- vừa được xem lúc

Làm việc để... làm gì?

0 0 14

Người đăng: Anhkolamgidauanhthe

Theo Viblo Asia

LỜI NÓI ĐẦU

Chào mọi người, chúng ta lại gặp nhau vào những ngày dịp cuối năm và bài viết hôm nay mình sẽ không mang đến nội dung chia sẻ kiến thức - kinh nghiệm mà là một bài viết chém gió sự đời nhân dịp nhìn lại một năm vừa qua. Với những ai chưa biết thì các bài viết của mình sẽ xoay quanh chủ đề liên quan đến các lĩnh vực Backend, Blockchain cũng như DevOps, hi vọng thông qua việc chia sẻ kiến thức đến cộng đồng mình cũng sẽ nhận về các ý kiến đóng góp để cải thiện kỹ năng và nâng cao trình độ trong lĩnh vực chuyên môn, cũng như là các bài viết tâm sự chuyện nghề chuyện đời dưới góc nhìn cá nhân.

Làm việc để làm gì?

Khoảng thời gian cuối năm luôn là dịp thích hợp để mỗi người chúng ta nhìn lại công việc trong năm vừa rồi, từ đó để có các bước chuẩn bị phù hợp cho công việc trong năm mới. Đặc biệt là với các Developer, khi mà đây cũng thường là khoảng thời gian các công ty tổ chức đợt Review Performance. Và không chỉ nhân viên Fulltime, dù là bạn đang làm việc với vai trò Freelancer hay đã quản trị doanh nghiệp của riêng mình, có bao giờ chúng ta đã thực sự trả lời cho câu hỏi:

"Làm việc để làm gì?"

Thực sự, dù là sinh viên mới ra trường hay đã đi làm được đôi chục năm chúng ta hầu hết đều dành trung bình 12 năm học phổ thông, 4 năm đại học, có thể 2-3 năm cao học và suốt mấy chục năm sau đó không ngừng làm việc, học tập và nghiên cứu. Vậy có phải con người được lập trình sinh ra để theo một chu kỳ vòng lặp: ăn uống để sống, sống để học tập - làm việc và... làm việc để kiếm sống?

Như vậy, liệu thực sự chúng ta có đang "sống" hay chỉ đang "tồn tại" khi không thể xác định cho mình mục tiêu của việc đi làm, khi mà việc đi làm chiếm hầu như 2/3 thời gian trong suốt cuộc đời này?

Tới đây, mọi người hãy dừng lại suy ngẫm một chút và tự trả lời với bản thân mình. Vì mình tin rằng mỗi chúng ta đều có một mục tiêu, lý tưởng và lẽ sống cho riêng mình, và những giá trị ấy sẽ gắn liền với thế giới quan, kinh nghiệm cá nhân và tư duy nhìn nhận vấn đề của mỗi người chúng ta. Đến đây, nếu bạn vẫn chưa xác định và trả lời được câu hỏi này, mình xin nêu lên góc nhìn cá nhân và hi vọng có thể giúp bạn tự tìm cho mình câu trả lời chính xác đối với bản thân.

Đối với mình, mục tiêu của làm việc giúp mình đi tìm đích đến của sự hạnh phúc và mình sẽ có thể cảm nhận hạnh phúc trong suốt quá trình làm việc. Và thước đo của hạnh phúc trong công việc giúp mình có thể xác định gắn bó với một công việc nào đó, dựa vào việc thoả mãn tối thiểu 2/3 đỉnh nhu cầu trong bộ ba "tam giác bất khả thi" dưới đây.

Tam giác bất khả thi

Tam giác bất khả thi là một khái niệm đề cập đến 3 đỉnh yếu tố của một vấn đề mà ở đó chúng ta phải đánh đổi giữa các yếu tố để đạt được sự cân bằng, việc đáp ứng đồng thời cả 3 yếu tố dường như bất khả thi. Mô hình này chúng ta có thể bắt gặp trong kinh tế học hoặc ngay trong Blockchain cũng tồn tại một tam giác "bộ ba bất khả thi" (Tính mở rộng - Tính bảo mật - Tính phân tán) ngăn cản Blockchain trở nên khả thi và dễ sử dụng hơn trong các use-case thực tế. Nếu có hứng thú với khái niệm này trong Blockchain, mình xin phép sẽ gửi đến các bạn bài viết học thuật sẽ đi sâu vào kỹ thuật khi đề cập đến "Blockchain Layers and Scalability " trong các bài viết tiếp theo.

