- vừa được xem lúc

Liệu có cần bằng cấp để trở thành một Business Analyst chuyên nghiệp

0 0 1

Người đăng: BAC

Theo Viblo Asia

Trong thời đại ngày nay, khi mà thị trường ngày càng cạnh tranh, câu hỏi về vai trò của bằng cấp trong việc tìm kiếm một công việc ổn định luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Đặc biệt đối với ngành phân tích nghiệp vụ, liệu một tấm bằng chuyên môn có phải là tấm vé thông hành duy nhất để bước vào lĩnh vực này?

1. Vai trò của bằng cấp trong công việc Business Analyst

Nhìn vào các yêu cầu tuyển dụng, không khó để thấy rằng bằng cấp vẫn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tuyển dụng. Một tấm bằng đại học không chỉ chứng minh kiến thức chuyên môn mà còn thể hiện khả năng học tập, sự kiên trì và khả năng thích ứng của ứng viên. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bằng cấp là yếu tố quyết định duy nhất.

2. Các yếu tố then chốt cần thiết khác cho công việc

Kinh nghiệm và kỹ năng phân tích Ngày càng nhiều công ty nhận ra rằng kinh nghiệm thực tế và kỹ năng mềm đóng vai trò quan trọng hơn nhiều so với bằng cấp. Một người có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực liên quan. Cùng với đó là khả năng phân tích dữ liệu tốt, giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả hoàn toàn có thể trở thành một nhà phân tích nghiệp vụ xuất sắc.

Nếu bạn đang học trái ngành nhưng vẫn muốn thử sức với công việc BA, bạn có thể tham khảo một số khoá học uy tín. Tại BAC, bạn hoàn toàn có thể trải nghiệm mô hình học đi đôi với hành. Các chương trình đào tạo tại BA được thiết kế hỗ trợ bạn nắm vững kiến thức lý thuyết về phân tích nghiệp vụ và ứng dụng vào thực tế dự án. Thông qua khoá học, bạn hoàn toàn có thể chinh phục cho mình những chứng chỉ uy tín của IIBA. Tham khảo các lớp sắp khai giảng tại đây.

Các kỹ năng mềm không thể thiếu

Không chỉ riêng BA, bất kể công việc nào, bạn cũng cần “bỏ túi” cho mình những kỹ năng cần thiết như: Tư duy phản biện: Khả năng phân tích thông tin, đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu. Khả năng giao tiếp: Cách thức nêu ý tưởng, trình bày và thuyết phục người nghe rất quan trọng, Ngoài ra bạn cũng cần lắng nghe, tiếp thu về ý kiến của người khác. Làm việc cá nhân và làm việc nhóm: Khả năng hợp tác với các thành viên khác trong nhóm để đạt được mục tiêu chung vô cùng cần thiết. Đặc biệt với tính chất công việc của BA. Kỹ năng quản lý thời gian: Khả năng lên kế hoạch và hoàn thành công việc đúng hạn là những yếu tố không thể thiếu đối với một BA thành công.

3. Các con đường phát triển nghề nghiệp Business Analyst

Nếu bạn không có bằng đại học, vẫn có rất nhiều con đường để bạn theo đuổi sự nghiệp BA của mình. Bạn có thể tham khảo một số chương trình bổ sung kiến thức như:

Học online: Hiện nay, trên mạng có rất nhiều khóa học online chất lượng cao về BA. Một vài khoá học vô cùng uy tín, cung cấp cho bạn cả về kiến thức lẫn kỹ năng công việc cần thiết. Tham gia các cộng đồng chuyên môn: Tham gia các diễn đàn, nhóm thảo luận trên mạng xã hội để có thể kết nối với những người làm trong ngành. Đây là cách học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu kiến thức thụ động và tìm kiếm cơ hội việc làm tuyệt vời. Tự học: Tự nghiên cứu các tài liệu, công cụ và phương pháp phân tích dữ liệu cũng là một sự lựa chọn không tồi. Ban đầu có thể sẽ hơi khó khăn, tuy nhiên khi đã biết cách học cùng tài liệu chất lượng, bạn hoàn toàn có thể nắm bắt được kiến thức hợp lý. Chứng chỉ chuyên môn: Học và thi các chứng chỉ chuyên môn như CFA, CPA là một cách tuyệt vời giúp bạn lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng.

