- vừa được xem lúc

Không “ xuất thân” IT, làm thế nào để trở thành 1 Business Analyst "chất" ? (Phần 1)

0 0 20

Người đăng: Hienkaity

Theo Viblo Asia

🌱🌱🌱Vừa học vừa viết🌱🌱🌱

Xuất thân là 1 Non.IT chính hiệu, nên đây cũng là câu hỏi mà mình không ngừng đặt ra trong quá trình tìm hiểu và phát triển công việc yêu thích của mình là Business Analyst. Để trả lời cho câu hỏi này mình đã có 1 bài viết tổng hợp thông tin bao gồm 3 nội dung sau đây, mong rằng anh chị làm tuyển dụng và các anh chị cùng ngành có thể tham khảo và góp ý cho những gì mình còn thiếu sót:

(1) Business Analyst được định nghĩa như thế nào? BA làm gì trong một dự án?

(2) "Khẩu vị" tuyển dụng của các Cty và ba nhóm đối tượng có thể trở thành BA?

(3) Cần trau dồi học hỏi những gì để trở thành BA “chất” ?

Cũng như việc chọn người để yêu, trước hết bạn cần biết người đó là ai, đặc điểm tính cách như thế nào... Khi phân tích 1 vấn đề cũng vậy, bao giờ chúng ta cũng nên xuất phát từ việc, đi tìm định nghĩa của vấn đề. Vậy Business Analyst đang được định nghĩa thế nào?

1. Business Analyst (BA) là gì?

Theo Babok Guide (Sách của tổ chức International Institute of Business Analyst (IIBA))

Business analysis (BA) is the practice of enabling change in an enterprise by defining needs and recommending solutions that deliver value to stakeholders. Business analysis enables an enterprise to articulate needs and the rationale for change, and to design and describe solutions that can deliver value.

Phân tích nghiệp vụ (BA) là hoạt động chuyên môn cho phép tạo ra sự thay đổi cho doanh nghiệp bằng cách định nghĩa nhu cầu và đề xuất giải pháp đem lại giá trị cho các stakeholders. Việc phân tích cho phép một doanh nghiệp nói rõ nhu cầu và lý do thay đổi và để thiết kế và mô tả các giải pháp có thể mang lại giá trị.

Khái niệm trong sách đề cập là… rất rộng, đề cập đến việc phân tích và cải tiến toàn bộ các lĩnh vực hoạt động của 1 doanh nghiệp như chiến lược kinh doanh, mô hình hoạt động, hệ thống phần mềm, hệ thống dữ liệu, quy trình vận hành nghiệp vụ...

Tuy nhiên, bài viết dưới đây mình chỉ xin phép chỉ đề cập đến công việc của BA thường sẽ gắn với 1 hệ thống nghiệp vụ và phần mềm tại các công ty, tóm gọn trong phạm vi công việc thực tế mà “hầu hết’’ các bạn BA và IT.BA tại Việt Nam đang làm việc nhé.

Cách hiểu của mình: Ở đâu có vấn đề, có cải tiến, có cơ hội ở đó có BA. BA là cầu nối giữa các Stateholder (các bên liên quan) trong một dự án phát triển, để chuyển các yêu cầu đề bài/quy trình thực tế của KH hoặc người dùng thành các yêu cầu mà hệ thống có thể đáp ứng và xử lý được và định nghĩa các yêu cầu, mô hình hóa các vấn đề của KH/người dùng từ đó đề suất giải pháp giải (giải pháp nghiệp vụ hoặc hệ thống) để quyết vấn đề đó.

Ví dụ về công việc của 1 BA:

(1) Phòng kế toán công ty bạn đang cần gửi 1 báo cáo cho cơ quan thuế, dữ liệu báo cáo lên đến hàng triệu dòng, với các công thức tính thuế khác nhau. Nếu công việc này được thực hiện thủ công tay bởi nhân viên kế toán thì sẽ mất rất nhiều nguồn lực, thời gian và rủi ro sai sót. Công việc của 1 BA là đưa ra logic xử lý giúp cho nv kế toán chỉ sau 1 cú click chuột trên hệ thống thống phần mềm của công ty, hàng triệu dòng dữ liệu đó sẽ được tính toán gọn gàng trong báo cáo với số liệu hoàn toàn chính xác, đồng thời tối ưu được nghiệp vụ hằng ngày của nhân viên kế toán đó.

