- vừa được xem lúc

Một số trick trong js giúp code thanh lịch hơn

0 0 37

Người đăng: Pham Van Linh

Theo Viblo Asia

Mở đầu

Hôm nay mình sẽ giới thiệu với các bạn một số những tips và tricks để giúp bạn code Javascript một cách hiệu quả cũng như "ngầu hơn" giúp tăng năng suất và hiệu quả công việc. ? Bắt đầu nhé.

1. Loại bỏ các falsy values trong 1 mảng.

Falsy values trong Javascript bao gồm có 0, false, NaN, undefined, null, '' (xâu rỗng).

Ngược lại với nó thì ta có khái niệm truthy values. Trong JavaScript, truthy là giá trị được hiểu là true trong ngữ cảnh Boolean. Tất cả mọi giá trị đều là truthy, trừ các falsy values kể trên.

Giả sử ta có 1 mảng ban đầu gồm có các falsy values và truthy values, ta muốn loại bỏ toàn bộ các falsy values chỉ giữ lại các truthy values thôi. Có rất nhiều cách để thực hiện điều này, hôm nay mình muốn giới thiệu đến các bạn 1 cách làm đơn giản mà hiệu quả nhất đó là sử dụng filter kết hợp với Boolean.

Ở đây mình có một array bao gồm các phần tử truethy và falsy

const array = [0, "sunday", 1, false]

Giờ mình sẽ lấy các phần tử truthly trong array

const newArray = array.filter(Boolean)
console.log(newArray) //["sunday", 1]

Wow thật vi diệu, để mình giải thích:

array.filter(Boolean)

nó sẽ tương đương với đoạn này

array.filter( function(ele) { return Boolean(ele)})

Hàm Boolean(ele) sẽ trả về true hay false tùy vào tham số đầu vào

Như vậy array.filter(Boolean) sẽ trả ra các phần từ là truthly .

2. Sử dụng toán tử && và ||

&& sẽ trả ra phần tử đúng thứ 2 nếu cả hai phần tử đúng và trả ra phần từ sai đầu tiên nếu cả hai phần tử đều sai, trả ra phần tử falsy nếu có 1 phần tử trulthy và falsy.

Ví dụ:

"sunday" && "monday" // "monday"
"monday" && "sunday" // "sunday"
false && "sunday" // false
"sun" && 0 // 0
0 && false // 0

Chúng ta có thể áp dụng điều này vào câu lệnh điều kiện thay IF

Ví dụ ta có đoạn code sau:

MÌnh muốn lấy tên của một đối tượng user

const user = { name: "Linh"
}
// Nếu user tồn tại sẽ lấy name 
// Dùng if
if (user) { return user.name
} // Thay vì dùng if
const name = user && user.name

&& mình thấy trong reacjs sử dụng khá nhiều để tránh gặp đối không mong muốn khi lấy một giá trị của đối tượng rỗng.

Còn toán tử || sẽ ngược so với toán tử &&

|| sẽ lấy phần tử sai thứ 2 nếu cả hai cùng sai, và lấy phần tử đúng đầu tiên nếu cả hai cùng đúng .

3. Gán giá trị cho nhiều biến

Ta có đoạn hash sau

const data = {name: "linh", age: 22}

Nếu muốn lấy nhanh name, age ta có thể dùng :

const {name, age} = data

Nếu muốn assign nhanh các biến ta có thể dùng mảng

//Longhand 
let test1, test2, test3;
test1 = 1;
test2 = 2;
test3 = 3; //Shorthand 
let [test1, test2, test3] = [1, 2, 3];

4. Every and some.

Every function trả về giá trị boolean. Nếu tất cả phần tử trong mảng thỏa mãn điều kiện thì sẽ trả về true. Bên cạnh đó, some function chỉ kiểm trả nếu tồn tại ít nhất một phần tử trong mảng thỏa điều kiện thì trả về true.

const numbers = [6, 7, 8, 9]
console.log(numbers.every(number => number > 5)) // true

Array trên trả về true vì tất cả những phần tử trong Array đều thoả mãn điều kiện (> 5). Nhưng chỉ cần 1 phần tử trong mảng không thoả mãn điều kiện thôi thì lập tức Array này sẽ trả về false mà không cần quan tâm đến các phần tử khác. Ví dụ:

const numbers = [1, 6, 7, 8, 9]
console.log(numbers.every(number => number > 5)) // false

