- vừa được xem lúc

NextJS - Đa ngôn ngữ không cần thư viện ngoài.

0 0 295

Người đăng: PHAM HIEU

Theo Viblo Asia

1. Mở đầu

Chào mọi người, chắc hẳn với thời kì thế giới phẳng như hiện tại thì việc tiếp cận sản phẩm đến các quốc gia khác nhau đấy là một điều tất yếu. Và mỗi trang web lớn đều hướng tới mục tiêu toàn cầu. Và một trong những điều kiện cơ bản và cách thực hiện dễ nhất đấy là việc tích hợp đa ngôn ngữ trên trang web để thân thiện với người dùng ở mỗi quốc gia khác nhau. Với NextJS rất đơn giản để có thể tích hợp tính năng cần thiết này. Hiện tại có rất nhiều package bên ngoài có thể tích hợp vào để triển khai đa ngôn ngữ. Nhưng ngày hôm nay mình sẽ giới thiệu một cách thủ công mà không dùng tới package bên ngoài. Chúng ta cùng đọc bài viết ở dưới nhé!

2. Cài đặt

Bắt đầu

Next.js has built-in support for internationalized (i18n) routing since v10.0.0. You can provide a list of locales, the default locale, and domain-specific locales and Next.js will automatically handle the routing.
The i18n routing support is currently meant to complement existing i18n library solutions like react-intl, react-i18next, lingui, rosetta, and others by streamlining the routes and locale parsing.

Next.js đã ghi rõ bắt đầu từ phiên bản v10.0.0. Next.js đã cung cấp tính năng đa ngôn ngữ cũng như tự động nhận ngôn ngữ qua url routing. Thật tiện lợi, chúng ta chỉ cần đọc lại doc của Next.js và triển khai cài đặt. Bắt đầu nào. Đầu tiên và quan trọng nhất chúng ta cần thêm config cho next.js để tự động nhận ngôn ngữ cũng như ngôn ngữ mặc định thông qua url. Mình đã tạo sẵn một app reactjs thông qua yarn. $ yarn create your_app.

Ok, chúng ta mở project lên và tạo thêm một fìle config: i18n.config.js với nội dung như dưới đây :

module.exports = { i18n: { locales: ['en', 'vi'], defaultLocale: 'en', },
}

Ở trên là cách config sử dụng path để đổi ngôn ngữ : nó sẽ như thế này : yourdomain.com/[lang] với lang là config trong locales, nếu bạn không để ngôn ngữ trong danh sách locales thì trang sẽ báo lỗi 404.

Import vào next.config.js

const { i18n } = require('./i18n.config') module.exports = { i18n,
}

Các bạn thử yarn dev và thêm vào path ngôn ngữ như dưới nếu chạy được thì thành công rồi đấy!

Ok bây giờ trước tiên chúng ta cần 2 file ngôn ngữ bao gồm tiếng anh và tiếng việt. Mình sẽ để chúng trong folder: public/lang/[lang].js Với nội dung như dưới :

export default { home: { title: 'Chào mừng tới Viblo!', content: 'Bắt đầu một bài viết nào', }
}
export default { home: { title: 'Chào mừng tới Viblo!', content: 'Bắt đầu một bài viết nào', }
}

Tiếp theo chúng ta cần tạo thêm 1 hook phục vụ cho việc chuyển đổi ngôn ngữ khi thay đổi path. mình để ngay trong folder page nhé :

import { useRouter } from 'next/router'
import en from '../../public/lang/en.js'
import vi from '../../public/lang/vi.js' const useTrans = () => { const { locale } = useRouter() const trans = locale === 'vi' ? vi : en return trans
} export default useTrans

trong components chúng ta import hook useTrans() vừa tạo ở trên vào. Mục đích của hooks này để nhận file dịch bằng tiếng việt hoặc tiếng anh để lấy nội dung ra. Các bạn có thể sửa lại hook này để nó trả về dạng khác như một function và tách chuỗi cần dịch đầu vào để nhận file... Cái đấy do mọi người tùy biến nhé. Mình chỉ thực hiện cách đơn giản nhất là return ra cả file đã dịch.

import styles from '../../styles/Home.module.css'
import useTrans from '../hooks/useTrans'
const Hello = () => { const trans = useTrans() return ( <> <main className={styles.main}> <h1 className={styles.title}> { trans.home.title } </h1> <p className={styles.description}> { trans.home.content } </p> </main> </> )
} export default Hello

Sửa lại file index một chút ?))

import Head from 'next/head'
import styles from '../styles/Home.module.css'
import Hello from './components/Hello' export default function Home() { return ( <div className={styles.container}> <Head> <title>Create Next App</title> <link rel="icon" href="/favicon.ico" /> </Head> <Hello /> </div> )
} 

Cuối cùng là thành quả : Bây giờ thêm một nút chuyển đổi ngôn ngữ cho tiện lợi nhé ?

