu.

0 0 35

- vừa được xem lúc

5 bước tự học học Product Management

Không có cơ sở đào tạo chính quy nào ở Việt Nam đào tạo Product Management. Đa phần PM/PO đều là các bạn nhảy từ một lĩnh vực khác sang.

0 0 44

- vừa được xem lúc

Framework 5 bước tự build sản phẩm cho Product Manager, Owner

Rất khó để bạn có thể học Product Management chỉ bằng cách đọc sách, học khóa học. Vậy làm sao để có skills làm sản phẩm thật sự? Làm sao để có kinh nghiệm khi bạn mới chỉ bắt đầu.

0 0 31

- vừa được xem lúc

Lựa chọn công nghệ nào cho giải pháp của bạn?

Dự án này cần công nghệ nào đặc biệt? ngôn ngữ lập trình, framwork, db? .. đây là câu hỏi mà một lập trình viên phải trả lời hàng ngày. Tác động của công nghệ đối với cuộc sống cá nhân và công việc củ

0 0 30

- vừa được xem lúc

Sự khác nhau giữa Công ty Outsourcing và Product

" SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÁC CÔNG TY OUTSOURCING ĐƯỢC ĐO BẰNG MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG. SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÔNG TY PRODUCT ĐƯỢC ĐO BẰNG MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÙNG.

0 0 36

- vừa được xem lúc

Lên thuyền

Tại sao nên đọc bài này. .

0 0 35