- vừa được xem lúc

Svelte - Một framework mà các tín đồ Javascript không thể bỏ qua

0 0 26

Người đăng: Nguyen Quang Phu

Theo Viblo Asia

1. Giới thiệu

Khi nói về các framework hay library của Javascript ắt hẳn có 3 cái tên đình đám sẽ được mọi người nhắc tới là React, Vue và Angular, kể ra cũng đúng khi mà các framework/library này đứng top, đằng sau chúng là cả một cộng đồng rất lớn để support. Nhưng trong bài viết này mình sẽ giới thiệu một framework mới là Svelte.

Svelte - hay còn đọc theo kiểu vietsub là "Sờ veo", đây là một client-side Javascript framework được xây dựng bởi Rich Harris . Đây có lẽ là một framework còn khá mới đối với nhiều người, và ở VIệt Nam mình nghĩ là chưa được sử dụng quá rộng rãi.

Sơ qua về lịch sử ra đời:

Rich Harris đã cho release phiên bản đầu tiên của svelte vào cuối năm 2016, sau đó 2 năm thì vào năm 2018 đã cho ra mắt phiên bản thứ 2. Vào năm 2019 đã cho ra mắt version thứ 3 - cũng là version hiện tại, tại thời điểm mà mình viết bài này (2021). Trên github của svelte các developer vẫn tích cực đóng góp phát triển cho dự án open source này. Repository của Svelte trên github hiện đang nhận được hơn 40.000 star và hơn 2000 lượt fork về.

2. Ưu / nhược điểm của Svelte

Svelte là một lựa chọn khá phù hợp đối với các project có quy nhỏ, đơn giản. Có thể đối với những project phức tạp hơn thì chúng ta nên có những cân nhắc cẩn thận vì đây là framework còn khá mới và cộng đồng support chưa nhiều.

Ưu điểm

  • Dễ dàng tiếp cận nếu như ai đã từng làm việc với VueJS hay ReactJS vì Svelte cũng có các khái niệm tương tự.
  • Code nhanh, gọn, lẹ
  • Không dùng Virtual DOM, theo như quan điểm của người phát triển Svelte - Rich Harris việc sử dụng Virtual DOM không thực sự nhanh, nên Svelte đã không sử dụng virtual DOM, thay vào đó Svelte đã cập nhật thẳng những sự thay đổi trên DOM thật, bỏ qua bước trung gian là sử dụng Virtual DOM như các framework/library khác của Javascript thường làm.
  • Sử dụng cơ chế reactive rất dễ sử dụng
  • Có document khá đầy đủ
  • Có hỗ trợ Server side rendering - Sapper
  • Tự xây dựng được cấu trúc riêng

Nhược điểm

  • Cộng đồng sử dụng chưa nhiều
  • Chưa có nhiều các thư viện thứ 3 hỗ trợ (package, component...)
  • Chưa thật sự ổn định do vẫn còn khá mới

3. Khởi tạo project Svelte

Khởi tạo một project Svelte rất đơn giản, chỉ cần chạy lệnh

npx degit sveltejs/template PROJECT_NANE

sau đó cài các dependency ta chạy lệnh

npm install

Để chạy chương trình

npm run dev

Mặc định cổng của Svelte là 5000. Truy cập vào http://localhost:5000/ các bạn sẽ thấy giao diện mặc định của Svelte trông như thế này

Mở project lên chúng ta sẽ thấy một vài các folder và file được xây dựng sẵn trong Svelte. Trong đó

  • src: đây là thư mục chứa code chính của project.
  • src/main.js: Đây là file đầu vào của ứng dụng được đặt tên mặc định là main.js, nếu như muốn thay đổi tên file cần phải cấu hình lại
  • src/App.svelte: Mỗi file .svelte được coi như là một component. .svelte cũng là cách để xác định một file trong svelte.
  • rolllup.config.js: File này dùng để tùy chỉnh cài đặt source code. Svelte dùng rollup để bundle source code thay vì sử dụng webpack mà chúng ta thường thấy
  • package.json: Chứa các dependency của dự án.

4. Tìm hiểu

Dài dòng hơi nhiều, bây giờ mình sẽ giới thiệu các syntax trong Svelte.

