Chào anh em, lại là mình đây . Hôm nay mình lại tiếp tục đi đến một chủ đề khá thú vị, cực kì phù hợp cho các anh em thích nghịch ngợm và cũng đơn giản để có thiển triển khai các pet project
trong tương lai. Cụ thể là vọc vạch về một ngôn ngữ truy vấn gọi là GraphQL
và nó cũng đã hỗ trợ rất nhiều thư viện chính chủ cho cả 2 phía client-server
nên rất tiện, trong phần này mình sẽ sử dụng nó và kết hợp với React
nhé. Nào cũng chơi thôi .
1. Chuẩn bị
Yêu cầu:
- Đã có một chút kiến thức về
GraphQL
cũng nhưReact
. - Môi trường mình sẽ sử dụng:
- window 10
- node v12.14.0
- yarn v1.22.4
- editor: VSCode
Mục đích:
- Tìm hiểu xem cách sử dụng.
- Hỗ trợ cho việc xây dựng các
pet project
trong tương lai.
Những phần bỏ qua:
- Phần cấu hình mình sẽ không mô tả chi tiết trong bài viết, các bạn có thể theo dõi thông qua repo.
- Không giải thích các thuật ngữ, khái niệm cơ bản mà các bạn hoàn toàn có thể đọc thông qua trang chính thức của thư viện đó.
2. Nội dung
GraphQL là gì ?
Về cơ bản thì graphql là một ngôn ngữ truy vấn và các bạn có thể mường tượng nó một cách tương đương RESTful
khi viết phần api
cho project.
Ở bài viết này mình sẽ không đi giải thích cụ thể, các bạn có thể tìm hiểu đầy đủ thông qua tài liệu chính thức tại đây.
React là gì ?
Các bạn đã đọc bài này thì chắc chắn đã hiểu biết về React
vì vậy hãy đến phần tiếp theo nhé
Xây dựng GraphQL
phía server
Mình sẽ dùng Apollo GraphQL
các bạn có thể xem qua tại đây
- Cài đặt thư viện
yarn add apollo-server graphql
apollo-server
server cho express
.
graphql
dành cho js
.
- Tạo một database đơn giản
const data = [ { id: 1, title: 'Sach 1', author: 'Dai 1', createdAt: new Date().toISOString(), }, { id: 2, title: 'Sach 2', author: 'Dai 2', createdAt: new Date().toISOString(), },
]
- Tạo một
GraphQL schema
const { gql } = require('apollo-server') const typeDefs = gql` type Book { id: ID! title: String! author: String! createdAt: String! } type Query { books: [Book] }
`
Book
sẽ được dùng như một shape, một kiểu dữ liệu và mô tả về cấu trúc của đối tượng đó khi nó được truy suất đến.
books: [Book]
mô tả khi ta truy vấn đến books
và sẽ response cho ta 1 mảng Book
, nó tương đương như khi ta gọi GET /books
bên RESTful
- Tạo một
resolver
const resolvers = { Query: { books: () => data, },
}
Một bản đồ các hàm trả về dữ liệu khi ta query tương ứng với schema
mô tả ở trên
- Tạo
GraphQL
server
const { ApolloServer } = require('apollo-server') const server = new ApolloServer({ typeDefs, resolvers,
}); server.listen().then(({ url }) => console.log(`Server ready at ${url}`));
- Run server
Mặc định GraphQL
server sẽ dùng port 4000
- Test
Mọi thứ chỉ đơn giản như vậy
Xây dựng phía client và request đến GraphQL
server
- Cài đặt thư viện
yarn add @apollo/client graphql
React
và các thư viện build, compiler các bạn có thể xem qua repo nhé.
- Tạo kết nối với phía server
import { ApolloClient, InMemoryCache } from '@apollo/client' const client = new ApolloClient({ uri: 'http://localhost:4000', cache: new InMemoryCache(),
})
uri
của server khi nãy chúng ta dựng.
cache
cơ chế cache ta muốn cho các truy vấn GraphQL
phía client.
- Tạo một lệnh truy vấn
import { gql } from '@apollo/client' const GET_BOOKS = gql` query { books { id title author createdAt } }
`;
Chúng ta sẽ dùng đến kiểu cú pháp template string
trong es6 và bên trong mô tả những gì ta muốn truy vấn, bạn sẽ thấy nó giống khi nãy chúng ta demo trên http://localhost:4000/
- Tạo một component để request cũng như hiển thị data sau khi truy vấn
import React from 'react'
import { useQuery } from '@apollo/client' function App() { const { loading, error, data } = useQuery(GET_BOOKS) if (loading) return <p>Loading...</p> if (error) return <p>Error {error.message}</p> return ( <div> {data.books.map((book) => ( <div key={book.id} style={{ borderBottom: '1px solid gray' }}> <h3>Title: {book.title}</h3> <p>Author {book.author}</p> <span>{book.createdAt}</span> </div> ))} </div> )
}
- Kết nối App và apollo thông qua context
import { ApolloProvider } from '@apollo/client' ReactDOM.render( <ApolloProvider client={client}> <App /> </ApolloProvider>, document.getElementById('app'),
)
- Run app
yarn webpack serve
- Kết quả
Quá ngon, đó là tất cả những gì chúng ta cần .
