- vừa được xem lúc

Sự khác nhau giữa những điều tưởng giống nhau - Phần 2

0 0 26

Người đăng: Hữu Khuyên

Theo Viblo Asia

Nằm nghe sóng vỗ từng lớp xa

Bọt tràn theo từng làn gió đưa

Một vầng trăng sáng với tình yêu chúng ta

Vượt ngàn hải lý cũng không xa...

Nhạc sĩ Lam Phương trong một lần đến thăm Nha Trang đã viết bài Biển Tình ngọt ngào lãng mạn đến thế. Không biết bóng hồng trong bài hát là ai, nhưng ông đã đem chuyện tình ấy vào bài hát thật da diết.

Chắc hẳn ai cũng đã từng mong muốn đặt chân đến 2 thành phố biển nổi tiếng của Việt Nam là Đà Nẵng và Nha Trang. Đều là 2 thành phố của miền Trung đầy nắng gió, tuy nhiên mỗi nơi lại có một đặc trưng về cảnh quan riêng. Đà Nẵng, nơi tìm về của những cây cầu lung linh nghiêng mình bên dòng sông Hàn thơ mộng, nơi có những di sản văn hoá lâu đời của sự hoài cổ mang trong mình kiến trúc đậm nét Á Đông. Còn với Nha Trang, người ta sẽ nhớ đến một thành phố biển lộng gió với những hàng dừa nghiêng mình bên dải cát trắng ôm lấy bờ biển xanh, những hòn đảo cùng hệ sinh thái phong phú bao quanh thành phố.

Để tiếp tục chuyến du lịch, mình sẽ giới thiệu đến các bạn một vài điểm khác nhau giữa những điều tưởng giống nhau nhé.

1. alttitle

Đều là 2 thuộc tính sử dụng phổ biến đối với <img />. Tuy nhiên, mỗi thuộc tính lại có một chức năng riêng.

<img src="./images/ahihi.jpg" alt="Sự khác nhau giữa những điều tưởng giống nhau - Phần 2" title="Sự khác nhau giữa những điều tưởng giống nhau - Phần 2"
/>

- alt

  • Thuộc tính alt là văn bản thay thế dùng làm nội dung của element khi element không được hiển thị bình thường. Nó là thuộc tính được sử dụng phổ biến ở thẻ <img />.
  • Khi không thể tải hình ảnh, trình duyệt sẽ hiển thị văn bản thay thế ở vị trí của nó để người dùng có thể biết lý do tại sao hình ảnh được đưa vào.
  • alt là thuộc tính quan trọng để "tham dự" trong kho tìm kiếm của Google, được khuyến khích sử dụng nếu muốn SEO.

- title

  • Thuộc tính title là văn bản chú thích được nhìn thấy khi được hover.
  • Ngoài việc sử dụng trên img, nó còn được sử dụng ở nhiều tag khác, thường dùng cho trường hợp thay thế như tooltip, truncate text...

- Tips

Thông thường, khi làm việc với img, anh em thường quên việc định nghĩa alt điều này rất không nên vì nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng SEO của bạn. Vì vậy, mình sẽ có 1 thủ thuật bằng CSS để nhận diện những hình ảnh chưa có alt.

// Những thanh niên img nào chưa có "alt" sẽ được sáng nhất đêm nay
img:not([alt]),
img[alt=""] { outline: 8px solid red;
}

Còn đối với anh em nào dùng VS Code có thể sử dụng extension webhint để giúp cảnh báo điều đó dễ dàng.

2. <button><input type="button" />

- button

  • Có thể sử dụng pseudo-elements như :before:after để style
  • Attribute mặc định của <button>type="submit", nếu không được định nghĩa, khi submit vẫn hoạt động được trong thẻ <form>

- input type="button"

  • Không thể sử dụng pseudo-elements như :before:after<input /> là thẻ single tag
  • Để có thể submit được form, phải đổi lại <input type="submit" />

- Tips

  • Nên sử dụng tag <button> vì có thể khai thác được tối đa style.
  • Nên định nghĩa rõ ràng attribute cho từng chức năng của button, ví dụ
<button type="submit"> // submit form
<button type="reset"> // reset lại giá trị ban đầu của form
<button type="button"> // không làm gì cả, ấn cho vui

3. <div><section>

Phiên bản HTML5 đã cho ra thuật ngữ Semantic Elements - là những tag mới được ra mắt. Trong đó thẻ <section> được khuyến khích sử dụng thay thế cho <div>. Vậy nó khác nhau những gì?

