- vừa được xem lúc

Sử dụng bất đồng bộ với Flow API trong Kotlin Coroutines

0 0 166

Người đăng: Nguyễn Hùng An

Theo Viblo Asia

Giới thiệu

Trong khi xây dựng ứng dụng để xử lý các hoạt động bất đồng bộ chúng ta thường nghĩ ngay tới AsynchTask, RxJava. Đặc biệt RxJava là một trong những thư viện sử dụng cho việc bất đồng bộ khá hiệu quả mà mọi người thường thảo luận và nhắc tới.

Với việc sử dụng ngôn ngữ Kotlin chúng ta có khuynh hướng sử dụng Coroutines và từ bản 1.2.0 alpha Jetbranins đã tạo ra Flow API để thực hiện các nhiệm vụ bất đồng bộ. Flow bây giờ có thể sử dụng để quản lý việc phát ra một luồng dữ liệu dạng tuần tự. Bài viết này xin giới thiệu với mọi người về phương pháp xử lý bất đồng bộ với Flow API, dưới đây là một số khái niệm thường gặp mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu:

  • Thế nào gọi là cold trong Flow
  • Các loại builder trong Flow
  • Các toán tử trung gian trong Flow
    • Toán tử Transform
    • Toán tử giới hạn Size-limiting
  • Toán tử Terminal trong Flow
  • Kết hợp các Flows
    • Sử dụng Zip
    • Sử dụng Combine

Thế nào gọi là cold trong Flow

Flow được gọi là cold có nghĩa là các dòng code trong flow builder sẽ không được thực thi đến khi nó được gọi collect. Ta có thể hình dung qua ví dụ bên dưới. Đầu tiên xây dựng một flow để phát ra các chuỗi số nguyên như sau:

 fun simple(): Flow<Int> = flow { Log.d("MainActivity", "Flow started") for (i in 1..3) { delay(100) emit(i) } }

Tiếp đến trong hàm onCreated của ứng dụng ta tiến hành thử gọi hàm này như sau:

 override fun onCreate(savedInstanceState: Bundle?) { super.onCreate(savedInstanceState) binding = DataBindingUtil.setContentView(this, R.layout.activity_main) val flowSample = simple() ... }

Thử chạy ứng dụng, ta thấy sẽ không có dòng log nào được in ra cả, điều này chứng minh flow thì cold. Để thực hiện việc chạy hàm này ta phải gọi phương phức collect và đặt nó trong một CoroutineScope. Ta tiến hành thêm một button vào layout của ứng dụng và cài đặt lệnh thực thi khi nhấn vào button này như sau:

 binding.btExcute.safeClick(View.OnClickListener { CoroutineScope(Dispatchers.Main).launch { flowSample.collect { Log.d("MainActivity", "Flow value emit ${it}") } } })

Khi thực hiện nhấn vào button này ta sẽ thấy các dòng log được in ra và hàm simple() được thực thi lần lượt phát ra các giá trị 1, 2 và 3

com.example.flowcoroutines D/MainActivity: Flow started
com.example.flowcoroutines D/MainActivity: Flow value emit 1
com.example.flowcoroutines D/MainActivity: Flow value emit 2
com.example.flowcoroutines D/MainActivity: Flow value emit 3

Các loại builder trong Flow

Đây là cách thức để tạo ra các Flow. Có 4 phương thức thường dùng:

  1. flowOf(): được sử dụng để tạo ra Flow từ một tập các giá trị cùng loại. Ví dụ sau tạo ra Flow từ một tập số Integer, các giá trị được phát ra mỗi 200ms
 fun createWithFlowOf(): Flow<Int> = flowOf(11, 15, 12, 14, 17).onEach { delay(200) }.flowOn(Dispatchers.Default)

Thực hiện gọi trong onCreated của ứng dụng như sau

 val resultWithFlowOf = createWithFlowOf() binding.btExcute.safeClick(View.OnClickListener { CoroutineScope(Dispatchers.Main).launch { resultWithFlowOf.collect { Log.d("MainActivity", "Flow of value emit ${it}") } } })

Kết quả sẽ phát ra các số kiểu Int

D/MainActivity: Flow of value emit 11
D/MainActivity: Flow of value emit 15
D/MainActivity: Flow of value emit 12
D/MainActivity: Flow of value emit 14
D/MainActivity: Flow of value emit 17

Ở đây ta thấy có function flowOn() nó hoạt động giống như subscribeOn() trong RxJava, chỉ định thread để Flow này hoạt động như Main, IO...

