- vừa được xem lúc

React.js - Những Câu Hỏi Phỏng Vấn Thường Gặp - Phần 1

0 0 487

Người đăng: DucPhuc DEV

Theo Viblo Asia

1. React là gì?

React.js là một thư viện JavaScript mã nguồn mở được phát triền bởi Facebook vào năm 2011. Nó được xây dựng dựa trên nguyên lý Component-based Approach, để có thể dễ dàng tái sử dụng, nhất là đối với các Single Page Application

2. Những đặc trưng cơ bản của React?

  1. JSX
  2. Components
  3. One-way Data Binding
  4. Virtual DOM
  5. Simplicity
  6. Performance

2.1. JSX

JSX là viết tắt của JavaScript XML, nó là một cú pháp mở rộng của JavaScript, được React sử dụng. Cú pháp này được xử lý thành các lệnh gọi JavaScript của React, hỗ trợ cả ES6 để có thể cùng tồn tại với mã JavaScript. Chúng ta không bị bắt buộc sử dụng JSX, tuy nhiên, nó được khuyến khích sử dụng trong React

2.2. Components

Ứng dụng React.js được tạo nên từ nhiều thành phần (Components), mỗi thành phần có cấu trúc và cách thức xử lý riêng. Điều đặc biệt là các thành phần này có thể được "tái sử dụng" khi cần thiết. Điều này sẽ vô cùng hữu ích với những ứng dụng trung bình và lớn

2.3. One-way Data Binding

Dữ liệu trong React sẽ được truyền theo một chiều duy nhất, đó là từ component cha đến component con, mà không có chiều ngược lại. Việc truyền dữ liệu theo hướng ngược lại được hiểu là "truyền sự kiện". Việc truyền dữ liêụ theo 1 hướng duy nhất sẽ giúp ứng dụng hoạt động một cách có kiểm soát hơn

2.4. Virtual DOM

Virtual DOM (DOM ảo) thực chất nó là 1 phiên bản sao chép của Real DOM (DOM gốc). Khi có sự thay đổi trên ứng dụng, toàn bộ UI sẽ được re-render (hiển thị lại) trên Virtual DOM. Sau nó, nó kiểm tra sự khác biệt giữa DOM trước đó và DOM mới. Sau khi hoàn tất quá trình kiểm tra, Real DOM sẽ chỉ cập nhật những phần tử có sự thay đổi sau khi so sánh trên Virtual DOM. Điều này sẽ giúp chúng ta tránh việc re-render những phần tử DOM không cần thiết, góp phần tăng hiệu suất ứng dụng và tránh lãng phí tài nguyên bộ nhớ

2.5. Simplicity

Chính vì được cấu tạo nên từ các component cũng như sử dụng cú pháp JSX, nên React thật sự sẽ rất dễ tiếp cận để học hỏi và sử dụng

2.6. Performance

Hiệu suất của ứng dụng React được biết đến là tốt hơn các ứng dụng JS Framework khác. Nó nhanh hơn nhờ chính đặc trưng Virtual DOM mà nó sở hữu

3. Những ưu điểm của React?

  1. Học hỏi và sử dụng một cách dễ dàng
  2. Việc tạo Dynamic Web Applications trở nên dễ dàng hơn
  3. Tính tái sử dụng của Component
  4. Hiệu suất được nâng cao (Performance Enhancement)
  5. Có nhiều công cự hỗ trợ tiện dụng
  6. Thân thiện với SEO

4. Những hạn chế của React?

  1. Tốc độ phát triển cao làm cho nhiều lập trình viên không thể theo kịp, phải học hỏi liên tục khi có sự thay đổi
  2. Tài liệu kém, chưa chuyên sâu
  3. Việc khuyến nghị sử dụng JSX nó khiến JSX trở thành một rào cản khi lập trình