4. Kinh nghiệm xin việc cho BA trái ngành

Nếu không có bằng cấp ấn tượng, hãy sẵn sàng nói về kinh nghiệm làm việc cụ thể của bạn trong một cuộc phỏng vấn. Cho dù đó là vị trí công việc BA hay trong một vai trò liên quan đến công việc phân tích nghiệp vụ. Đừng quên nhấn mạnh vào nhưunxg thành quả bạn đạt được ở công việc đó.

Tập trung vào các vị trí tận dụng bất kỳ bộ kỹ năng chuyên biệt nào bạn có, đặc biệt là trong một lĩnh vực phân tích hoặc ứng dụng phân tích nghiệp vụ.

Nếu mục tiêu của bạn là bắt đầu sự nghiệp phân tích nghiệp vụ, thật khó để ngăn cản bạn dừng nộp đơn cho các vai trò liên quan và quay trở lại trường đại học trong 4 năm để theo đuổi bằng cử nhân rồi quay lại với tham vọng nghề nghiệp của mình. Nhưng bạn sẽ cần phải chấp nhận rằng bạn sẽ phải đối mặt với nhiều trở ngại hơn và một số cơ hội việc làm sẽ không mở cửa cho bạn. Đừng quá thất vọng mà thay vào đó, hãy tập trung vào những cơ hội mở ra cho bạn và những nhà tuyển dụng tuyển dụng dựa trên kinh nghiệm và năng lực thay vì bằng cấp học vấn.

Dù có bằng đại học hay không, cơ hội để trở thành một nhà phân tích nghiệp vụ luôn mở rộng cho những người có đam mê, có kiến thức và kỹ năng phù hợp. Quan trọng nhất là bạn phải không ngừng học hỏi, trau dồi bản thân và xây dựng một hồ sơ năng lực ấn tượng.Đừng quên đón xem các bài viết mới nhất sẽ được cập nhật thường xuyên tại BAC's Blog.

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Thi chứng chỉ ECBA của tổ chức IIBA như thế nào?

I. Giới thiệu về tổ chức IIBA & chứng chỉ ECBA. 1. Tổ chức IIBA.

0 0 113

- vừa được xem lúc

BA làm gì trong 1 dự án? (phần 2)

Tiếp nối phần 1 - lên kế hoạch, chúng ta cùng đến với phần 2 của loạt bài viết "BA làm gì trong 1 dự án?". Ở phần 2 này, chúng ta sẽ sử dụng "kế hoạch với stakeholder" đã có đề cập từ phần 1 để triển khai bước tiếp theo.

0 0 39

- vừa được xem lúc

Vai trò của Chuyên viên Phân tích Nghiệp vụ phần mềm trong các công ty Start-up

Phân tích nghiệp vụ theo định nghĩa của Viện Phân tích Kinh doanh quốc tế (IIBA) trong A Guide to the Business Analysis Body of Knowledge (BABOK) là: người thực hiện các nhiệm vụ về phân tích nghiệp v

1 1 65

- vừa được xem lúc

BA - CON ĐƯỜNG KHÔNG CHỈ DÀNH RIÊNG CHO CÁC IT-ERS

Có rất nhiều bạn đã đặt câu hỏi với BAC rằng: “Mình không có học về IT, mình không biết gì về kỹ thuật hết, vậy mình có làm BA được không?”. .

0 0 40

- vừa được xem lúc

CHỨNG CHỈ PMI - PBA LÀ GÌ? SO SÁNH VỚI CÁC CHỨNG CHỈ CỦA IIBA

Lĩnh vực phân tích nghiệp vụ ngày càng phát triển rộng rãi tại Việt Nam. Kéo theo đó là nhu cầu nhân lực ngành này ngày càng cao.

0 0 73

- vừa được xem lúc

Các cách để chia nhỏ 1 user story (Phần 1)

Chào các bạn, trong bài viết trước mình có đề cập đến các cách để bổ sung chi tiết cho user story, một trong số đó chính là chia nhỏ user story đó thành nhiều user story nhỏ hơn. Trong bài viết đó, do

0 0 50