(2) Hoặc công ty bạn nhận hợp đồng xây dựng 1 phần mềm quản lý nhân sự cho công ty KH, bạn sẽ là người sứ giả vi hành sang công ty KH tìm hiểu việc quản lý nhân sự hiện tại và đưa ra giải pháp phần mềm quản lý và cùng team IT xây dựng hệ thống được đo ni đóng giày phù hợp với các yêu cầu thực tế KH mong muốn.

2. BA làm gì trong một dự án?

Dựa trên tìm hiểu và tổng hợp của mình trên 11 Job description của các công ty công nghệ và các doanh nghiệp lớn trên thị trường tuyển dụng Business Analyst như Viettel, VPS, Techcombank, VPbank, FPT, Nashtech, Onemount, BKAV, VCCOP, VNG, CMC… cũng như thực tế công việc hàng ngày mình đang được trải nghiệm, mình có những tổng hợp về các hoạt động chính của vị trí BA như sau:

(Note: Cách mình đã tổng hợp thông tin trên như thế nào? Nhóm các đầu việc tương tự nhau trong JD về các đề mục đầu mục chung, sử dụng các từ ngữ trong JD của các công ty để viết tóm tắt lại các công việc mà 1 BA đang thực hiện)

1. Thu thập thông tin, nghiên cứu và xây dựng đề bài

  • Khảo sát, thu thập, phân tích các yêu cầu của người dùng và mô hình hóa các yêu cầu nhằm xác định các vấn đề còn tồn tại hoặc xác định các cơ hội kinh doanh mới, sản phẩm mới.
  • Người dùng ở đây có thể là người dùng nội bộ hệ thống tại công ty bạn hoặc là đối tác KH bên ngoài mua giải pháp của công ty bạn.

📌Đầu ra: Xác định được đề bài cần giải quyết.

2. Đề xuất giải pháp hệ thống cho đề bài trên

  • Đề xuất giải pháp nghiệp vụ và giải pháp hệ thống: xây dựng tính năng cải tiến, tiện ích dịch vụ, quy trình nghiệp vụ hoặc sản phẩm mới giải quyết vấn đề đã làm rõ bên trên.
  • Tài liệu hóa các giải pháp nghiệp vụ và hệ thống trên: BRD, SRS, …

📌Đầu ra: Chi tiết giải pháp cho đề bài đã xác định có thể là giải pháp hệ thống hoặc giải pháp nghiệp vụ.

3. Phát triển giải pháp hệ thống cùng team phát triển

  • Phát triển giải pháp nghiệp vụ cùng các bộ phận vận hành nghiệp vụ.
  • Tham gia phát triển giải pháp hệ thống cùng Team Dev, Tester, UI/UX, CX,…
  • Đầu mối đào tạo cho các thành viên dự án hiểu về vấn đề nghiệp vụ.

📌Đầu ra: Hình thành sản phẩm giải pháp demo.

4. Kiểm định và đảm bảo chất lượng của giải pháp

  • Kiểm soát việc đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ của ứng dụng bằng việc test đánh giá và kiểm thử

📌Đầu ra: Sản phẩm được thử nghiệm và kiểm định cất lượng.

5. Đào tạo và chuyển giao

  • Xây dựng tài liệu tài liệu vận hành và hướng dẫn sử dụng hệ thống.
  • Hướng dẫn đào tạo sản phẩm, giải pháp cho người dùng.
  • Hỗ trợ sau golive, thu thập thông tin phản hồi từ người dùng.

📌Đầu ra: Hoàn thiện việc đưa giải pháp của sản phẩm vào thực tế.

6. Các vấn đề liên quan

  • Xây dựng hợp đồng với đối tác, kiểm soát rủi ro thông tin, luật pháp…

Vậy là có 6 nghiệp vụ xung quanh công việc của 1 BA, ở đây mình tạm thời bỏ qua các mô hình phát triển dự án như Agile-scrum, Waterfall… mình chỉ nói về “Khu vực hoạt động” của các bạn BA trong 1 chu trình phát triển giải pháp hoặc phầm mềm hoàn chỉnh, các các đầu việc này sẽ được áp dụng linh hoạt theo từng mô hình phát triển dự án.

