- vừa được xem lúc

ONNX và Tensorflow

0 0 49

Người đăng: Trung Đức

Theo Viblo Asia

Tiếp nỗi chuỗi các bài viết về các kiến thức mình tự học để trau dồi kiến thức cho bản thân, hôm nay mình xin giới thiệu tới các bạn một công cụ vô cùng hữu ích trong giới học máy. ONNX thì thực chất trên Viblo đã có một bài viết của tác giả Bùi Quang Mạnh đã nói rất chi tiết ở đây. Tuy nhiên từ khóa về ONNX trên Viblo chưa thực sự có nhiều bài viết bổ trợ, đồng thời mình cũng hay dùng Tensorflow nhiều hơn, và mình nghỉ cũng sẽ có một số bạn giống mình (Trong khi đó bài viết của tác giả Mạnh là Tutorial với Pytorch cơ :v). Nói chung bằng rất rất nhiều lý do, cùng với việc mình tìm hiểu thì mình xin phép chia sẻ bài viết này. Rất mong nhận được sự ủng hộ và góp ý từ mọi người

ONNX là gì?

Tiếp nối lời kết của tác giá Bùi Quang Mạnh: “Có một câu mình rất thích "Mô hình ở trên paper mãi là mô hình chết", việc ứng dụng các mô hình ngày càng trở nên được quan tâm hơn bao giờ hết đồng nghĩa để phát triển được thì các kỹ năng về Engineer là vô cùng cần thiết bên cạnh các kiến thức khác”

ONNX là một Machine Learning framework được sử dụng để chuyển đổi giữa các Machine Learning framework khác nhau. Giả sử bạn đang nghiên cứu, đào tào mô hình với Pytorch, tuy nhiên khi triển khai thành sản phẩm, bạn lại chỉ tìm thấy các công cụ hỗ trợ Tensorflow, TFLite, … Chả nhẽ mình ngồi code lại? Nope, ONNX sinh ra để giúp bạn giải quyết những vấn đề này. ONNX được phát triển bởi cộng đồng các đối tác như Microsoft, Facebook và AWS

ONNX đóng vai trò trung gian trong việc chuyển đổi từ framework này tới framework kia một cách dễ dàng. Hiện tại thì ONNX hỗ trợ các framework phổ biến như Tensorflow, Pytorch, Scikit-learn, …

ONNX được hỗ trợ rộng rãi, nó cho phép khả năng tương tác giữa các frameworks khác nhau và làm “hợp lý hóa” con đường đi từ nghiên cứu tới sản phẩm, điều này góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của cộng đồng AI. NÓ giải quyết được các bài toán nan giải về sự phụ thuộc phần cứng đối với các mô hình AI.

Tutorial ONNX với Tensorflow

Về lý thuyết ONNX thì mình chỉ tìm hiểu được như vậy, cái mình chú trọng nhiều hơn là cách vận dụng nó. Đầu tiên, mình sẽ thực hiện việc convert một Tensorflow model sang ONNX nhé

Trước hết, cần cài đặt các thư viện cần thiết cho việc chuyển đổi.

!pip install tf2onnx

pip install onnxruntime

Tf2onnx là thư viện giúp cho quá trình convert từ TF model sang ONNX một cách dễ dàng hơn, còn onnxruntime là thư viện phục vụ cho quá trình Inference của ONNX

Đào tạo mô hình

Trước hết, khởi tạo một mô hình Deep Learning đơn giản bằng Tensorflow. Ở đây mình sử dụng MNIST dataset, tương ứng sẽ là bài toán phân loại. Kiến trúc mô hình sẽ tương đối đơn giản:

model = tf.keras.models.Sequential([ tf.keras.layers.Input(shape=(28, 28), name='input'), tf.keras.layers.LSTM(20, time_major=False, return_sequences=True), tf.keras.layers.Flatten(), tf.keras.layers.Dense(10, activation='softmax', name='output')
])
model.compile(optimizer='adam', loss='sparse_categorical_crossentropy', metrics=['accuracy'])
model.summary()

image.png

Load dataset

# Load MNIST dataset.
(x_train, y_train), (x_test, y_test) = tf.keras.datasets.mnist.load_data()
x_train, x_test = x_train / 255.0, x_test / 255.0
x_train = x_train.astype(np.float32)
x_test = x_test.astype(np.float32)

Compile model và fit dữ liệu thôi

EPOCHS=50
BATCH_SIZE=64
model.fit(x_train, y_train, epochs=EPOCHS, batch_size=BATCH_SIZE)
model.evaluate(x_test, y_test, verbose=0) model.save(MODEL_TF_DIR)

Convert model sang ONNX

Sau khi đã đào tạo và lưu mô hình, việc tiếp theo tất nhiên chúng ta sẽ tiến hành convert mô hình sang ONNX

import tf2onnx
import onnx onnx_model, _ = tf2onnx.convert.from_keras(model, opset=13)
onnx.save(onnx_model, MODEL_TF2ONNX_DIR)

Ngắn gọn nhỉ, để mình giải thích chút về các tham số.

  • model: Mô hình đã huấn luyện. Có thể khởi tạo bằng tf.keras.models.load_model()
  • opset: Để định danh version của tf2onnx
  • MODEL_TF2ONNX_DIR: nơi chúng ta sẽ chứa ONNX model. Định dạng kiểu /dest/model.onnx

Ngoài ra, các bạn có thể convert mô hình sang ONNX bằng Command theo cấu trúc sau:

!python -m tf2onnx.convert --saved-model $MODEL_TF_DIR --output $MODEL_TF2ONNX_DIR --opset 13

Trong đó MODEL_TF_DIR là đường dẫn tới mô hình đã lưu

Kiểm tra mô hình sau chuyển đổi

Để kiếm thử ONNX, một công cụ rất hữu ích là ONNX Runtime. Đây là bộ công cụ giúp cho việc Training và Inference mô hình ML trên các nền tảng một cách nhanh hơn.

