- vừa được xem lúc

SSL đã lỗi thời: Tại sao chúng ta vẫn nhắc đến nó?

0 0 1

Người đăng: John

Theo Viblo Asia

🔐 1. Tại sao SSL được nhắc tới nhiều?

Trong các trường hợp muốn tăng độ an toàn cho trang web hay endpoint API, các lập trình viên sẽ nghĩ ngay đến việc thiết lập chứng chỉ SSL. Chính là giao thức https, hay chúng ta vẫn nói là cài đặt SSL để có thêm chữ s trong giao thức duyệt web, lúc đó dữ liệu sẽ được mã hoá và mọi thứ sẽ an toàn hơn.
Tên SSL đã quá quen thuộc với mọi người, ngay cả các trang bán chứng chỉ SSL vẫn dùng tên này nhưng thực chất thứ họ bán là TLS
Hiện tại, các trình duyệt web và máy chủ đã không còn hỗ trợ SSL nữa, nhưng vì độ phổ biến nên tên SSL vẫn còn được sử dụng, bạn sẽ hay thấy cách viết SSL/TLS
Vậy sự thật đằng sau là gì?

🧬 2. Vậy SSL và TLS là gì?

Giao thức Tên đầy đủ Mục đích
SSL Secure Sockets Layer Giao thức bảo mật cũ
TLS Transport Layer Security Phiên bản kế nhiệm SSL

Tình trạng hiện tại:

  • SSL 2.0 và 3.0: Đã bị deprecated (ngừng hỗ trợ) → Không nên dùng nữa
  • TLS 1.0 và 1.1: Cũng đang dần bị loại bỏ do bảo mật kém
  • TLS 1.2: Phổ biến nhất hiện nay
  • TLS 1.3: Mới hơn, nhanh hơn, bảo mật hơn → Đang dần phổ biến

🔍 3. Kiểm tra cert & TLS trên website

🌐 3.1 Kiểm tra bằng online tool

  • Dùng https://www.ssllabs.com/ssltest/
    → Nhập domain → nó sẽ phân tích:
    • Cert hợp lệ không?
    • Dùng TLS mấy?
    • Có hỗ trợ Forward Secrecy, HSTS, OCSP không?
    • Có enable SSL 3.0/TLS 1.0 không (nên tắt)
  • Kiểm tra nhanh với domain của Viblo 😉
    • Điểm số đánh giá nằm ở mức B, hiện tại trên server của Viblo vẫn còn hỗ trợ giao thức TLS 1.0 và TLS 1.1 image.png
    • Kéo xuống dưới bạn sẽ thấy phân tích chi tiết hơn:
      image.png

🖥️ 3.2 Kiểm tra bằng command line

echo | openssl s_client -connect yourdomain.com:443 -servername yourdomain.com

→ Nhìn dòng:

SSL-Session: Protocol : TLSv1.3 Cipher : TLS_AES_256_GCM_SHA384

Nếu thấy SSLv3 hay TLSv1, thì bạn nên update cấu hình nhé

✅ 4. Kết luận

  • TLS là giao thức bảo mật thật sự được sử dụng
  • SSL chỉ là tên gọi marketing cho chứng chỉ bảo mật
  • Khi cấu hình server: chỉ nên bật TLS 1.2 trở lên

✨ 5. Chia sẻ kinh nghiệm thực tế

5.1 Sử dụng chứng chỉ SSL/TLS miễn phí cho các dự án nhỏ

Nếu bạn đang phát triển một website cá nhân, blog, landing page hoặc dự án thử nghiệm, việc sử dụng chứng chỉ SSL/TLS miễn phí là hoàn toàn phù hợp. Bạn có thể sử dụng các công cụ như Certbot kết hợp với Let's Encrypt để cài đặt và tự động gia hạn chứng chỉ mỗi 3 tháng. Đây là giải pháp tiết kiệm chi phí và đảm bảo an toàn cho website của bạn.

5.2 Khi nào nên mua chứng chỉ SSL/TLS trả phí?

Đối với các dự án có yêu cầu bảo mật cao hơn, chẳng hạn như:

  1. Trang thương mại điện tử (E‑Commerce)
  2. Cổng thanh toán (Payment Gateway)
  3. Website doanh nghiệp lớn
  4. Dự án cần thời hạn chứng chỉ dài hạn (1–2 năm)
  5. Sử dụng wildcard cho nhiều subdomain
    Việc đầu tư vào chứng chỉ SSL/TLS trả phí với mức xác thực cao hơn như OV (Organization Validation) hoặc EV (Extended Validation) sẽ giúp tăng độ tin cậy và uy tín cho website của doanh nghiệp.

5.3 Cập nhật kiến thức về SSL/TLS

Hiện nay, thuật ngữ “SSL” thường được dùng chung cho các chứng chỉ bảo mật, tuy nhiên SSL đã lỗi thời và được thay thế bởi TLS (Transport Layer Security).
Vì vậy, khi được hỏi về chứng chỉ bảo mật, hãy sử dụng thuật ngữ “TLS” để thể hiện sự hiểu biết và cập nhật kiến thức của bạn.

Nếu bạn có bất câu hỏi hay yêu cầu nào với mình có thể bình luận bên dưới 😘

🤝 Kết nối với mình:

💖 Ủng hộ mình/ Mời cafe mình:

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Tổng quan một số kỹ thuật khai thác lỗ hổng bảo mật Web (P1)

Trong thời đại công nghệ phát triển hiện nay, việc đảm bảo an ninh thông tin trên không gian mạng đang là vấn đề dành được nhiều sự quan tâm. Nguy cơ mất an toàn thông tin đang là mối đe dọa lớn và ngày càng gia tăng đối với an ninh quốc gia.

0 0 100

- vừa được xem lúc

[Secure coding - Part 3] Là developer cần làm gì để ứng dụng của mình an toàn và bảo mật hơn?

Tổng quan về vấn đề bảo mật. Đây là nội dung nối tiếp trong phần 1.

0 0 76

- vừa được xem lúc

[Secure coding - Part 4] Là developer cần làm gì để ứng dụng của mình an toàn và bảo mật hơn?

Tổng quan về vấn đề bảo mật. Trở lại với chuỗi bài viết về hướng dẫn lập trình an toàn cho lập trình viên, bài viết thứ tư trong series's post: Secure coding for developers sẽ tiếp tục với nội dung về

0 0 83

- vừa được xem lúc

[Secure coding - Part 5] Là developer cần làm gì để ứng dụng của mình an toàn và bảo mật hơn?

Tổng quan về vấn đề bảo mật. Trở lại với chuỗi bài viết về hướng dẫn lập trình an toàn cho lập trình viên, bài viết thứ tư trong series's post: Secure coding for developers sẽ tiếp tục với nội dung về

0 0 43

- vừa được xem lúc

IDOR là gì và ứng dụng bạn code có bị lỗi IDOR không?

Tổng quan. Nếu bạn là một pentester thì có thể đã quen với lỗ hổng bảo mật IDOR.

0 0 175

- vừa được xem lúc

Lỗ hổng Business logic trong bảo mật ứng dụng website

Tổng quan. Các lỗ hổng bảo mật website như SQL Injection, UnBroken Access Control, Unrestricted File Upload, XSS chắc không còn xa xạ với nhiều người làm bảo mật hay lập trình viên.

0 0 43