- div

  • div là thẻ đã quá quen thuộc, tuy nhiên nó không có ý nghĩa đặc biệt. Thường được sử dụng như một khối của phần tử con (thông thường nếu muốn tag đó mặc định là display=block).
  • Ngoài sự khác biệt về semantic, div có constructor interface riêng là HTMLDivElement.

- section

  • Sinh ra để nhóm các element con liên quan, thường dùng cho 1 đoạn content.

Ví dụ bên trên, <section> sẽ là thẻ wrapper bao phần title <h3> và những đoạn text <p>, <img /> và cũng có thể bao những thẻ <div> khác.

  • Ngoài section ra thì các thẻ semantic khác như article, footer, header, main, navbar lại có cùng constructor interface là HTMLElement.

- Tips

  • Có một điều thú vị là nếu phần tử heading được lồng ở nhiều cấp section, khi đó font-size của mỗi cấp element heading sẽ giảm xuống. Còn đối với div thì không bị ảnh hưởng.
section h1 Section title section h1 Title sub section div h1 Div title div h1 Title sub div

Để tận dụng điều này, anh em có thể style cấp độ font-size của các heading thông qua đoạn CSS sau

/* First level */
:-webkit-any(article,aside,nav,section) h1 { font-size: 1.5em;
} /* Second level */
:-webkit-any(article,aside,nav,section) :-webkit-any(article,aside,nav,section) h1 { font-size: 1.2em;
} /* Third level */
:-webkit-any(article,aside,nav,section) :-webkit-any(article,aside,nav,section) :-webkit-any(article,aside,nav,section) h1 { font-size: 1.00em;
} /* Fourth level */
:-webkit-any(article,aside,nav,section) :-webkit-any(article,aside,nav,section) :-webkit-any(article,aside,nav,section) :-webkit-any(article,aside,nav,section) h1 { font-size: .8em;
}
  • Nên sử dụng section cho những đoạn content lớn thay vì chỉ dùng div truyền thống.
  • Mặc định, các element không được xác định sẽ có kiểu mặc định là display: inline, vì vậy cần phải cần reset những tag mới của HTML5
article, aside, footer, header, nav, section { display: block;
}
  • HTML5 semantic chỉ hỗ trợ cho phiên bản IE 9 trở lên, nếu bạn vẫn muốn được support thì có thể convert bằng cách
<!--[if lt IE 9]>
<script> document.createElement("article"); document.createElement("aside"); document.createElement("footer"); document.createElement("header"); document.createElement("nav"); document.createElement("section");
</script>
<![endif]-->

Tổng kết

Trên đây là một số điểm khác biệt mà quá trình làm mình nhận ra. Hi vọng sau bài này sẽ giúp các bạn trong làng code có thêm kiến thức để tránh những phát sinh không mong muốn. Hãy đón chờ những bài sau để cùng mình đi du lịch nữa nhé ?

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Cài đặt WSL / WSL2 trên Windows 10 để code như trên Ubuntu

Sau vài ba năm mình chuyển qua code trên Ubuntu thì thật không thể phủ nhận rằng mình đã yêu em nó. Cá nhân mình sử dụng Ubuntu để code web thì thật là tuyệt vời.

0 0 396

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về cách thiết kế Class Diagram

Trong 1 dự án, việc tổ chức code cũng như clean code là 1 điều rất quan trọng, nếu cách thiết kế các class hợp lý và rõ ràng sẽ giúp ích rất nhiều cho việc mở rộng và bảo trì sau này. Để làm được điều này chúng ta cần phải có 1 bản thiết kế Class Diagram thật sự hợp lý.

0 0 92

- vừa được xem lúc

Vòng đời và trạng thái của Thread

A. Giới thiệu.

0 0 137

- vừa được xem lúc

Sự khác nhau giữa những điều tưởng giống nhau - Phần 3

Hôm nay, để tiếp tục cho series so sánh, hãy cùng mình khám phá thêm 2 địa danh mới khá nổi tiếng của Việt Nam mình đó là Cù Lao Chàm và đảo Lý Sơn. .

0 0 112

- vừa được xem lúc

5 sai lầm phổ biến khi code JavaScript mà bạn ít khi để ý

Bài viết hôm nay mình giới thiệu đến các bạn 5 lỗi lập trình thường gặp trong JavaScript. Tất nhiên mình sẽ không nói về các syntax error, hoặc những lỗi quá bình thường.

0 0 57

- vừa được xem lúc

Cách sử dụng dagger 2 cơ bản trong Android

I. Giới thiệu.

0 0 247