- vừa được xem lúc

Làm “việc”

0 0 1

Người đăng: Thanh Le

Theo Viblo Asia

“Việc”

Thường thì chúng ta sẽ phải đi làm từ khoảng 20 tuổi tới 60 tuổi, nghĩa là khoảng 2/3 cuộc đời mỗi người. 2/3 cuộc đời là đối diện với khó khăn, thử thách, là lương thấp, là đồng nghiệp không tốt, là sếp không hiểu mình, là khách hàng khó khăn, là stress, là ảnh hưởng tới sức khỏe….

Vậy làm việc là cái gì mà anh em ta khổ vậy?

image.png

Cái “Việc” ở đây đối với mình là:

  • Bạn đang đứng ở trạng thái A (Codebase hiện tại, team resource hiện tại, market hiện tại, nguồn lực hiện tại, mỗi quan hệ hiện tại,…).
  • Bạn muốn/phải/bị đạt được trạng thái B (Có thêm feature X, tuyển người phù hợp, launching product, network với người quan trọng,…)
  • Và cuối cùng là “Việc”: Bạn là người làm cách nào đó để có thể dịch chuyển trạng thái hiện tại A thành trạng thái B, tại thời điểm nào đó trong tương lai (When?)

Vậy thì để làm việc được tốt thì mình phải:

  • Ở trạng thái A cụ thể mình đang có cái gì trong tay (What we have right now?)
  • Trạng thái B cụ thể mình sẽ hình dung nó như thế nào (What?)
  • Khi nào thì mình muốn có trạng thái B (When?)
  • Đỉnh hơn: Tại sao phải là B mà không phải là D, E, F? (Why?)

Những điểm trên cũng là những điểm mình quan sát được các bạn thường vô tình bỏ rơi nó, không quan tâm tới. Mà không quan tâm tới thì sẽ dẫn tới

  • Không biết rõ A, thì bỏ lỡ công cụ, nguồn lực, support để mình nhanh tới B hơn. Nó giống như kiểu bạn code 1 feature mới có dùng queue rồi bạn tự tìm queue solution mới mà không biết team đã set up một queue solution rồi. Mải mê đóng cái đinh mà không biết có chiếc búa bên cạnh
  • Không biết rõ B, cái này thì hay bay màu nhất. Làm xong không đúng như ý sếp, bị chê, bị phàn nàn, bị reject. Xong bản thân buồn, tiếc, khóc than cho đống code đã làm. Chửi thầm trong bụng thằng sếp “éo” bao giờ nói rõ ràng cả, ngon nhảy vào mà làm.
  • Không hiểu tại sao mình muốn có cái B thì sẽ làm như máy móc, không có sáng tạo được. Mà còn bị dễ sai cái B nữa, kiểu “em làm y chang như lời anh nói rồi mà giờ anh bảo không được”. Vì đơn giản nó có deliver được cái why anh mong muốn đâu. Vả lại “Y chang như lời anh nói” là điều khó có thể sảy ra vì một người có thời gian viết hết “Y chang như lời anh nói” thì người đó làm xong luôn từ lâu rồi còn gì.

Okey, đi làm thì thường bạn sẽ nhận được đề bài như trên bao gồm: A, B, (Why B - thường thì có chỗ nói cho bạn chỗ không), và deadline (When)

Bạn làm “việc” nghĩa là tìm cách biến A thành B

image.png

Sẽ có rất nhiều cách để bạn biến từ A thành B. Nó là cái How

Okey vậy thì đau khổ ở đâu ra?

image.png

Vì vốn dĩ cái How mình chọn có nhiều chông gai bên trong đó lắm. Mình nghĩ là đạt tới B thì đơn giản, nhưng múc vào mới thấy là sẽ có nhiều khó khăn, thử thách, quest ẩn bên trong

Đôi khi cũng do mình quá ngoo mà chọn đường sai không dẫn tới được B, vậy là phải đi lại đường khác

image.png

Vậy có cách nào để bớt struggle

Làm “việc” hiệu quả hơn

image.png

Rùa chọn break thành nhiều task nhỏ, thỏ giỏi nên nghĩ “làm tới đâu hay tới đó”


image.png

Nhưng mọi chuyện không như plan, rùa miệt mài đi và gặp một cục đá chặn đường. Chân ngắn nên ko vượt qua được.