  1. asFlow(): đây là 1 extension giúp chuyển đổi nhanh 1 tập các giá trị thành một Flow. Ví dụ bên dưới chúng ta tạo Flow từ một tập các số từ 5 đến 10 và phát ra mỗi 200ms
 fun createWithAsFlow(): Flow<Int> = (5..10).asFlow().onEach { delay(200) }.flowOn(Dispatchers.Default)
 val resultWithAsFlow = createWithAsFlow() binding.btExcute.safeClick(View.OnClickListener { CoroutineScope(Dispatchers.Main).launch { resultWithAsFlow.collect { Log.d("MainActivity", "Flow of value emit ${it}") } } })

Kết quả in ra 1 chuỗi các số từ 5 đến 10 mỗi 200ms

D/MainActivity: Flow of value emit 5
D/MainActivity: Flow of value emit 6
D/MainActivity: Flow of value emit 7
D/MainActivity: Flow of value emit 8
D/MainActivity: Flow of value emit 9
D/MainActivity: Flow of value emit 10
  1. flow: đây là hàm thường dùng khi tạo Flow, dùng để xây dựng và tạo ra các cấu trúc tùy ý. Ta có thể xem ví dụ đã trình bày bên trên.
  2. channelFlow: hoạt động giống như flow, nhưng thay vì dùng emit để phát dữ liệu thì hàm này sẽ dùng send để phát. Ta có thể xem ví dụ sau:
 fun createWithChannelFlow(): Flow<Int> = channelFlow { Log.d("MainActivity", "createWithChannelFlow") for (i in 1..5) { send(i) } }.flowOn(Dispatchers.Default)
 val resultWithChannelFlow = createWithChannelFlow() binding.btExcute.safeClick(View.OnClickListener { CoroutineScope(Dispatchers.Main).launch { resultWithChannelFlow.collect { Log.d("MainActivity", "Flow of value emit ${it}") } } })

Kết quả in ra 1 chuỗi các số từ 1 đến 5

D/MainActivity: Flow of value emit 1
D/MainActivity: Flow of value emit 2
D/MainActivity: Flow of value emit 3
D/MainActivity: Flow of value emit 4
D/MainActivity: Flow of value emit 5

Các toán tử trung gian trong Flow

Toán tử Transform

Toán tử transform được dùng để cập nhật, thay đổi các giá trị trước khi phát ra chúng. Nó hoạt động cũng như các toán tử cơ bản là mapfilter nhưng việc sử dụng linh hoạt hơn, số lần phát ra giá trị đó là tùy ý. Cụ thể ở ví dụ sau ta tạo một Flow() phát ra các giá trị từ 1 đến 3 mỗi 1 giây, trước khi phát ra ta sử dụng transform để biến đổi các giá trị này thành một chuỗi khác như ví dụ bên dưới.

 fun testFlowTransform(): Flow<Int> = flow { Log.d("MainActivity", "Flow transform started") for (i in 100..103) { delay(100) emit(i) } }.flowOn(Dispatchers.Default)
 val flowTransform = testFlowTransform() binding.btExcute.safeClick(View.OnClickListener { CoroutineScope(Dispatchers.Main).launch { flowTransform .transform { request -> emit("Include header for $request") emit("Include footer for $request") } .collect { Log.d("MainActivity", "Flow value emit ${it}") } } })

Kết quả ta có thể thấy thông tin được thay đổi trước khi phát ra.

