- vừa được xem lúc

Những điều Tester/QA cần biết về Test Plan - Phần một

0 0 7

Người đăng: Vương Thảo

Theo Viblo Asia

I. Test Plan là gì?

Theo ISTQB “Test Plan is A document describing the scope, approach, resources, and schedule of intended test activities. Được hiểu như sau Test plan là một tài liệu chi tiết mô tả chiến lược kiểm thử, mục tiêu, lịch trình, ước tính, sản phẩm bàn giao và các nguồn lực cần thiết để thực hiện kiểm thử một sản phẩm phần mềm.

Lợi ích:

  • Test plan giúp chúng ta xác định nỗ lực cần thiết để xác nhận chất lượng của ứng dụng đang được kiểm tra.
  • Test plan đóng vai trò như một kế hoạch chi tiết để tiến hành các hoạt động kiểm thử phần mềm như một quy trình xác định, được người quản lý kiểm thử giám sát và kiểm tra bao gồm các thông tin quan trọng như Scope, Timeline, chiến lược Test,..
  • Giúp những người ngoài nhóm kiểm thử như nhà phát triển, quản lý doanh nghiệp, khách hàng hiểu chi tiết về quá trình kiểm thử.

II. Cách viết Test Plan

TestPlan sẽ được tạo theo trình tự sau:

Bước 1: Phân tích sản phẩm

Chúng ta cần thu thập thông tin, nghiên cứu yêu cầu từ phía khách hàng và người dùng cuối để biết nhu cầu và mong đợi của họ từ ứng dụng như:

  • Ai sẽ sử dụng sản phẩm?
  • Cái này được dùng để làm gì?
  • Sản phẩm sẽ làm việc như thế nào?
  • Phần mềm/phần cứng mà sản phẩm sử dụng là gì?

Bước 2: Thiết kế chiến lược thử nghiệm

Chiến lược kiểm thử là một bước quan trọng trong việc lập Kế hoạch kiểm thử trong Kiểm thử phần mềm. Tài liệu Chiến lược kiểm thử là tài liệu cấp cao, thường được phát triển bởi Test Manager. Tài liệu này gồm 2 thông tin:

  • Xác định testing objectives để đạt được chúng

  • Xác định effort và chi phí kiểm tra

    Để lên một chiến lược hiệu quả nhất cần thiết kế chiến lược Testing như sau:

    2.1) Xác đinh Scope Testing

    Cần xác định những thành phần nào là “in scope“ và “out of scope.” vì việc xác định phạm vi dự án thử nghiệm của bạn là rất quan trọng đối với tất cả các bên liên quan. Khi xác định chính xác giúp chúng ta tự tin và đảm bảo về quá trình kiểm thử đang diễn ra đúng mong đợi của khách hàng. Hơn nữa, tất cả các thành viên dự án sẽ hiểu rõ ràng về những gì đã được kiểm thử và những gì chưa được kiểm thử.

    Dựa trên 4 yếu tố để xác định phạm vi kiểm thử đó là: Yêu cầu chính xác của khách hàng, Ngân sách dự án, Đặc điểm kỹ thuật sản phẩm, Skill của các thành viên trong team dự án

    2.2) Xác đinh Type of Testing:

    Type of Testing là một quy trình thử nghiệm tiêu chuẩn mang lại kết quả thử nghiệm mong đợi. Mỗi loại thử nghiệm được xây dựng để xác định một loại lỗi sản phẩm cụ thể. Tuy nhiên, tất cả các Loại thử nghiệm đều nhằm đạt được một mục tiêu chung “ Phát hiện sớm tất cả các lỗi trước khi phát hành sản phẩm cho khách hàng”

    Gồm 6 loại: Unit Testing, API Testing, Integration Test, System Test, Install/uninstall Testing, Aglie Testing

    Khi tạo Test Plan cần phải đặt mức độ ưu tiên cho các loại kiểm thử này, loại kiểm thử nào cần tập trung, loại nào có thể bỏ qua để tiết kiệm chi phí.

    2.3) Document Risk & Issues

    Risks là những sự kiện được dự báo trong tương lai có thể phát sinh "vấn đề"

Risk Mitigation
Thành viên trong nhóm thiếu các kỹ năng cần thiết để kiểm tra trang web Lập kế hoạch khóa đào tạo để nâng cao kỹ năng cho các thành viên của bạn
Tiến độ dự án quá gấp; thật khó để hoàn thành dự án này đúng thời hạn Đặt mức độ ưu tiên kiểm tra cho từng hoạt động kiểm tra
Test Manager có kỹ năng quản lý kém Lập kế hoạch đào tạo lãnh đạo cho người quản lý
Thiếu tương tác làm ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất làm việc của nhân viên Khuyến khích mỗi thành viên trong nhóm thực hiện nhiệm vụ của mình và truyền cảm hứng cho họ nỗ lực nhiều hơn
Dự toán ngân sách sai và vượt chi phí Thiết lập phạm vi trước khi bắt đầu công việc, chú ý nhiều đến việc lập kế hoạch dự án và liên tục theo dõi và đo lường tiến độ