Import onnxruntime as ort sess = ort.InferenceSession(MODEL_TF2ONNX_DIR)
input_name = sess.get_inputs()[0].name
label_name = sess.get_outputs()[0].name result = sess.run([label_name], {input_name:x_test}) 

Trong quá trình Inferences thì việc định hình đúng đầu vào và đầu ra là vô cùng quan trọng. Làm theo hướng dẫn của trang chủ ONNXRuntime mà mình cũng loay hoay fix bug mãi. Thay vì họ get_inputs().name với get_outputs().name thì họ viết luôn tên ra. Đối với người mới thì chả hiểu kiểu gì =)))

Tutorial ONNX với Scikit-learn

Đầu tiên, vẫn là phải cài đặt thư viện cần thiết cho việc convert, ở đây là skl2onnx

!pip install skl2onnx

Đào tạo mô hình

Ở đây, mình sử đụng mô hình RandomForestClassifier và IRIS dataset của Sklearn luôn cho tiện

from sklearn.datasets import load_iris
from sklearn.model_selection import train_test_split
from sklearn.ensemble import RandomForestClassifier iris = load_iris()
X, y = iris.data, iris.target
X_train, X_test, y_train, y_test = train_test_split(X, y)
clr = RandomForestClassifier()
clr.fit(X_train, y_train)

Convert model

Việc chuyển đổi cũng tương đối đơn giản, nếu bạn đã hiểu phần trên rồi thì phần này sẽ tương đối dễ dàng

from skl2onnx import convert_sklearn
from skl2onnx.common.data_types import FloatTensorType # convert model
initial_type = [('float_input', FloatTensorType([None, 4]))]
onx = convert_sklearn(clr, initial_types=initial_type) # save model
with open("/content/rf_iris.onnx", "wb") as f: f.write(onx.SerializeToString())

Kiểm tra mô hình sau khi chuyển đổi

Bởi việc kiểm thử vẫn dùng ONNXRuntime, vì vậy, không có gì khác biệt so với phần kiểm tra mô hình như trên

sess = rt.InferenceSession("/content/rf_iris.onnx")
input_name = sess.get_inputs()[0].name
label_name = sess.get_outputs()[0].name
pred_onx = sess.run([label_name], {input_name: X_test.astype(numpy.float32)})

Lời kết

Trên đây là các thử nghiệm mình thực hiện với ONNX, cùng gặp phải 1 số vấn đề tuy nhiên đã fix được nên mới dám chia sẻ lên đây :v. Toàn bộ Code mình thử nghiệm mình để ở đây. Mình nghỉ khi động vào 1 dự án cụ thể sẽ còn nhiều vấn đề hơn bởi thử nghiệm của mình là vô cùng đơn giản. Bởi vậy mình rất mong nhận được những đóng góp, nhận xét, đánh giá từ mọi người.

Một lần nữa cảm ơn mọi người đã đọc tới những dòng cuối này ^^

Inferences

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Hành trình AI của một sinh viên tồi

Mình ngồi gõ những dòng này vào lúc 2h sáng (chính xác là 2h 2 phút), quả là một đêm khó ngủ. Có lẽ vì lúc chiều đã uống cốc nâu đá mà giờ mắt mình tỉnh như sáo, cũng có thể là vì những trăn trở về lý thuyết chồng chất ánh xạ mình đọc ban sáng khiến không tài nào chợp mắt được hoặc cũng có thể do mì

0 0 146

- vừa được xem lúc

[Deep Learning] Key Information Extraction from document using Graph Convolution Network - Bài toán trích rút thông tin từ hóa đơn với Graph Convolution Network

Các nội dung sẽ được đề cập trong bài blog lần này. . Tổng quan về GNN, GCN. Bài toán Key Information Extraction, trích rút thông tin trong văn bản từ ảnh.

0 0 219

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về YOLO trong bài toán real-time object detection

1.Yolo là gì. . Họ các mô hình RCNN ( Region-Based Convolutional Neural Networks) để giải quyết các bài toán về định vị và nhận diện vật thể.

0 0 284

- vừa được xem lúc

Encoding categorical features in Machine learning

Khi tiếp cận với một bài toán machine learning, khả năng cao là chúng ta sẽ phải đối mặt với dữ liệu dạng phân loại (categorical data). Khác với các dữ liệu dạng số, máy tính sẽ không thể hiểu và làm việc trực tiếp với categorical variable.

0 0 259

- vừa được xem lúc

TF Lite with Android Mobile

Như các bạn đã biết việc đưa ứng dụng đến với người sử dụng thực tế là một thành công lớn trong Machine Learning.Việc làm AI nó không chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu, tìm ra giải pháp, chứng minh một giải pháp mới,... mà quan trọng là đưa được những nghiên cứu đó vào ứng dụng thực tế, được sử dụng để

0 0 72

- vừa được xem lúc

Xây dựng hệ thống Real-time Multi-person Tracking với YOLOv3 và DeepSORT

Trong bài này chúng ta sẽ xây dựng một hệ thống sử dụng YOLOv3 kết hợp với DeepSORT để tracking được các đối tượng trên camera, YOLO là một thuật toán deep learning ra đời vào tháng 5 năm 2016 và nó nhanh chóng trở nên phổ biến vì nó quá nhanh so với thuật toán deep learning trước đó, sử dụng YOLO t

0 0 316