- vừa được xem lúc

Muộn rồi mà sao còn chẳng dùng Apollo Client

0 0 647

Người đăng: Hao Le

Theo Viblo Asia

■ Mở đầu

Đối với các bạn đã và đang tìm hiểu về ReactJS, có lẽ không dưới dăm ba lần nghe qua những cái tên như Redux, MobX, Context API hay gần nhất là Recoil khi có ai đó nhắc đến từ khóa state management. Mỗi công nghệ đều có cho mình những ưu nhược điểm riêng.

Do đó, câu chuyện lựa chọn công nghệ áp dụng cho một dự án luôn luôn được cân nhắc, cần phù hợp với cả bài toán công nghệ cũng như thế mạnh của team nữa. Chẳng của riêng ai, gần nhất là dự án hiện tại mình tham gia, quyết định dùng Apollo Client cho ứng dụng ReactJS kết hợp GraphQL.

Và đây cũng chính là chủ đề của bài viết này, hãy cùng mình tìm hiểu nhé!

■ Apollo Client là gì?

Theo Official document:

Apollo Client is a comprehensive state management library for JavaScript that enables you to manage both local and remote data with GraphQL.


Là một trong những thư viện giải pháp đối với việc state management của một ứng dụng, Apollo Client cho phép chúng ta gửi requests tới GraphQL server thông qua các QueriesMutations.

Bây giờ thì bật máy tính lên và khởi tạo một dự án ReactJS với Apollo Client nào...

■ Khởi tạo

Sau khi cài đặt tất cả những dependencies:

npm install @apollo/client graphql
// OR
yarn add @apollo/client graphql

chúng ta bắt đầu tiến hành khai báo:

import { ApolloClient, InMemoryCache } from '@apollo/client'; const client = new ApolloClient({ uri: GRAPHQL_SERVER_URL, cache: new InMemoryCache()
});

Xong rồi, sau đó thì kết nối Apollo Client với ứng dụng ReactJS:

import { ApolloProvider } from '@apollo/client/react'; render( <ApolloProvider client={client}> <App /> </ApolloProvider>, document.getElementById('root'),
);

Đoạn code này có làm bạn thoáng nghĩ ngay tới cú pháp khởi tạo và truyền store xuống <App/> trong Redux không? ??

Tương tự như Context.Provider API phía React hay Provider API phía thư viện react-redux, ApolloProvider API gói gọn toàn ứng dụng vào trong context, cho phép chúng ta có thể truy cập client ở bất kì components nào nằm trong <App/>.

Hmmm...

Giống nhau hết như vậy mà chỉ khác cú pháp với tên thôi thì chuyển sang dùng liệu-có-đáng !?!

Cùng nhau tìm hiểu các phần tiếp theo để có thể trả lời cho nghi vấn này nhé!

■ Concepts

Nhìn lại các thư viện cung cấp giải pháp state management một chút, cho dù là Redux, MobX, Context API, Recoil hay một thư viện nào bạn tự viết thì chúng đều sẽ có 03 vai trò chính:

  • Storage (Lưu trữ).
  • Updation (Xử lý thao tác: thêm, xóa, sửa, etc.).
  • Reactivity (Lắng nghe thay đổi và cập nhật).

đồng thời luôn giữ cho state của ứng dụng luôn là a single "source of truth".


Giả sử, chúng ta phân loại global states của một ứng dụng ra làm 02 kiểu:

  • Local state:

    • Là một số biến trạng thái ở phía client.
    • VD: isAdmin, isSignIn, flag, device, etc.
  • Remote state:

    • Là một hoặc các bộ dữ liệu được server trả về, hoặc liên quan tới các giá trị trên server.
    • VD: products, users, etc.

Redux sẽ quản lý 2 kiểu states này giống nhau, với Apollo Client thì khác chút:

  • Cache cho Remote state.
  • Reactive Variables cho Local state (được lưu ở ngoài Cache).

Giờ chúng ta sẽ đi vào trường hợp Remote state trước!

■ Remote state

Common APIs

Apollo Client cung cấp đa dạng APIs hỗ trợ thao tác với dữ liệu. Trong phạm vi bài viết này, cùng tìm hiểu 2 hooks phổ biến: useQuery()useMutation() nhé. ??


? useQuery

Giả sử, với câu truy vấn

import { gql } from '@apollo/client'; const EXCHANGE_RATES = gql` query GetExchangeRates { rates(currency: "USD") { currency } }
`;

thì thông qua useQuery:

import { useQuery, gql } from '@apollo/client'; function ExchangeRates() { const { loading, error, data } = useQuery(EXCHANGE_RATES); if (loading) { /* ... */ }; if (error) { /* ... */ }; return ( /* data binding */ );
}

Qua API useQuery(), việc tracking dữ liệu trả về (data), lỗi (error) cũng như trạng thái request(loading) trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Và một điều tuyệt vời trên Trang chủ có đề cập nữa là:

Apollo Client automatically caches this data when it comes back from the server, so you won't see a loading indicator if you run the same query again.