...
const Hello = () => { const trans = useTrans() const router = useRouter() const changeLang = (lang) => { router.push('/', '/', { locale: lang }) } return ( <> <main className={styles.main}> <h1 className={styles.title}> { trans.home.title } </h1> <p className={styles.description}> { trans.home.content } </p> <button onClick={() => changeLang('vi')} >vi</button> <button onClick={() => changeLang('en')}>en</button> </main> </> )
} export default Hello

Như vậy chúng ta đã hoàn thành việc thay đổi ngôn ngữ với next.js

Còn một phần quan trọng nữa. Next.js được tận dụng để server-side-rendering (SSR) vậy để đa ngôn ngữ, nội dung trang web của chúng ta cũng cần được nhận đúng ngôn ngữ từ phía backend. Mỗi khi đó chúng ta đã biết, next.js có tính năng SSR với phương thức getStaticProps và với phương thức này đã cho chúng ta tham số context truyền vào. Trong context bao gồm những thứ cơ bản như params, preview, previewData, locale, locales, defaultLocale. Trong bài viết này mình sẽ chú trọng tới locale. Để SSR có thể nhận dữ liệu từ backend và có thể nhận đúng ngôn ngữ đã chọn thì chúng ta sẽ cần tới tham số locale. chúng ta sẽ viết trong hàm getStaticProps như sau:

export const getStaticProps = async ({ locale }) => { const res = await fetch(`https//your-api.xyz`, { locale }) ... return { props }
}

Như vậy chúng ta có thể lấy được nội dung với đúng ngôn ngữ mong muốn ngay lần đầu tiên load trang.

3. Tổng kết

Cuối cùng bài viết cũng đến hồi kết. Trong bài viết mình chỉ thực hiện những bước cơ bản để đa ngôn ngữ một website sử dụng framework Next.js, mọi người có thể custom theo ý mình mong muốn và tối ưu hơn nữa nhé. Trong việc đa ngôn ngữ, tùy vào mục đích sử dụng mà chúng ta có thể sử dụng thêm thư viện ngoài (react-intl, react-i18next, lingui) có thể tối ưu hơn nhưng bất lợi chúng ta cần phải đọc và hiểu rõ thư viện đó cũng mất một ít thời gian, hoặc tự mình đa ngôn ngữ với những công cụ sẵn có nếu dự án đang cần gấp. Hi vong bài viết sẽ giúp ích cho công việc của mọi người. Cảm ơn và hẹn gặp lại mọi người trong những bài viết sau.

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Cùng tìm hiểu về các hook trong React hooks

Đối với ai đã từng làm việc với React thì chắc hẳn đã có những lúc cảm thấy bối rối không biết nên dùng stateless (functional) component hay là stateful component. Nếu có dùng stateful component thì cũng sẽ phải loay hoay với đống LifeCycle 1 cách khổ sở Rất may là những nhà phát triển React đã kịp

0 0 101

- vừa được xem lúc

Khi nào nên (và không nên) sử dụng Redux

. Công việc quản lý state với những hệ thống lớn và phức tạp là một điều khá khó khăn cho đến khi Redux xuất hiện. Lấy cảm hứng từ design pattern Flux, Redux được thiết kế để quản lý state trong các project JavaScript.

0 0 128

- vừa được xem lúc

ReactJS: Props và State

Nếu bạn đã học ReactJS hay React Native, bạn sẽ thấy các Props và State được sử dụng rất nhiều. Vậy chính xác chúng là gì? Làm thế nào để chúng ta sử dụng chúng đúng mục đích đây.

0 0 60

- vừa được xem lúc

State và Props trong Reactjs

Hello các bạn, tiếp tục seri tìm hiểu về ReactJs hôm nay mình xin giới thiệu đến các bạn hai thứ mình cho là thú vị nhất của ReactJs là State và Props. State bạn có thể hiểu đơn giản là một nơi mà bạn lưu trữ dữ liệu của Component, từ đó bạn có thể luân chuyển dữ liệu đến các thành phần trong Compon

0 0 55

- vừa được xem lúc

Memoization trong React

. 1.Introduction. Memoization có liên quan mật thiết đến bộ nhớ đệm, và dưới đây là một ví dụ đơn giản:. const cache = {}.

0 0 52

- vừa được xem lúc

Nâng cao hiệu suất React Hooks với React.memo, Memoization và Callback Functions

1.Ngăn Re-render và React.memo. React.

0 0 81