5. Trình duyệt có thể đọc được JSX hay không?

Trình duyệt (Browser) không thể đọc được JSX. Nguyên do là trình duyệt chỉ có thể đọc các JavaScript object và JSX thì không nằm trong số đó. Do vậy, chúng ta cần thực hiện việc chuyển đổi nó về JavaScript object thông thường thông qua các công cụ như Babel để trình duyệt có thể đọc và hiểu

6. Tại sao JSX được khuyến khích sử dụng?

  1. Nó nhanh hơn JavaScript thông thường nhờ vào việc cải thiện thời gian trong khi dịch mã JavaScript
  2. Thay vì phân tách các công nghệ bằng việc chia logic và ngôn ngữ đánh dấu (HTML và JS) thành các tệp riêng biệt, JSX sử dụng các thành phần chứa cả hai
  3. Làm cho việc tạo các template dễ dàng hơn
  4. Nhờ hỗ trợ type-safe, hầu hết các lỗi có thể được phát hiện trong quá trình biên dịch

7. Props là gì?

Props là viết tắt của Properties trong React và nó là read-only (chỉ đọc). Nó là một đối tượng lưu trữ các giá trị của thẻ. Nó hoạt động gần giống như các thuộc tính của 1 thẻ HTML. Props được coi như là một cách để truyền dữ liệu từ component cha đến component con trong toàn bộ ứng dụng

Props hỗ trợ cả việc truyền biến và hàm.

Vì props là bất biến nên chúng ta không thể sửa đổi nó bên trong component

8. State là gì?

State là một cấu trúc chứa dữ liệu và có thể được cập nhật trong suốt vòng đợi của component. Nó được coi như là trung tâm của một component, bởi nó sẽ quyết định khi nào và cách thức mà component sẽ được re-render.

State được khuyến khích sử dụng càng đơn giản càng tốt

9. So sánh props và state?

Props State
Read-Only ( Chỉ đọc) Có thể thay đổi
Cho phép truyền dữ liệu từ component cha đển component con như là một biến Lưu thông tin của một component
Có thể truy cập bởi component con Không thể truy cập bởi component con
Có thể tồn tại trong Stateless Component Không thể tồn tại trong Stateless Component
Hỗ trợ component trong việc tái sử dụng Không hỗ trợ component trong việc tái sử dụng
Được điều khiển bởi bất kỳ thành phần nào sử dụng component Được điều khiển bởi chính component sở hữu nó

10. So sánh Stateless Component và Statefull Component?

Stateless Component Statefull Component
Không chứa và quản lý state Có thể chứa và quản lý state
Có thể được xem như Functional Component Có thể được xem như Class Component
Không hoạt động với bất kỳ phương thức nào thuộc LifeCycle của 1 component Hoạt động với tất cả phương thức thuộc LifeCycle của 1 component
Không thể tái sử dụng Có thể tái sử dụng

11. Giải thích các phương thức thuộc LifeCycle của một component?

  • getInitialState(): Dùng để mô tả giá trị mặc định của this.state. Nó sẽ được thi trước component được khởi tạo
  • componentWillMount(): Nó sẽ được thực thi trước khi component render trên DOM
  • componentDidMount(): Được thực thi khi component đã được render hoàn tất trên DOM. Lúc này, bạn có thể thực hiện bất kì truy vấn nào đến DOM.
  • componentWillReceiveProps(): Nó sẽ được gọi khi một component nhận props mới từ component cha của nó trước khi bất kì hàm render nào được gọi.
  • shouldComponentUpdate(): Nó sẽ được gọi khi một component nhận thấy có sự thay đổi tác động lên DOM và trả về giá trị true / false theo một số quy chuẩn . Nếu hàm này trả về true, component sẽ được cập nhật. Ngược lại, component sẽ giữ trạng thái updating.
  • componentWillUpdate(): Nó sẽ được gọi trước khi component render ra DOM và sau hàm shouldComponentUpdate(). Tại đây, bạn có thể thay đổi state của component bằng cách gọi phương thức this.setState(). Nó sẽ không được gọi nếu shouldComponentUpdate() trả về false.
  • componentDidUpdate(): Nó sẽ được gọi khi component đã thay đổi hoàn tất trên DOM.
  • componentWillUnmount(): Nó sẽ được gọi ngay khi một component bị huỷ và loại khỏi DOM. Nó sẽ giúp giảm tải bộ nhớ nhờ xoá các phương thức lắng nghe sự kiện (event listener), huỷ các yêu cầu mạng (network requests), hay dọn dẹp các phần tử DOM.