Thỏ chỉ nhìn từ phía xa nên thấy nó bé xíu, nghĩ trong lòng ba cái cục đá vớ vẩn


image.png

Rùa ngậm ngùi tìm đường khác mà không có cục đá

Thỏ thực tế mới thấy mình không thể nào nhảy qua cục đá được


image.png

Thỏ sau một hồi loay hoay cũng tìm dc cách vượt qua cục đá, băng băng lao về đích

Rùa nhìn qua thấy thỏ gần về đích rồi nên thôi, chấp nhận sự thật là không thể thắng nổi Thỏ, z là thôi, về uống beer với Ốc sên

Okey vậy Rùa có làm “việc” thông minh hơn thỏ

  • Rùa break task nhỏ để biết được các chặng mình phải chinh phục
  • Rùa biết tự chỉnh lại khi plan có vấn đề (gặp cục đá)
  • Biết được không thắng nên thôi bỏ luôn - đỡ tốn thời gian

Ai sẽ được vinh danh? - Thỏ

Vì thỏ về đích

<aside> 💡

Output is everything

</aside>

Vai trò của người đi làm “việc”

  • Nhận việc (biết A, B, When)
  • Hiểu được tại sao mình phải làm công việc này (Why)? Có cách nào tốt hơn, có cái D, E, F nào tố hơn B không
  • Làm việc (Moving A to B), tìm cách để có được B (Tìm How)
  • Break task ra thành nhiều task nhỏ (các cái How khác nhau)
  • Bạn là người chọn cách tối ưu nhất để có được B
  • Update status với cấp trên, leader,… (vì họ sẽ nói cho bạn giống con Rùa kia là có nên làm tiếp không để còn biết đường đi uống beer 🍺)
  • Output là tất cả. Bạn về đích được thì bạn thắng và được gáy (như Thỏ). Đôi khi tiềm lực của Thỏ đã giỏi hơn Rùa rất nhiều rồi. Lý do các kiểu Rùa không có được B thì ít người quan tâm.

image.png

Lý do bạn phải update status với cấp trên. Vì họ có tầm nhìn tốt hơn và họ sẽ chỉ cho bạn phải làm gì tiếp. Thử hỏi nếu Rùa không nhìn qua được Thỏ tới đâu mà cắm đầu chạy. Tới cuối thì vẫn thua mà còn phí công vô ích

Junior vs Senior

image.png

Nhìn vào việc mà một người làm được mà mình sẽ biết được level của người đó là ở đâu

image.png

Phát triển được sự nghiệp của bạn thân cũng như là một “việc” cá nhân của bạn. Bạn xuất phát từ Junior, bạn muốn/phải trở thành Senior. Vậy thì bạn đã bao giờ suy nghĩ lại mình đang có gì, vị trí mình hướng tới sẽ trông như thế nào. Và cách tối ưu để trở thành Senior là gì chưa?

Tại sao lại phải trở thành Senior? Và tại sao nó là Personal task? xin phép nhờ bạn đọc comment hoặc đợi bài sau 😄

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Cách báo cáo sự cố và mindset về cách phòng tránh lặp lại sự cố mà engineer nên biết

Về các loại incident và báo cáo incident (sự cố). .

0 0 38

- vừa được xem lúc

Lập trình viên trưởng thành >< Không trưởng thành trong công việc

Mở đầu. Cùng tuổi, cùng môi trường, nhưng sau 1 năm làm việc vẫn có sự khác biệt giữa các lập trình viên. Sự nhạy bén khi thực hiện công việc. Năng lực tư duy logic.

0 0 25

- vừa được xem lúc

Không nhất thiết phải biết rộng, nhưng nên biết sâu

Bài viết được dịch từ Dev.to.

0 0 28

- vừa được xem lúc

What is Teamwork? (1)

About Us. We are MMJ Vietnam, a product company.

0 0 23

- vừa được xem lúc

97 lời khuyên dành cho lập trình viên – Phần 3

Bạn có thể xem bài viết gốc của mình tại đây: https://phucluong.com/97-loi-khuyen-danh-cho-lap-trinh-vien-phan-3/.

0 0 35

- vừa được xem lúc

97 lời khuyên dành cho lập trình viên – Phần 4

Bạn có thể xem bài viết gốc của mình tại đây: https://phucluong.com/97-loi-khuyen-danh-cho-lap-trinh-vien-phan-4/.

0 0 22