D/MainActivity: Flow transform started
D/MainActivity: Flow value emit Include header for 100
D/MainActivity: Flow value emit Include footer for 100
D/MainActivity: Flow value emit Include header for 101
D/MainActivity: Flow value emit Include footer for 101
D/MainActivity: Flow value emit Include header for 102
D/MainActivity: Flow value emit Include footer for 102
D/MainActivity: Flow value emit Include header for 103
D/MainActivity: Flow value emit Include footer for 103

Toán tử giới hạn Size-limiting

Việc giới hạn này sử dụng lệnh take để hủy bỏ việc thực thi của flow khi nó đạt được giới hạn của số lần phát ra. Việc hủy bỏ này trong coroutines thường ném ra exception, vì vậy các lần emit thường được đặt trong try {...} finally {...} để đảm bảo các chức năng được hoạt động bình thường. Từ ví dụ bên trên ta giả sử chỉ cần lấy 2 lần emit đầu tiên, ta thực hiện như sau:

 flowTransform .transform { request -> emit("Include header for $request") emit("Include footer for $request") } .take(2) .collect { Log.d("MainActivity", "Flow value emit ${it}") }

Kết quả chỉ in ra như bên dưới

D/MainActivity: Flow transform started
D/MainActivity: Flow value emit Include header for 100
D/MainActivity: Flow value emit Include footer for 100

Toán tử Terminal trong Flow

Các toán tử terminal là các suspending functions hoạt động tương tự như collect nhưng nó có thể làm các tác vụ cụ thể hơn như:

  • Chuyển đổi các giá trị từ flow phát ra đến List hoặc Set thông qua hàm toList hoặc toSet
  • Lấy giá trị đầu tiên của flow phát ra qua toán tử first hoặc single
  • Chuyển đổi và tính toán để cuối cùng phát ra 1 giá trị duy nhất thông qua reducefold

Ví dụ như ta có 1 flow phát ra các giá trị từ 1 đến 3 và ta muốn thực hiện tính tổng các giá trị này lại, ta sẽ dùng toán tử reduce và thực hiện như sau:

 fun simple(): Flow<Int> = flow { Log.d("MainActivity", "Flow started") for (i in 1..3) { emit(i) } } val sumflow = simple() .reduce { a, b -> a + b } Log.d("MainActivity", "Flow of value emit ${sumflow}")

Kết quả sẽ in ra là 6 như bên dưới

D/MainActivity: Flow started
D/MainActivity: Flow of value emit 6

Kết hợp các Flows

Sử dụng Zip

Zip được sử dụng để kết hợp các giá trị của 2 flow lại với nhau trước khi được phát ra. Ta có thể xem qua ví dụ bên dưới.

Ta có flowA phát ra chuỗi các số Int và flowB phát ra chuỗi các String. Ta tiến hành sử dụng zip để ghép các giá trị phát ra này

 val flowA = flowOf(1, 2).flowOn(Dispatchers.Default) val flowB = flowOf("Singh", "Shekhar", "Ali").flowOn(Dispatchers.Default) binding.btExcute.safeClick(View.OnClickListener { CoroutineScope(Dispatchers.Main).launch { flowA.zip(flowB) { firstString, secondString -> "$firstString $secondString" }.collect { Log.d("MainActivity", it) } } })

Kết quả ta có thể thấy như bên dưới. Ta để ý thấy vì flowA chỉ phát ra 2 giá trị, còn flowB phát ra 3 giá trị nên việc chạy sẽ dừng khi flowA phát ra hết các giá trị.

D/MainActivity: 1 Singh
D/MainActivity: 2 Shekhar

Sử dụng Combine

Với zip mỗi cặp giá trị phát ra đều phải chờ đợi giá trị từ flow liên kết hoàn thành để cùng phát ra mặc dù nó có thể hoàn thành sớm hơn. Ta có thể thấy qua ví dụ bên dưới các số thì phát ra mỗi 300ms, còn các chuỗi thì mỗi 400ms, để phát ra 1 cặp giá trị thì cả 2 flow đều phải chờ 400ms.

 val flowNums = (1..3).asFlow().onEach { delay(300) } // numbers 1..3 every 300 ms val flowStr = flowOf("one", "two", "three").onEach { delay(400) } // strings every 400 ms val startTime = System.currentTimeMillis() // remember the start time binding.btExcute.safeClick(View.OnClickListener { CoroutineScope(Dispatchers.Main).launch { flowNums.zip(flowStr) { a, b -> "$a -> $b" } // compose a single string with "zip" .collect { value -> // collect and print Log.d( "MainActivity", "$value at ${System.currentTimeMillis() - startTime} ms from start" ) } } })