Some Hàm này hiểu theo cách đơn giản và dễ hiểu nhất như sau. Lặp tất cả các phần tử trong một Array, chỉ phần 1 phần tử thoả mãn điều kiện thì Array này sẽ trả về true. Nhớ nhé, chỉ cần 1 phần tử thoả mãn điều kiện thôi sẽ lập tức trả về true luôn mà không cần quan tâm tới các phần tử khác. ?

const numbers = [15, 2, 3, 4, 5]
console.log(numbers.some(number => number > 10)) // true

Array trên trả về true vì có “ít nhất” một phần tử (12) thoả mãn điều kiện (> 10). Do đó lập tức trả về true luôn mà không cần quan tâm đến các phần tử khác trong mảng.

Còn nếu như tất cả các phần tử trong mảng đều không thoả mãn điều kiện thì tất nhiên Array đó trả về false rồi.

const numbers = [1, 2, 3, 4, 5]
console.log(numbers.some(number => number > 10)) // false

5.Short Function Calling

Để giảm thiểu if else chúng ta có thể dùng toán tử ba ngôi

// Longhand
function test1() { console.log('test1');
};
function test2() { console.log('test2');
};
var test3 = 1;
if (test3 == 1) { test1();
} else { test2();
}
// Shorthand
(test3 === 1? test1:test2)(); 

6. Switch Shorthands

Chúng ta có thể lưu các điều kiện trong các đối tượng key-value và có thể được sử dụng dựa trên các điều kiện.

// Longhand
switch (data) { case 1: test1(); break; case 2: test2(); break; case 3: test(); break; // And so on...
} // Shorthand
var data = { 1: test1, 2: test2, 3: test
}; data[something] && data[something]();

7. Array.find

Khi chúng ta có một mảng các object và chúng ta muốn tìm đối tượng cụ thể dựa trên các thuộc tính của đối tượng thì find method thực sự hữu ích.

const data = [{ type: 'test1', name: 'abc' }, { type: 'test2', name: 'cde' }, { type: 'test1', name: 'fgh' },
]
function findtest1(name) { for (let i = 0; i < data.length; ++i) { if (data[i].type === 'test1' && data[i].name === name) { return data[i]; } }
}
//Shorthand
filteredData = data.find(data => data.type === 'test1' && data.name === 'fgh');
console.log(filteredData); // { type: 'test1', name: 'fgh' }

Trên đây là một số cách giúp bạn code ngắn gọn, thanh lịch hơn, hy vọng bài viết này các bạn có thể áp dụng một số các trên để trở nên chuyên nghiệp hơn nha. Cuối tuần vui vẻ nha !!!!

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

1 số UI component và layout hữu ích với Frontend

Giới thiệu. Hôm nay mình xin chia sẻ 1 số Layout và UI component quen mà có lẽ là quen thuộc với nhiều người khi làm dự án, hay bắt gặp trên mạng.

0 0 65

- vừa được xem lúc

Testing trong Javascript với Jest (Phần 1)

Hello 500 anh em, lại là mình đây. Chú bé coder yêu màu tím thích màu hồng và ghét sự giả dối đây .

0 0 270

- vừa được xem lúc

Destructuring assignment trong Javascript

Giới thiệu. . Hai cấu trúc dữ liệu được sử dụng nhiều nhất trong JavaScript là Object và Array. Các mảng cho phép chúng ta tập hợp các mục dữ liệu vào một danh sách có thứ tự.

0 0 31

- vừa được xem lúc

React Query (phần 1)

Xin chào các bạn, lại là mình đây, hôm này mình giới thiệu cho các bạn một package hữu ích khi làm việc với Reactjs. Chắc hẳn các bạn ai cũng từng gặp phải vấn đề khi làm việc với api.

0 0 40

- vừa được xem lúc

Building a WebRTC video broadcast using Javascript (P2)

Xin chào các bạn lại là tôi đây . Ở bài trước chúng ta đã triển khai Socket.

0 0 36

- vừa được xem lúc

Một bài toán xử lý mảng tưởng chừng đơn giản!

Xuân sang, Quang đang lang thang trang facebook thì bắt gặp một bạn hỏi bài toán này:. .

0 0 38