Source code ví dụ phía trên tại đây.

Hãy tham khảo và tự thực hiện cho mình một project nhỏ để có thể hiểu rõ mọi thứ hơn nhé ??))


? useMutation

Một ví dụ về useMutation() trong Apollo Client:

function Votes() { const [upVote, { count }] = useMutation(UP_VOTE); return ( <button type="submit" onClick={() => upVote({ variables: { unit: 1 } })} > Upvote to supporting me </button> </div> );
}

Một điểm chú ý:

Apollo Client automatically caches your data and normalizes new data in query responses and after mutation.


Notes:

Khi giới thiệu về useQuery()useMutation(), cuối ví dụ mình có nhắc qua một chút tới cache. Vậy thì nó là gì vậy? ??

Tạm thời chúng ta có thể hiểu là khi lấy dữ liệu từ GraphQL server, nó sẽ được lưu vào cache.

Cache có dạng tương tự:

{ "Currency:1": { __typename: "Currency", id: 1, ... }, "Currency:2": { __typename: "Currency", id: 2, ... }, "ROOT_QUERY": { __typename: "Query", currencies: {}} ...
}

Chi tiết về cơ chế hoạt động của cache, mình sẽ đề cập ở một bài viết riêng, bạn cũng có thể tham khảo thêm tại đây.


Mutations dùng để cập nhật dữ liệu. Một mutation được chạy thành công sẽ làm thay đổi dữ liệu trên server. Nghĩa là dữ liệu trong cache phía client chưa-chắc-giống dữ liệu trên cơ sở dữ liệu phía server. Điều này còn tuỳ thuộc vào tuỳ chọn fetchPolicies được config trong ứng dụng. Những trường hợp nào thì cần cập nhật cache sau khi thực thi xong một mutation? Chúng ta sẽ bàn luận về chủ đề này trong một bài viết khác.

Trên đây là tổng quan về useQueryuseMutations. Ngoài chức năng cơ bản trên, chúng còn cung cấp rất nhiều options đa dạng:

useQuery( variables: { /* key: value */ }, skip: /* Boolean value */, fetchPolicy: 'cache-first' // Default
) useMutation( onError() { /* handle on error */ } onCompleted() { /* handle on complete */ } refetchQueries() { /* ... */ } ...
)

Local-only fields

Local only fields is a way we can define client side fields on the GQL type that doesn’t need to come from the server.


Ngoài một trong các trường đã được định nghĩa trong GraphQL server's schema, response của một Apollo Client queries có thể được định nghĩa thêm một số local-only fields khác nếu cần thiết.

Cùng xét một trường hợp cụ thể nhé.

Mình có query lấy thông tin chi tiết một sản phẩm:

const GET_PRODUCT_DETAIL = gql` query product($id: ID!) { product(id: $id) { id name price } }
`; const { data, error, loading } = useQuery(GET_PRODUCT_DETAIL);

Trong ProductDetail, mình muốn hiển thị trạng thái của product có đang tồn tại trong giỏ hàng hay không (giả sử kiểm tra trong localStorage).

Có phải bạn định xử lý như thế này:

const ProductDetail = () => { const [isInCart, setIsInCart] = useState(false); // useQuery: GET_PRODUCT_DETAIL here useEffect(() => { if (data && localStorage.getItem('CART').includes(data.id)) { setIsInCart(!isInCart); } }, [data]) // return here
};

Với Apollo Client, thử tiếp cận theo hướng dùng local-only fields xem sao nhé:

const cache = new InMemoryCache({ typePolicies: { Product: { fields: { isInCart: { read(_, { variables }) { return localStorage.getItem('CART').includes( variables.id ); } } } }
});

Thêm isInCart vào query kèm @client directive:

const GET_PRODUCT_DETAIL = gql` query product($id: ID!) { product(id: $id) { ... isInCart @client } }
`;

Như vậy, tương tự như selectors phía Redux, chúng ta đã có thể truy cập trực tiếp product.isInCart thông qua việc tạo local-only fields rồi. ??

Tiếp theo cùng mình tìm hiểu về local state nào...

Local state

Reactive Variables

Như đã đề cập ở phần Concept, với Local state Apollo Client cho phép chúng ta tạo ra các custom values - được gọi là Reactive Variables.