4.1. Component

Để mà nói về các client-side javascript framework như VueJS hay ReactJS, khái niệm component là rất phổ biến. Thì trong Svelte khái niệm này cũng được sinh ra. Một file component trong Svelte được kết thúc bằng đuôi .svelte.

Cấu trúc của file cũng có chút tương đồng với VueJS (nếu như ai đã tiếp xúc với Vue). Một file có dạng như thế này

<!-- HTML code ở đây -->
<h1>Hello {name}!</h1> <!-- javascript code ở đây -->
<script> export let name;
</script> <!-- css code ở đêy -->
<style>
</style>

Chúng ta có thể gói gọn code của HTML, CSS và Javascript vào trong một component. Muốn sử dụng lại các component đã khai báo chỉ cần import vào file cần dùng là được. Giả sử

<h1>This is my product page</h1> <style> h1 { color: red; }
</style>

Muốn sử dụng file Product.svelte trong file App.svelte chỉ cần import

<script> import Product from './Product.svelte'; </script> <!-- Gọi đến component -->
<Product />

Trong rất đơn giản và ngắn gọn. Nó trong khá là giống VueJS, nếu như trong VueJS chúng ta cần phải khai báo sử dụng nữa nên sẽ dài dòng hơn như thế này

<script> import Product from './Product.svelte'; export default { components: { Product, } }
</script>

Tuy nhiên Svelte đã rút ngắn code lại khi mà chỉ cần import thôi là đã sử dụng được luôn component rồi. Rất nhanh và gọn gàng ?

4.2. Data

Một component không đơn giản chỉ có những static markup mà đôi khi còn cần sử dụng đến các data. Để định nghĩa một data trong component chúng ta đặt trong cặp thẻ script là được.

<script> let name = "Quang Phu";
</script>

Để in data ra chúng ta chỉ cần đặt trong cặp ngoặc nhọn {} để in ra giá trị

<script> let name = "Quang Phu";
</script> <h1>Hello { name }</h1>

4.3. Dynamic attributes

Giống như cách mà chúng ta in data như ở trên, đối với các attributes chúng ta cũng sẽ sử dụng dấu ngoặc nhọn để in giá trị của attrubutes ra. Ví dụ

<script> let src = 'img/logo.png';
</script> <img src={src} alt="this is alt" />

Svelte còn cung cấp cho chúng ta cách viết ngắn gọn nếu như thuộc tính trùng tên với tên biến bạn đặt như trường hợp trên là src={src} thì có thể viết ngắn gọn lại chỉ còn {src}

<img {src} alt="this is alt" />

4.4. Props

Khi làm việc với component, chắc hẳn đôi khi chúng ta sẽ cần tới truyền dữ liệu từ component cha xuống các component con thì chúng ta sẽ sử dụng tới props. Đây cũng là khái niệm mà quá quen thuộc với các VueJS và ReactJS developer rồi.

Để định nghĩa props chúng ta khai báo cùng với keyword export. Ví dụ

<script> export let a;
</script>

Để dễ hiểu hơn với những người chưa làm việc với Vue hay React mình có ví dụ con con như thế này.

Khai báo component con

<script> export let a, b;
</script> Kết quả của {a} + {b} là { a + b }

Trong component cha chúng ta truyền giá trị xuống component con

<script> import Calc from './Calc.svelte';
</script> <Calc a={1} b={2} />

Kết quả khi chạy chương trình sẽ là

Kết quả của 1 + 2 là 3

4.5. Logic

Đối với HTML thông thường sẽ không hỗ trợ cách các viết logic trong code ví dụ như câu lệnh điều kiện hoặc là vòng lặp. Trong svelte sẽ giúp chúng ta làm công việc này. Cú pháp thì sẽ khác so với VueJS hoặc ReactJS, thế nhưng mình thấy cách viết của Svelte làm mình liên tưởng tới cách viết của Django - framework nổi tiếng của Python.

Câu lệnh điều kiện if-else

Để áp dụng câu lệnh điều kiện này vào trong code chúng ta cần nhớ qua cú pháp của nó

{#if condition}
...
{:else if}
...
{:else}
....
{/if}

Trong đó, chúng ta sử dụng ký tự # để bắt đầu câu lệnh điều kiện và các câu lệnh else hay else if sẽ bắt đầu bằng ký tự : ví dụ như :else. Và cuối cùng sử dụng ký tự / để nhận biết thẻ đóng câu điều kiện.

