- vừa được xem lúc

React Router V6

0 0 18

Người đăng: Viên Ngô

Theo Viblo Asia

  1. Overview
  2. Bundles
  3. Routers
  4. Suspense
  5. Outlet
  6. Conclude

1. Overview

React route là bộ định tuyến đường dẫn đến các trang, giúp đồng bộ giao diện và Url trên những trang web của các bạn. Hiện tại React route đã phát hành những bản V6 beta, với những thay đổi và cải tiến như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu.

2. Bundles

Với version 6 thì kích thước nhỏ hơn 62%, giúp cho tốc độ tải xuống package của bạn nhanh hơn đáng kể. Với version 6 tốc độ tải là 5ms với 4G và 80ms đối với 3G so với gói tiền nhiệm của nó v5 thì 11ms với 4G và 190ms với 3G.

  • Đây là giúp cho kích thước package.
  • Không hỗ trợ cho những phiên bản cũ hơn IE11
  • Không hỗ trợ cho React có version bé hơn 16.8
  • Sử dụng Google Closure Compiler

Và bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu 1 vài API được nâng cấp trong V6 này nhá.

3. Routers

Thay vì sử dụng <Switch></Switch> thì sử dụng <Route path="…"/> Trong V5 bạn phải tạo Route cha và từ Route cha bao bọc Route con. Để Link tới Route con trong menu thì phải match Route cha và nối Route con vào.

javascript
// React Router v5
import { BrowserRouter, Switch, Route, Link, useRouteMatch } from 'react-router-dom'; function App() { return ( <BrowserRouter> <Switch> <Route exact path="/"><Home /></Route> <Route path="/users"><Users /></Route> </Switch> </BrowserRouter> );
} function Users() { // In v5, nested routes are rendered by the child component, so // you have <Switch> elements all over your app for nested UI. // You build nested routes and links using match.url and match.path. let match = useRouteMatch(); return ( <div> <nav> <Link to={`${match.url}/me`}>My Profile</Link> </nav> <Switch> <Route path={`${match.path}/me`}><OwnUserProfile /></Route> <Route path={`${match.path}/:id`}><UserProfile /></Route> </Switch> </div> );
}

Trong V6 Route và Link tự động kết nối tới các Route cha của nó

javascript import { BrowserRouter, Routes, Route, Link, Outlet
} from 'react-router-dom'; function App() { return ( <BrowserRouter> <Routes> <Route path="/" element={<Home />} /> <Route path="users" element={<Users />}> <Route path="/" element={<UsersIndex />} /> <Route path=":id" element={<UserProfile />} /> <Route path="me" element={<OwnUserProfile />} /> </Route> </Routes> </BrowserRouter> );
} function Users() { return ( <div> <nav> <Link to="me">My Profile</Link> </nav> <Outlet /> </div> );
}

4. Suspense

Thay vì truy cập vào history để điều hướng route thì với V6 đã cung cấp useNavigate(), điều này rất hữu ích sau khi bạn thao tác 1 hành động nào đó chẳng hạn như submit login.

javascript
import React from 'react';
import { useNavigate } from 'react-router-dom'; function App() { let navigate = useNavigate(); let [error, setError] = React.useState(null); async function handleSubmit(event) { event.preventDefault(); let result = await submitForm(event.target); if (result.error) { setError(result.error); } else { navigate('success'); } } return ( <form onSubmit={handleSubmit}> // ... </form> );
}

5. Outlet

Outlet giống như props children, nó sẽ tìm những components của Route con và lắp vào vị trí của nó.

javascript
function App() { return ( <BrowserRouter> <Routes> <Route path="/" element={<Home />} /> <Route path="profile" element={<Profile />}> <Route path=":id" element={<MyProfile />} /> <Route path="me" element={<OthersProfile />} /> </Route> </Routes> </BrowserRouter> );
} function Profile() { return ( <div> <nav> <Link to="me">My Profile</Link> </nav> <Outlet /> </div> )
}

Tùy vào url thì <Outlet/> trong component Profile sẽ hiện component của MyProfile hoặc OthersProfile

6. Conclude

Như vậy thì mình đã tìm hiểu sơ qua về React router V6. Với những cải thiện đáng kể về size package cũng như những tính năng ưu việt thì các bạn có mong chờ phiên bản V6 này không. Cuối cùng chúc các bạn 1 ngày làm việc hiệu quả.

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Cùng tìm hiểu về các hook trong React hooks

Đối với ai đã từng làm việc với React thì chắc hẳn đã có những lúc cảm thấy bối rối không biết nên dùng stateless (functional) component hay là stateful component. Nếu có dùng stateful component thì cũng sẽ phải loay hoay với đống LifeCycle 1 cách khổ sở Rất may là những nhà phát triển React đã kịp

0 0 100

- vừa được xem lúc

Khi nào nên (và không nên) sử dụng Redux

. Công việc quản lý state với những hệ thống lớn và phức tạp là một điều khá khó khăn cho đến khi Redux xuất hiện. Lấy cảm hứng từ design pattern Flux, Redux được thiết kế để quản lý state trong các project JavaScript.

0 0 127

- vừa được xem lúc

ReactJS: Props và State

Nếu bạn đã học ReactJS hay React Native, bạn sẽ thấy các Props và State được sử dụng rất nhiều. Vậy chính xác chúng là gì? Làm thế nào để chúng ta sử dụng chúng đúng mục đích đây.

0 0 59

- vừa được xem lúc

State và Props trong Reactjs

Hello các bạn, tiếp tục seri tìm hiểu về ReactJs hôm nay mình xin giới thiệu đến các bạn hai thứ mình cho là thú vị nhất của ReactJs là State và Props. State bạn có thể hiểu đơn giản là một nơi mà bạn lưu trữ dữ liệu của Component, từ đó bạn có thể luân chuyển dữ liệu đến các thành phần trong Compon

0 0 54

- vừa được xem lúc

Memoization trong React

. 1.Introduction. Memoization có liên quan mật thiết đến bộ nhớ đệm, và dưới đây là một ví dụ đơn giản:. const cache = {}.

0 0 51

- vừa được xem lúc

Nâng cao hiệu suất React Hooks với React.memo, Memoization và Callback Functions

1.Ngăn Re-render và React.memo. React.

0 0 80