Reactive Variables được lưu ở bên ngoài cache nhưng các components trong ứng dụng vẫn có thể dùng chung, thao tác truy cập và thay đổi được.

import { makeVar } from '@apollo/client'; const isLoginVar = makeVar(false); const client = new ApolloClient({ uri: GRAPHQL_SERVER_URL, cache: new InMemoryCache({ Query: { fields: { isLogin: { read() { return isLoginVar(); } } } } })
});

Trên đây, isLogin đang được khai báo như một reactive variables.


Các components có thể truy cập hoặc thay đổi giá trị isLogin như sau:

import React from 'react';
import { useReactiveVar } from '@apollo/client'; const LoginFrm = () => { const isLogin = useReactiveVar(isLoginVar); const handleClick = () => { isLoginVar(!isLogin); }; return ( <button onClick={handleClick}> {isLogin ? 'Logout' : 'Login'} </button> );
}

Thật là thuận tiện phải không nào ^^


Notes:

Một số lưu ý với reactive variables:

  • Modifying a reactive variable triggers:

    • An update of every active query that depends on that variable
    • An update of state associated with variable values returned from useReactiveVar().
  • Reactive variables don’t update the cache.

■ Apollo Client vs. Redux

Ở góc nhìn cá nhân, điều mình cảm thấy tiện khi dùng Apollo Client trong dự án có lẽ là dễ dàng tracking trạng thái, kết quả của request:

const { data, error, loading } = useQuery(GET_PRODUCTS);

Với 1 request này, anh bạn Redux cần có 03 actions khác nhau:

  • GET_PRODUCTS_REQUEST
  • GET_PRODUCTS_SUCCESS
  • GET_PRODUCTS_FAIL

kèm các reducers tương ứng để xử lý.

Song, Redux giúp chúng ta dễ control request thread của ứng dụng hơn. ??

Một bảng so sánh nhẹ giữa Apollo Client vs. Redux:

N/A Redux Apollo Client
Storage Plain JS object Normalized cache & outer-cache data
Updation Action & Reducers Apollo Client APIs
Reactivity Connect (Auto) broadcast to Queries
Debugger Redux DevTools Apollo Client Devtools

Ý kiến của các bạn như thế nào, hãy cùng chia sẻ phía dưới comments nha!

■ Kết

Yeahhh, vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về Apollo Client từ Concepts, Demos cho tới câu chuyện quản lý state của nó so với thư viện khác rồi nè ??

Mình cảm ơn các bạn vì đã đọc bài viết này và hy vọng rằng nó có thể mang lại được giá trị nào đó.

Tặng mình 1 upvote để có thêm động lực cho những bài viết sắp tới nha ❤


Và trong thời điểm hiện tại thì...

Hãy cùng nhau thực hiện quy tắc 5K được Bộ Y tế khuyến cáo:

#Coronavirus #5K #BoY Te
Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế

để có thể giữ an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh nhé ??

Chúc các bạn cuối tuần vui vẻ ^^

■ Credits


Happy coding !

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Giới thiệu Typescript - Sự khác nhau giữa Typescript và Javascript

Typescript là gì. TypeScript là một ngôn ngữ giúp cung cấp quy mô lớn hơn so với JavaScript.

0 0 525

- vừa được xem lúc

Bạn đã biết các tips này khi làm việc với chuỗi trong JavaScript chưa ?

Hi xin chào các bạn, tiếp tục chuỗi chủ đề về cái thằng JavaScript này, hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số thủ thuật hay ho khi làm việc với chuỗi trong JavaScript có thể bạn đã hoặc chưa từng dùng. Cụ thể như nào thì hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé (go).

0 0 433

- vừa được xem lúc

Một số phương thức với object trong Javascript

Trong Javascript có hỗ trợ các loại dữ liệu cơ bản là giống với hầu hết những ngôn ngữ lập trình khác. Bài viết này mình sẽ giới thiệu về Object và một số phương thức thường dùng với nó.

0 0 153

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về thư viện axios

Giới thiệu. Axios là gì? Axios là một thư viện HTTP Client dựa trên Promise.

0 0 145

- vừa được xem lúc

Imports và Exports trong JavaScript ES6

. Giới thiệu. ES6 cung cấp cho chúng ta import (nhập), export (xuất) các functions, biến từ module này sang module khác và sử dụng nó trong các file khác.

0 0 110

- vừa được xem lúc

Bài toán đọc số thành chữ (phần 2) - Hoàn chỉnh chương trình dưới 100 dòng code

Tiếp tục bài viết còn dang dở ở phần trước Phân tích bài toán đọc số thành chữ (phần 1) - Phân tích đề và những mảnh ghép đầu tiên. Bạn nào chưa đọc thì có thể xem ở link trên trước nhé.

0 0 245