- vừa được xem lúc

Lightsail, dịch vụ nhỏ mà có võ

0 0 4

Người đăng: Thanh Cao

Theo Viblo Asia

Hôm nay mình xin giới thiệu một dịch vụ khá là thú vị đến cho các bạn mới học, mới tiếp cận AWS, đó là dịch vụ Amazon Lightsail. Các khóa học AWS nói chung thường ít nhắc tới dịch vụ này, do nó đã giản lược một số tính năng, chỉ để lại một vài tính năng chính và những thành phần quan trọng cho phép người dùng sử dụng màn hình quản lý, do vậy nó thường ít được nhắc tới. Tuy nhiên trong thực tế, Lightsail cũng khá được ưa chuộng bởi tính gọn nhẹ, tích hợp nhanh chóng và kô cần hiểu biết quá sâu về các hệ thống quy chuẩn của AWS.

Amazon Lightsail là một dịch vụ cho phép chúng ta có thể build một hệ thống như website hay web app, có thể bao gồm đầy đủ các thành phần như Load Balancer, Database, CDN, Compute, … như một hệ thống chuyên nghiệp, tuy nhiên mức độ sẽ đơn giản hơn các hệ thống lớn một chút. Và điểm tối ưu nhất đương nhiên là về giá thành, nếu sử dụng các dịch vụ khác tương đương, thường sẽ tốn kém hơn là sử dụng Lightsail. Amazon Lightsail hướng tới đối tượng người dùng là các business nhỏ, các developers, học sinh, sinh viên … muốn build up một hệ thống nhanh chóng để phục vụ một nhu cầu nào đó, không cần sử dụng các công cụ phức tạp và cần có nhiều hiểu biết. Lightsail cung cấp các tùy chọn khởi tạo tự động và quản lý hệ thống dựa trên các best practice từ AWS đề ra, do vậy người sử dụng không cần phải quá hiểu biết về hệ thống, về các security để có thể sử dụng được.

Chúng ta cùng lướt qua xem Amazon Lightsail có gì nhé.

Console Giao diện quản lý của Lightsail được tối giản, chỉ cho phép chọn những thông tin cơ bản và cần thiết, không hiển thị quá nhiều những chi tiết thừa như các loại IP, AMI, Security Group, … Mà tập trung vào các thông tin như Instance, Database, Networking, Storage, Domain & DNS và Snapshot. Với những ai đã từng làm việc hoặc học AWS rồi thì những thứ này không phải là quá mới lạ. Tuy nhiên, như mọi người cũng biết giao diện trên AWS thường chứa rất nhiều thông tin kỹ thuật, có thể sẽ gây khó khăn cho những người không có base IT hay chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc và học tập tới AWS. Những thông tin trên Lightsail khá đơn giản, chỉ là tạo tên, một vài config đơn giản, và chọn mức giá.

Instance: Đối với những bạn học AWS, thì các dịch vụ compute luôn là các dịch vụ quan trọng và cần thiết nhất. Lightsail cung cấp một số loại instance tương tự như EC2 instance, giúp chúng ta có thể lựa chọn loại instance mong muốn tùy theo nhu cầu của mình. Đồng thời Lightsail cũng cung cấp sẵn một vài blueprint dành cho các hệ thống thường dùng như Wordpress, bộ tool LAMP, Nodejs, Magento, MEAN stack, Drupal, Redmine, … Rất tiện lợi cho những business nhỏ, thường sử dụng trên các stack công nghệ này.

Trong Lightsail cũng cho phép download SSH mặc định nếu chúng ta muốn access vào instance, hoặc cũng có thể connect trực tiếp bằng giao diện trên Console, rất tiện lợi. Trên cùng giao diện của instance, chúng ta có thể theo dõi các Metrics luôn (tất nhiên là không customize được giống như CloudWatch, nhưng cũng đủ những thông tin cơ bản như CPI Utilization, Network Traffic in/out, Status system hay instance, …

Các thông tin về Storage tương đối đơn giản, chúng ta chỉ có thể tạo thêm storage cho instance hiện tại. Còn networking thì chỉ cho phép sử dụng duy nhất một Security Group duy nhất (nhưng Lightsail cố gắng tránh dùng những thuật ngữ có thể gây rối cho người dùng nên chỉ hiển thị đơn giản là Firewall Rules)

Storage: Lightsail cho phép tạo Bucket storage trên ngay giao diện Console. Mặc dù không có quá nhiều tính năng bằng S3 bình thường, nhưng Object Storage của Lightsail đương nhiên vẫn đảm bảo có thể lưu trữ được file trên đó với một mức chi phí tương đối thấp, cụ thể:

1 đô cho lưu trữ 5GB, transfer 25GB 3 đô cho lưu trữ 100GB, transfer 250GB 5 đô cho lưu trữ 250GB, transfer 500GB.