2.4) Tạo Test Logistics

Trong Test Logistics, cần trả lời câu hỏi "Ai sẽ kiểm tra?" và "Khi nào testing sẽ diễn ra ?" Test Manager cần chọn đúng member có đủ kỹ năng sau đó giao công việc cho họ, estimate các task và thiết lập deadline tương ứng. Để trả lời cho câu hỏi khi nào Ready to Test cần đảm bảo đầy đủ:

  • Test specs and requirement documner
  • Human resources
  • Test enviroment

Bước 3: Xác định mục tiêu thử nghiệm

Mục tiêu của việc kiểm thử là tìm ra càng nhiều lỗi phần mềm càng tốt; đảm bảo rằng phần mềm được kiểm tra không có lỗi trước khi phát hành. Nên được thực hiện 2 bước:

  1. Liệt kê tất cả các tính năng của phần mềm (chức năng, hiệu suất, GUI…) có thể cần kiểm tra.
  2. Xác định mục tiêu hoặc mục tiêu của bài kiểm tra dựa trên các tính năng trên

Có thể chọn phương pháp ' TOP-DOWN' để tìm các tính năng của trang web có thể cần kiểm tra. Trong phương pháp này, bạn chia nhỏ ứng dụng đang được thử nghiệm thành thành phần và thành phần phụ.

Bước 4: Xác định tiêu chí kiểm tra

Tiêu chí kiểm tra là một tiêu chuẩn hoặc quy tắc mà quy trình kiểm tra hoặc đánh giá kiểm tra có thể dựa vào. Có 2 loại tiêu chí kiểm tra: Suspension CriteriaExit Criteria

Suspension Criteria chỉ quan trọng cho một bài kiểm tra. Nếu Suspension Criteria được đáp ứng trong quá trình thử nghiệm thì chu kỳ thử nghiệm đang hoạt động sẽ bị tạm dừng cho đến khi tiêu chí được giải quyết .

Ví dụ: Về kế hoạch kiểm thử: Nếu các thành viên trong nhóm của bạn báo cáo rằng có 40% trường hợp kiểm thử thất bại, bạn nên tạm dừng kiểm thử cho đến khi nhóm phát triển khắc phục được tất cả các trường hợp thất bại.

Exit Criteria: Tiêu chí đầu ra là kết quả mục tiêu của thử nghiệm và cần thiết trước khi tiến tới giai đoạn phát triển tiếp theo.

Ví dụ: 95% tất cả các trường hợp kiểm thử quan trọng phải vượt qua.

Một số phương pháp xác định Exit Criteria là chỉ định tỷ lệ run test và tỷ lệ pass rate.

  • Tỷ lệ chạy bắt buộc phải là 100% trừ khi có lý do rõ ràng.
  • Tỷ lệ pass phụ thuộc vào phạm vi dự án, nhưng đạt được tỷ lệ pass cao là mục tiêu

Ví dụ về Test Plan: Nhóm của bạn đã thực hiện việc thực hiện kiểm thử. Họ báo cáo kết quả kiểm tra cho bạn và họ muốn bạn xác nhận Exit Criteria. Trong trường hợp trên, tỷ lệ Run bắt buộc là 100% nhưng nhóm kiểm thử chỉ hoàn thành 90% số trường hợp kiểm thử. Điều đó có nghĩa là Tốc độ chạy không được đáp ứng, vì vậy KHÔNG xác nhận Exit Criteria

Bước 5: Lập kế hoạch tài nguyên

Kế hoạch nguồn lực là bản tóm tắt chi tiết về tất cả các loại nguồn lực cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ dự án. Nguồn lực có thể là con người, thiết bị và vật liệu cần thiết để hoàn thành một dự án

Lập kế hoạch nguồn lực là yếu tố quan trọng của kế hoạch kiểm tra vì giúp xác định số lượng nguồn lực (nhân viên, thiết bị…) sẽ được sử dụng cho dự án. Do đó, Test Manager có thể lập lịch trình và ước tính chính xác cho dự án.

(Contine)

Tham khảo: https://www.guru99.com/test-planning.html

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Các Test Level trong kiểm thử phần mềm

1. Unit Test - Kiểm thử đơn vị. . .

0 0 52

- vừa được xem lúc

Lợi ích templates .gitignore trong dự án

Mở đầu. Gitignore là một file trong các dự án Git, nó chứa danh sách các tệp và thư mục mà bạn muốn Git bỏ qua (không theo dõi) khi bạn thực hiện các thao tác như git add hoặc git commit.

0 0 11

- vừa được xem lúc

Deploy ELK Stack với Docker

Hello các bạn lại là mình đây Chúc các bạn có kì nghỉ 30/4-1/5 vui vẻ và an toàn . Tiếp tục series học Docker và CICD của mình, hôm nay ta sẽ cùng nhau làm một bài "tàu nhanh" setup ELK Stack bao gồm

0 0 7

- vừa được xem lúc

Transaction trong Rails: Đảm bảo tính toàn vẹn và nhất quán dữ liệu

1. Lời mở đầu.

0 0 9

- vừa được xem lúc

Giới thiệu về Zabbix

1. Lời mở đầu.

0 0 8

- vừa được xem lúc

Ronin Engineer Tích Hợp với VNPay Như Thế Nào?

Hello mọi người, mình là một Ronin Engineer. Hôm nay mình sẽ trình bày website roninhub.com bên mình tích hợp với VNPay như nào thế. 1.

0 0 8