3. “Khẩu vị” tuyển dụng của các công ty và ba nhóm đối tượng có thể trở thành BA.

Mỗi bạn sẽ có một xuất phát điểm khác nhau, trên con đường để trở thành một BA “chất”, việc bạn nắm được lợi thế, những điều cần cải thiện và “khẩu vị” tuyển dụng của các công ty sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về bức tranh chung và đưa ra “chiến lược” phát triển phù hợp nhất với mình. Có 3 nhóm xuất phát điểm để trở thành BA

(1) Những bạn có chuyên môn về công nghệ

  • Lợi thế : có kiến thức nền tảng chuyên về CNTT, dễ dàng tiếp cận các vấn đề kỹ thuật phức tạp, dễ dàng nắm được hoạt động của hệ thống và đưa ra giải pháp hệ thống.
  • Những điều cần bổ sung: Kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ phi kỹ thuật (ví dụ như kế- kiểm toán, tài chính ngân hàng…). Các bạn cũng dễ bị lạc vào các giải pháp của hệ thống có thể đáp ứng thay vì những gì KH thực sự cần. Vì xuất thân kỹ thuật hơi khô khan, nên đôi khi các bạn sẽ ít linh hoạt về kỹ tương tác và giao tiếp, nên đây cũng là một kỹ năng mà các bạn cần “luyện tập”.
  • “Khẩu vị” tuyển dụng: Các công ty outsource chuyên về công nghệ sẽ rất ưa thích nhóm đối tượng này, do yêu cầu cao về giải pháp công nghệ xây dựng mới các giải pháp phần mềm hoặc gia công phần mềm cho đối tác, các bạn cũng có thêm cơ hội được cọ sát trên nhiều lĩnh vực nghiệp vụ khác nhau phụ thuộc vào KH mà cty bạn phục vụ.

(2) Những bạn có chuyên môn kinh tế, ngôn ngữ...

  • Lợi thế: các bạn có “xuất thân” kinh tế thường có kiến thức nền tảng và dễ dàng tiếp cận các vấn đề chuyên sâu về nghiệp vụ phức tạp như phân tích tài chính, kế-kiểm toán, chứng khoán, sales... Ngoài ra các bạn cũng có xu hướng linh hoạt năng độn, kỹ năng truyền đạt giao tiếp tốt
  • Những điều cần bổ sung: các bạn sẽ phải cố gắng rất nhiều để tiếp cận được những công cụ, kỹ thuật liên quan đến CNTT mà một BA thường sử dụng. Đồng thời, cũng cần tìm hiểu thêm kết cấu kỹ thuật của 1 hệ thống dữ liệu và phần mềm để có thể thực hiện tốt vai trò “cầu nối” của mình giữa nghiệp vụ kinh tế và team IT.
  • Khẩu vị” tuyển dụng: Các doanh nghiệp có 1 lĩnh vực chuyên môn đặc thù, yêu cầu bạn hiểu và phân tích sâu về một lĩnh vực nghiệp vụ kinh tế phức tạp sẽ ưa thích nhóm đối tượng này, cụ thể như hệ thống của ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty sản xuất, xuất nhập khẩu,…

(3) Những bạn nắm được chuyên môn về cả công nghệ và kinh tế

Tuyệt vời, việc nắm được thông tin cân bằng giữa 2 mảng kiến thức trên, giúp bạn có thể dễ dàng đáp ứng được với bất kỳ yêu cầu nào đến từ các nhà tuyển dụng và việc bạn làm ở đâu là do bạn lựa chọn. Đích đến cuối cùng vẫn là cân bằng kiến thức của cả 2 mảng (nghiệp vụ kinh tế và nền tảng về công nghệ) để vận dụng đưa ra được thật nhiều giải pháp hiểu quả cho dự án.