12. Thế nào là Pure Component?

Pure Component bắt đầu được giới thiệu từ React 15.3. Nó có sự khác biệt với Component dựa trên phương thức shouldComponentUpdate()

  • Với React.Component, hàm shouldComponentUpdate() sẽ trả về giá trị mặc định true
  • Với React.PureComponent, hàm shouldComponentUpdate() sẽ dựa trên sự khác biệt của state hay props để re-render component

Nhờ sự khác biệt trên mà Pure Component giúp đơn giản hoá và tăng hiệu suất ứng dụng

13. Thế nào là Higher Order Component (HOC)?

HOC là một kĩ thuật nâng cao trong React nhằm hỗ trợ việc tái sử dụng component. Nó là 1 hàm nhận đầu vào là một component và trả về một component. Nói một cách khác, nó là 1 hàm nhận một hàm khác như là tham số của nó. Lưu ý rằng, HOC không phải là môt React API

14. Tại sao phải viết tên của Component bắt đầu bằng chữ cái in hoa?

Vì nếu dùng chữ cái in thường, JSX sẽ nhầm lẫn giữa thẻ của HTML và Component của React

15. Fragment là gì?

Fragment được giới thiệu từa React 16.2. Trước đây, mỗi component chỉ được phép trả về duy nhất 1 element. Với Fragment, nó sẽ giúp chúng ta nhóm các element lại, và trả về như một phần tử phụ của DOM

Hẹn gặp lại các bạn trong phần 2 nhé!!!

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Cùng tìm hiểu về các hook trong React hooks

Đối với ai đã từng làm việc với React thì chắc hẳn đã có những lúc cảm thấy bối rối không biết nên dùng stateless (functional) component hay là stateful component. Nếu có dùng stateful component thì cũng sẽ phải loay hoay với đống LifeCycle 1 cách khổ sở Rất may là những nhà phát triển React đã kịp

0 0 101

- vừa được xem lúc

Khi nào nên (và không nên) sử dụng Redux

. Công việc quản lý state với những hệ thống lớn và phức tạp là một điều khá khó khăn cho đến khi Redux xuất hiện. Lấy cảm hứng từ design pattern Flux, Redux được thiết kế để quản lý state trong các project JavaScript.

0 0 128

- vừa được xem lúc

ReactJS: Props và State

Nếu bạn đã học ReactJS hay React Native, bạn sẽ thấy các Props và State được sử dụng rất nhiều. Vậy chính xác chúng là gì? Làm thế nào để chúng ta sử dụng chúng đúng mục đích đây.

0 0 60

- vừa được xem lúc

State và Props trong Reactjs

Hello các bạn, tiếp tục seri tìm hiểu về ReactJs hôm nay mình xin giới thiệu đến các bạn hai thứ mình cho là thú vị nhất của ReactJs là State và Props. State bạn có thể hiểu đơn giản là một nơi mà bạn lưu trữ dữ liệu của Component, từ đó bạn có thể luân chuyển dữ liệu đến các thành phần trong Compon

0 0 55

- vừa được xem lúc

Memoization trong React

. 1.Introduction. Memoization có liên quan mật thiết đến bộ nhớ đệm, và dưới đây là một ví dụ đơn giản:. const cache = {}.

0 0 52

- vừa được xem lúc

Nâng cao hiệu suất React Hooks với React.memo, Memoization và Callback Functions

1.Ngăn Re-render và React.memo. React.

0 0 81