Lightsail cũng cho phép tạo Disk volume với mức chi phí trung bình 0.1 đô/mỗi GB. Không giống như EBS, Lightsail không cho phép chúng ta chọn loại Volume, mà mặc định sẽ lựa chọn loại volume là SSD, tương đối phù hợp cho đại đa số các hệ thống cơ bản. Tuy nhiên đối với những hệ thống cần sử dụng tính toán nhiều hay truy xuất ổ đĩa nhiều, thì chúng ta không nên sử dụng Lightsail.

Load balancer Những ai học AWS đều biết các loại Load Balancer của AWS rồi đúng không. Load Balancer của Lightsail có thể coi là một loại Load Balancer trong số đó: Application Load Balancer. Nói chung thì một service nhỏ, cần sử dụng ALB thì Lightsail vẫn có thể là một lựa chọn không tồi.

Networking & CDN Lightsail có hỗ trợ CDN cho các hệ thống sử dụng luôn. Kết hợp với cả Object storage của Lightsail, có thể đáp ứng được đối với những hệ thống chạy global. Chúng ta chỉ cần 1 vài cú click chuột là có thể sử dụng được CDN, không cần thiết phải config quá nhiều thông tin giống như trên CloudFront.

Mặc dù CDN trên Lightsail có hạn chế là không thể attach multi origin được, tuy nhiên thì đối với những hệ thống nhỏ và độc lập, việc này cũng không quá cần thiết. Một số tính năng cũng bị giản lược, như CDN theo từng khu vực lãnh thổ, Invalidate thì chỉ cho phép Invalidate toàn bộ data, … Nhưng bất cứ khi nào cần, chúng ta đều có thể đưa distribution của CDN trên Lightsail sang CloudFront.

Lightsail cho phép chúng ta đăng kí domain và mua luôn trên giao diện của Lightsail. Khá tiện lợi, chúng ta không cần phải config trỏ các thành phần riêng lẻ giống như Route53. Tất nhiên là điều này dẫn tới một số hạn chế, như chúng ta không mở rộng được sub domain, dịch chuyển domain sang bên khác, hay thiết lập các policy phức tạp. Nhưng ở một mức độ nào đó, chúng ta có thể sử dụng hoàn toàn bình thường.

*Trên đây là một số hiểu biết cơ bản về Lightsail, dành cho những ai mong muốn đụng chút tay chân vào hệ thống, nhưng không muốn mất công quản lý quá nhiều thành phần rời rạc. Lightsail cũng có một cộng đồng sử dụng tương đối nhiều, nằm trong top 10 dịch vụ được sử dụng phổ biến của AWS. Tuy nhiên khi các bạn tham gia các khóa học AWS hoặc thậm chí là tự học AWS , Lightsail thường bị bỏ quên do không hướng tới người dùng là Cloud Architect chuyên nghiệp. Nhưng khi cần, chúng ta có thể tận dụng cho những hệ thống đơn giản được. *

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Giới thiệu về DeepFaceLab công cụ để tạo ra Deepfake thật sự hoàn hảo

I.Làm thế nào 'Furious 7' đã đưa Paul Walker quá cố trở lại cuộc sống. Dưới đây là video. .

0 0 22

- vừa được xem lúc

Hiểu sâu về You Only Look One-YOLOv1

Object detection: bài toán phát hiện + nhận diện vật thể. Bước một là đi tìm vị trí của vật thể trong toàn ảnh rồi bao quanh vật thể ấy bằng một khung hình chữ nhật được gọi là bounding box.

0 0 18

- vừa được xem lúc

TOP 5 BLOG VỀ IT ĐÁNG ĐỌC

Vào những lúc rảnh rỗi, các bạn thường sẽ làm gì? Coi phim, đi chơi, ...Có ai như mình lúc rảnh thì tìm 1 chỗ yên tĩnh nào đó đeo tai phone nghe những bài nhạc chill và đọc truyện và tìm các blog hay

0 0 17

- vừa được xem lúc

Học với tôi(bebuoi1) : BLOG! -> Tại sao lại có cookie và session

Câu hỏi của mình : Tại sao lại có cookie và session trong khi đã có tài khoản mật khẩu . --Tk mk nó giống như 1 cái cccd rồi mà tại sao CÓ NGƯỜI NÓI COOKIE NÓ LẠI GIỐNG CCCD ĐỂ ĐỊNH DANH NHỈ.

0 0 11

- vừa được xem lúc

Tại Sao Sử Dụng Ứng Dụng Lark

Bạn muốn tìm hiểu cách sử dụng Lark Messenger đơn giản, hiệu quả nhất? Trong bài viết sau Tanca sẽ hướng dẫn bạn các bước từ cơ bản đến nâng cao, giúp bạn tận dụng tối đa công cụ giao tiếp Lark Messen

0 0 14

- vừa được xem lúc

Tóm Tắt : YOLOv10: Real-Time End-to-End Object Detection

Tổng quan những cải tiến chính của YOLOv10 bao gồm có:. . NMS-Free Training. Spatial-channel decoupled downspamling.

0 0 15