4. Cần trao dồi học hỏi những gì để trở thành 1 bạn BA “chất” ? (phần 2)

Như bạn thấy đó, có rất nhiều mảnh đất màu mỡ đa dạng để 1 BA có thể phát triển. Mỗi doanh nghiệp với các đặc thù hoạt động khác nhau, đều có khẩu vị riêng và bản thân các bạn cũng cần xác định được xuất phát điểm, lợi thế cạnh tranh của mình, để lựa chọn những hạt giống quý báu cần gieo trồng chăm bón, những điều cần trao dồi cho vị trí công việc BA.

Không phải vị trí BA nào cũng yêu cầu toàn bộ kiến thức của ngành như ở phần 2 mình sẽ liệt kê trong bài viết tiếp theo, nhiều lắm... Do đó các bạn nên chọn lọc điểm mạnh của bản thân để đào sâu và phát triển nhé.

Ở đây mình sẽ cố gắng liệt kê tất cả những thông tin mình tìm được dựa trên các yêu cầu trên JD của 11 công ty nói đã đề cập ở trên và những trải nghiệm mà mình đã và đang học hỏi được trong quá trình làm việc. Vì bài viết cũng khá dài rùi nên mình sẽ chuyển phần này sang phần 2 của bài viết nhé.

Tạm kếtnếu coi việc học tập hoàn thiện để trở thành 1 BA “chất” là 1 dự án cần thực thi, thì mình đang thực hiện nghiệp vụ số 1 của BA đó là “Thu thập thông tin, nghiên cứu và xây dựng đề bài”. Hi vọng kiến thức mình tìm hiểu được có thể giúp định nghĩa rõ ràng hơn về ngành nghề này và chúc dự án của các bạn đạt được thành công như mong đợi nhé.

Bài tìm hiểu chắc chắn còn nhiều thiếu sót, nhưng muốn phát triển thì không thể giấu dốt, em/mình mong nhận được nhiều góp ý, đồng thời truyền được động lực cho những bạn đang tìm hiểu về ngành như em/mình 1 năm về trước nhé.

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

ĐỐI VỚI BUSINESS ANALYST, KỸ NĂNG MỀM CHÍNH LÀ KỸ NĂNG CỨNG MỚI

Bài viết dưới đây là những dòng chia sẻ của anh Arvind Arcot về tầm quan trọng của những kỹ năng mềm cần phải học và rèn luyện như những kỹ năng cứng khác. Với kinh nghiệm dày dặn của mình, anh Arvind nhận định rằng một người BA thực thụ sẽ thấy rằng: Các kỹ năng cứng về tài liệu hóa, khơi gợi yêu c

0 0 27

- vừa được xem lúc

Business Analysis: Planning and Ensuring Success (Phần 3)

Plan Business Analysis Governance. .

0 0 46

- vừa được xem lúc

Introductory knowledge of Business Analyst

1. Business Analysis (phân tích nghiệp vụ) là gì.

0 0 41

- vừa được xem lúc

Top 5 công cụ & phần mềm phân tích dữ liệu tốt nhất năm 2023

Nếu như bạn vừa mới tìm hiểu về ngành data analysis (Phân tích dữ liệu), và đang băn khoăn không biết nên lựa chọn công cụ phù hợp nào để hỗ trợ cho công việc BA của mình, BAC sẽ thống kê top 5 công c

0 0 20

- vừa được xem lúc

11 Kỹ thuật thu thập yêu cầu cho Agile Product Teams

Trong quá trình phát triển các sản phẩm Agile, việc hiểu rõ yêu cầu của người dùng là một bước tiền đề để đảm bảo sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thực tế. Để thu thập yêu cầu một cách hiệu quả thì nhóm

0 0 25

- vừa được xem lúc

NHỮNG ĐIỀU BUSINESS ANALYST CẦN BIẾT VỀ MÔ HÌNH HÓA VÀ PHÂN TÍCH QUY TRÌNH

Có rất nhiều cách để minh hoạ các quy trình chúng ta tuân theo trong hoạt động hàng ngày, các dự án chúng ta thực hiện và các doanh nghiệp chúng ta làm việc. Tuy nhiên, mô hình hóa và phân tích quy tr

0 0 12