Kết quả là mỗi 400ms chúng ta sẽ nhận được một cặp giá trị như bên dưới

D/MainActivity: 1 -> one at 110254 ms from start
D/MainActivity: 2 -> two at 110655 ms from start
D/MainActivity: 3 -> three at 111056 ms from start

Còn đối với combine thì nó sẽ không có sự chờ đợi flow liên kết với nó mà khi nó có gía trị nó sẽ tìm giá trị gần nhất vừa phát ra của flow liên kết với nó để cùng phát ra cặp giá trị. Ta có thể thấy ví dụ bên dưới flowNums phát ra gía trị 1 sau khi delay 300ms, nó sẽ chờ tiếp 100ms để nhận giá trị của flowStr do flow này chưa từng phát ra giá trị nào. Sau đó chạy tiếp 300ms thì flowNums phát ra giá trị 2, lúc này flowStr chưa có giá trị mới phát ra nó sẽ lấy giá trị one để kết hợp và cùng phát ra kết quả. Việc kết hợp cứ như thế khi nó chạy hết các giá trị.

 CoroutineScope(Dispatchers.Main).launch { flowNums.combine(flowStr) { a, b -> "$a -> $b" } // compose a single string with "zip" .collect { value -> // collect and print Log.d( "MainActivity", "$value at ${System.currentTimeMillis() - startTime} ms from start" ) } }

Kết quả

D/MainActivity: 1 -> one at 6936 ms from start
D/MainActivity: 2 -> one at 7137 ms from start
D/MainActivity: 2 -> two at 7339 ms from start
D/MainActivity: 3 -> two at 7439 ms from start
D/MainActivity: 3 -> three at 7742 ms from start

Bài tìm hiểu về Flow API đến đây là hết, xin cảm ơn mọi người đã đọc.

Tham khảo

  1. https://kotlinlang.org/docs/reference/coroutines/flow.html#asynchronous-flow
  2. https://blog.mindorks.com/what-is-flow-in-kotlin-and-how-to-use-it-in-android-project

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Android asynchronous tasks với suspend function, suspendcoroutine và suspendcancellablecoroutine

Giới thiệu. Làm việc với asynchronous tasks là việc rất hay gặp khi dev android và đi cùng với sự phát triển của android đã có rất nhiều công cụ hỗ trợ cho chúng ta như Thread, Handler, AsyncTask, RxJava và gần nhất là Kotlin Corotuines.

0 0 103

- vừa được xem lúc

Simplifying APIs with coroutines and Flow

Bài viết này trình bày cách đơn giản hóa các API sử dụng coroutines và Flow cũng như cách tạo bộ điều hợp của riêng bạn bằng cách sử dụng các API pauseCancellableCoroutine và callbackFlow. Đối với những người thích đi sâu vào bên trong các quy trình, những API đó sẽ được mổ xẻ và bạn sẽ thấy chúng h

0 0 29

- vừa được xem lúc

Đưa work xuống background với Coroutines trong Android

Giới thiệu. Coroutines giờ đã không còn xa lạ với dev android nữa, nhưng liệu chúng ta đã dùng đc hết các công dụng nó mang lại ngoài việc dùng để gọi api với retrofit hay truy cập db với room, nhiều

0 0 21

- vừa được xem lúc

Kotlin Coroutines trong Android

Mở đầu. Bài viết này dành cho bất cứ ai tò mò về Coroutines trong Kotlin nhưng không biết chính xác nó là gì. . Chính xác thì Coroutines là gì.

0 0 61

- vừa được xem lúc

Dispatchers trong Kotlin Coroutines

Dispatcher là cái gì. Có 4 loại Dispatchers:. . Dispatchers.

0 0 12

- vừa được xem lúc

Simplifying APIs with coroutines and Flow

Bài viết này trình bày cách đơn giản hóa các API sử dụng coroutines và Flow cũng như cách tạo bộ điều hợp của riêng bạn bằng cách sử dụng các API pauseCancellableCoroutine và callbackFlow. Đối với những người thích đi sâu vào bên trong các quy trình, những API đó sẽ được mổ xẻ và bạn sẽ thấy chúng h

0 0 29