Quay lại bài viết hôm nay, mình xin giới thiệu đến các bạn bộ ba tam giác bất khả thi trong công việc bao gồm:

Salary - Position - Happy 

1. Salary

Chắc chắn mục tiêu đầu tiên trong hầu hết chúng ta đặt ra cho việc đi làm là kiếm tiền. Và mình không phủ định tầm quan trọng của việc có nhiều tiền để có được một "điều kiện cần" cho việc mưu cầu hạnh phúc. Nhưng liệu thực sự tiền có là "một điều kiện đủ" để đảm bảo cho một cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn? Và bao nhiêu tiền thì là đủ cho chúng ta có thể đạt được sự thoả mãn? Điều này phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi người và đối với mình khi có đủ tiền để đáp ứng nhu cầu sống cơ bản (vật chất) và sở thích bản thân (tinh thần), có đủ điều kiện chăm lo cho người thân vả một khoản dự phòng đủ để sống mà không làm việc trong tối thiểu 6 tháng là đã thoả mãn riêng bản thân mình.

2. Position

Sau khi đạt được một điều kiện cơ bản vừa đủ để thoả mãn về tiền bạc rồi chúng ta sẽ có nhu cầu khẳng định và đi tìm vị thế của sự quan trọng của một cá thể đầu đàn - hay có thể gọi một cách hoa mỹ hơn trong xã hội loài người là địa vị xã hội, quyền lực. Và tất cả những mối bận tâm lo nghĩ đó đều quy về một khát khao bản ngã "tôi muốn được người khác chú ý, tôi muốn là người quan trọng, là trung tâm của vũ trụ này" và từ đây mọi vấn đề bắt đầu khởi sinh phiền muộn khi không đạt được như ý muốn - điều mà phụ thuộc hoàn toàn vào yếu tố ngoại cảnh, thứ mà ta không thể điều khiển theo ý muốn.

3. Happy

Riêng đối với bản thân mình đã chế ngự được phần nào cái khát khao để đi tìm một ví trí quan trọng nhận được nhiều sự chú ý. Mình đề cao sự hạnh phúc cho riêng bản thân trong công việc. Thứ mà chúng ta hoàn toàn có thể tự kiểm soát phần nào và dễ dàng đạt được sự thoả mãn hơn hết thẩy trong 3 yếu tố. Vậy thế nào là một công việc mang lại sự hạnh phúc ?

Đi sâu vào phân tích hạnh phúc trong công việc, mình sẽ tiếp cận theo 3 yếu tố sâu hơn bao gồm:

  • Môi trường làm việc

    Là nơi mà bạn được tạo điều kiện để "tập trung" làm việc một cách đơn thuần, các mối quan hệ bình đẳng để thoải mái tranh luận và công bằng trong mối quan hệ "win-win" giữa sếp và nhân viên. Khi mà mối quan hệ "I win - you lose" dường như còn khá phổ biến ở thị trường VN hiện nay, một mối quan hệ có lợi trước mắt nhưng không mang tính lợi ích bền vững về lâu dài.

  • Career path

    Đi trên một cuộc hành trình chúng ta đều cần biết và được định hình một con đường rõ ràng, để có thể đi đúng hướng nơi mà lợi ích riêng của cá nhân sẽ phải matching với lợi ích chung của tập thể.

  • Công việc tạo ra giá trị

    Một công việc khiến bản thân mình trở nên có giá trị và có thể đóng góp những giá trị đó cho cộng đồng, cho xã hội. Khi mà một sản phẩm bạn làm ra có "nhiều người sử dụng" và bạn biết được những hành động của bạn thực sự có sự ảnh hưởng và tác động phần nào đó đến thế giới này dù nhỏ hay lớn.

Lời kết

Các nội dung truyền tải trong bài viết đều là góc nhìn cá nhân sau khi mình nghiệm ra trong suốt quá trình làm việc và không ngừng đi tìm câu trả lời cho mục đích để mình làm việc. Tất nhiên thế giới quan và góc nhìn mỗi người sẽ khác nhau, chúng ta sẽ phải tự đi tìm cho bản thân mình những giá trị mà bản thân tin tưởng là đúng đắn để có thể hành động và đạt được những mục tiêu của riêng mình. Hi vọng bài viết này sẽ cung cấp thêm cho các bạn một góc nhìn khác để giúp mọi người có thể tiếp cận một cách dễ dàng hơn trong việc tìm ra lý tưởng và mục tiêu riêng của mình để mang lại một công việc hạnh phúc dù là nhân viên fulltime, là quản lý hay tự là sếp của chính mình (freelancer) đều sẽ có sự lựa chọn đúng đắn cho hệ giá trị của bản thân.

Nếu bài viết hữu ích xin phép để lại cho mình 1 upvote cũng như chia sẻ các góc nhìn khác nhau của các bạn dưới comment. Bên cạnh đó, mọi người có thể để lại 1 star cho thư viện npm mình viết nhằm phục vụ cộng đồng Web3 Developer thông qua repo:

https://github.com/khiem20tc/eth-blockchain-helper

Lời cuối cùng, mình xin chúc cho mọi người một ngày Giáng Sinh an lành, ấm áp và năm mới 2023 thuận lợi, bình an và hạnh phúc đặc biệt là công việc trong năm sắp tới dự kiến sẽ còn nhiều khó khăn và thử thách. Hẹn gặp lại mọi người trong các bài viết thú vị hơn trong tương lai.