Truy vấn để thêm dự liệu
Tất nhiên ngoài về lấy dữ liêu chúng ta còn cần phải thêm, sửa, xóa. Chúng ta cùng xem qua phần add book
sau.
- Phía server
const typeDefs = gql`
type Book { id: ID! title: String! author: String! createdAt: String! }
type Query { books: [Book] }
+ input AddBookInput {
+ title: String!
+ author: String!
+ }
+ type Mutation {
+ addBook(input: AddBookInput!): Book
+ }
`
Khai báo tham số đầu vào khi request đến addBook
và kết quả khi tạo thành công sẽ là record book
vừa được tạo.
const resolvers = {
Query: { books: () => data, },
+ Mutation: {
+ addBook(parent, args, context, info) {
+ const { title, author } = args.input
+ const newBook = {
+ id: Date.now(),
+ title,
+ author,
+ createdAt: new Date().toISOString(),
+ }
+ data.push(newBook)
+ return newBook
+ },
+ },
}
Chúng ta sẽ tạo mới với chính xác shape của Book và trả về chính nó cho client.
- Phía client
Thêm một truy vấn cho phần thêm mới book
import { gql } from '@apollo/client' const ADD_BOOK = gql` mutation($input: AddBookInput!) { addBook(input: $input) { id title author createdAt } }
`
Tạo một form đơn giản
import React, { useRef } from 'react'
import { useMutation } from '@apollo/client' function AddBookForm() { const titleRef = useRef('') const authorRef = useRef('') const [addBook] = useMutation(ADD_BOOK) return ( <form onSubmit={(e) => { e.preventDefault() addBook({ variables: { input: { title: titleRef.current.value, author: authorRef.current.value, }, }, }) }} > <h3>Add book form</h3> <div> <label htmlFor="title">title</label> <input id="title" type="text" ref={titleRef} /> </div> <div> <label htmlFor="author">author</label> <input id="author" type="text" ref={authorRef} /> </div> <button type="submit">Add book</button> </form> )
}
function App() {
const { loading, error, data } = useQuery(GET_BOOKS)
if (loading) return <p>Loading...</p> if (error) return <p>Error {error.message}</p>
return (
+ <div>
+ <AddBookForm />
+ <br />
<div> {data.books.map((book) => ( <div key={book.id} style={{ borderBottom: '1px solid gray' }}> <h3>Title: {book.title}</h3> <p>Author {book.author}</p> <span>{book.createdAt}</span> </div> ))} </div>
+ </div>
)
}
Test xem nhé
Mọi thứ có vẻ đã làm việc đúng như mong đợi.
Ơ nhưng khoan, khi thêm mới thì ta cần hiển thị realtime dữ liệu vừa thêm đấy tại local ? Tất nhiên
Vì Apollo GraphQL
sẽ lưu dữ liệu khi truy vấn xong vào cache để những khi component re-render sẽ không bị request lại. Vì vậy khi tạo mới thành công cũng ta cũng sẽ tiến hành sửa đổi trong cache để Apollo
cập nhật data lại cho query GET_BOOKS
, tất nhiên bạn có thể buộc request lại bằng 1 option khác nhưng ở đây mình sẽ cập nhật cache nhé.
function AddBookForm() {
const titleRef = useRef('') const authorRef = useRef('')
+ const resetInput = () => {
+ titleRef.current.value = ''
+ authorRef.current.value = ''
+ }
const [addBook] = useMutation(ADD_BOOK, {
+ update(cache, { data }) {
+ // Fetch the books from the cache
+ const existingBooks = cache.readQuery({ query: GET_BOOKS })
+ // Add the new book to the cache
+ const newBook = data.addBook
+
+ cache.writeQuery({
+ query: GET_BOOKS,
+ data: { books: [newBook, ...existingBooks.books] },
+ })
+ },
+ onCompleted: resetInput,
})
return ( <form onSubmit={(e) => { e.preventDefault()
addBook({ variables: { input: { title: titleRef.current.value, author: authorRef.current.value, }, }, }) }} > <h3>Add book form</h3> <div> <label htmlFor="title">title</label> <input id="title" type="text" ref={titleRef} /> </div> <div> <label htmlFor="author">author</label> <input id="author" type="text" ref={authorRef} /> </div> <button type="submit">Add book</button> </form> )
}
Ngoài ra mình sẽ clear toàn bộ input sau khi thêm mới thành công và dùng nó thông qua callback onCompleted
Và như bạn thấy đấy mọi thứ là hoàn toàn ngon lành như mong đợi .
3. Kết luận
Mọi thứ trông thật đơn giản bạn nhỉ .
Ngoài ra sẽ còn rất nhiều tính năng thú vị khác, nếu bạn cảm thấy thích thú hãy tìm hiểu nhiều hơn qua trang chính thức của GraphQL
và Apollo GraphQL
nhé.
Hi vọng bài viết này có ích và giúp bạn trong quá trình tiến tới hoàn thiện khả năng lập trình Web hơn nhé .
Cảm ơn đã đọc bài viết này Repo tại đây