MERRY CHRISTMAS AND HAPPY NEW YEAR 2023


░░░░░░░░░▄░░░░░░░░░░░░░░▄░░░░
░░░░░░░░▌▒█░░░░░░░░░░░▄▀▒▌░░░
░░░░░░░░▌▒▒█░░░░░░░░▄▀▒▒▒▐░░░
░░░░░░░▐▄▀▒▒▀▀▀▀▄▄▄▀▒▒▒▒▒▐░░░
░░░░░▄▄▀▒░▒▒▒▒▒▒▒▒▒█▒▒▄█▒▐░░░
░░░▄▀▒▒▒░░░▒▒▒░░░▒▒▒▀██▀▒▌░░░
░░▐▒▒▒▄▄▒▒▒▒░░░▒▒▒▒▒▒▒▀▄▒▒▌░░
░░▌░░▌█▀▒▒▒▒▒▄▀█▄▒▒▒▒▒▒▒█▒▐░░
░▐░░░▒▒▒▒▒▒▒▒▌██▀▒▒░░░▒▒▒▀▄▌░
░▌░▒▄██▄▒▒▒▒▒▒▒▒▒░░░░░░▒▒▒▒▌░
▀▒▀▐▄█▄█▌▄░▀▒▒░░░░░░░░░░▒▒▒▐░
▐▒▒▐▀▐▀▒░▄▄▒▄▒▒▒▒▒▒░▒░▒░▒▒▒▒▌
▐▒▒▒▀▀▄▄▒▒▒▄▒▒▒▒▒▒▒▒░▒░▒░▒▒▐░
░▌▒▒▒▒▒▒▀▀▀▒▒▒▒▒▒░▒░▒░▒░▒▒▒▌░
░▐▒▒▒▒▒▒▒▒▒▒▒▒▒▒░▒░▒░▒▒▄▒▒▐░░
░░▀▄▒▒▒▒▒▒▒▒▒▒▒░▒░▒░▒▄▒▒▒▒▌░░
░░░░▀▄▒▒▒▒▒▒▒▒▒▒▄▄▄▀▒▒▒▒▄▀░░░
░░░░░░▀▄▄▄▄▄▄▀▀▀▒▒▒▒▒▄▄▀░░░░░
░░░░░░░░░▒▒▒▒▒▒▒▒▒▒▀▀░░░░░░░░

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

[Blockchain] Road to Bitcoin

. Chắc mọi người hẳn đã không còn xa lạ gì với anh chàng tỷ phú đã ném vỡ cửa kính ô tô nhà mình cùng với siêu năng lực điều khiển vật giá chỉ bằng lời nói, người đã đẩy định giá Bitcoin trên thị trường vượt ngưỡng 50K dolar/coin với những bài twitter để đời . .

0 0 44

- vừa được xem lúc

Khi Ethereum có chi phí giao dịch quá đắt đỏ - Tương lai cho layer2 ?

Với sự phát triển như vũ bão của Blockchain, ETH dường như đang quá tải và hệ quả là chi phí Gas đã lên đến 1000Gwei, phí để tạo những transaction phức tạp đã xấp xỉ 500$ . Và một giải pháp cứu cánh cho các sản phẩm Defi trên ETH chính là Layer2, và trong nhiệm vụ lần này Matic đang thể hiện khả năn

0 0 73

- vừa được xem lúc

Blockchain với Java - Tại sao không?

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ra đời kéo theo nhiều sự thay đổi và xu hướng mới được hình thành. Riêng đối với lĩnh vực CNTT cũng không nằm ngoài vùng ảnh hưởng mạnh mẽ. Chính làn sóng 4.

0 0 77

- vừa được xem lúc

Phân loại và tầm quan trọng của các node trong mạng blockchain

Trước khi đi vào phân loại và nêu rõ được tầm quan trọng của các node trọng mạng blockchain thì mình xin được trích dẫn khái niệm về blockchain từ Wikipedia như sau:. .

0 1 46

- vừa được xem lúc

Code Smart Contract bằng Assembly ?

Introduction. Hồi còn học trong ghế nhà trường bộ môn lập trình tốn nhiều não nhất của mình là code assembly. Nôm na thì bất cứ ngôn ngữ bậc cao nào như C , Go, Java,... được sinh ra để người dễ hiểu và dễ code , tuy nhiên chúng đều sẽ được compiled down xuống assembly một ngôn ngữ bậc thấp để máy h

0 0 43

- vừa được xem lúc

Dextool - Công cụ phân tích Decentralized Exchange tuyệt vời

. Trend Defi mặc dù đã bớt nhiệt nhưng những sản phẩm nổi bật của làn sóng này mang lại thì vẫn rất được người dùng ưa chuộng. Đặc biệt là các nền tảng Decentralized Exchange, tiêu biểu là Uniswap, SushiSwap, 1inch Exchange, FalconSwap,... Nhưng khi đã sử dụng các nền tảng DEx này mà không biết đến

0 0 92