Ví dụ

<script> let user = { loggedIn: false }; function toggle() { user.loggedIn = !user.loggedIn; }
</script> {#if user.loggedIn} <button on:click={toggle}> Log out </button>
{/if} {#if !user.loggedIn} <button on:click={toggle}> Log in </button>
{/if}

Vòng lặp

Để sử dụng vòng lặp trong Svelte chúng ta có thể sử dụng each để lặp, cú pháp thì cũng tương tự với câu lệnh điều kiện if..else, trong đó ký tự # để bắt đầu câu lệnh vòng lặp và / để kết thúc vòng lặp.

Ví dụ

<ul> {#each cats as cat} <li><a target="_blank" href="https://www.youtube.com/watch?v={cat.id}"> {cat.name} </a></li> {/each}
</ul>

4.6. Event

Một trong những tính năng mạnh mẽ nhất của Javascript đó chính là Event, thay vì viết như kiểu Javascript thuần thì trong Svelte cũng có kiểu viết cho riêng mình. Để lắng nghe một sự kiện trong Svelte chúng ta bắt đầu với directive on:.

Ví dụ

<script> function handleClick() { console.log('clicked'); }
</script> <div on:click={handleClick}> Click me
</div>

Chúng ta cũng sẽ làm tương tự với các event khác. Ngoài ra Svelte cũng hỗ trợ chúng ta đầy đủ các modifier như

  • preventDefault: Khi sử dụng modifier này nó sẽ gọi tới event.preventDefault() như cách chúng ta viết với Jquery hay Javascript đơn thuần, dùng để hủy bỏ event
  • stopPropagation: gọi tới event.stopPropagation(), ngăn cản sự lan rộng của event tới các thẻ khác
  • passive: sử dụng để cải thiện hiệu suất của các event như touch hay wheel.
  • capture: Trigger event lần lượt từ DOM parent đến DOM đã đăng kí event
  • once: Xóa event sau khi đã thực hiện 1 lần

.... Về cách sử dụng thì tương đối dễ dàng

<button on:click|once={handleClick}> Click me
</button>

Hoặc là chúng ta có thể sử dụng đồng thồi nhiều modifier khác nhau

<button on:click|once|stopPropagation={handleClick}> Click me
</button>

4.7. Binding

Khái niệm này tương tự như khái niệm trong VueJS, hiểu đơn giản sẽ là chúng ta có 1 ô input, dữ liệu được nhập từ ô input sẽ binding với data mà chúng ta khai báo.

Cú pháp là bind:binding_name.

Ví dụ

<script> let name = 'world';
</script> <input bind:value={name}> <h1>Hello {name}!</h1>

Kết quả

Ngoài ra chúng ta cũng có thể binding với checkbox, select... và rất nhiều cái khác nữa.

4.8. Lifecycle

Cũng giống như Vue hay React, Svelte cũng có lifecycle riêng cho bản thân nó. Cụ thể ở đây là các method lifecycle

  • onMount: phương thức này được gọi sau khi component được render, tại phương thức này chúng ta có thể gọi tới api.
  • onDestroy: phương thức này được gọi khi một component bị destroy (hủy)
  • beforeUpdate: phương thức này được gọi khi trước khi DOM được update
  • afterUpdate: ngược lại so với beforeUpdate, phương thức này được gọi sau khi DOM đã được update

Ví dụ

<script> onMount(() => { console.log('onMount') }) beforeUpdate(() => { console.log('beforeUpdate') }) afterUpdate(() => { console.log('afterUpdate') }) onDestroy(() => { console.log('onDestroy') })
</script>

4.9. Slot

Giống như Vue, Svelte cũng có khái niệm Slot. Khái niệm này hiểu đơn giản chúng ta sẽ "để dành" một chỗ trống ở component, khi nào cần sử dụng khoảng trống đó thì sẽ gọi tới slot.

Ví dụ mình có component con là ProductDetail

<div class="box"> Hello, this is product detail page <slot></slot> <!-- tạo 1 khoảng trống -->
</div>

Và có component Product gọi tới

<script> import ProductDetail from './ProductDetail.svelte'
</script> <ProductDetail />

Kết quả trên màn hình sẽ là

Hello, this is product detail page

Bây giờ muốn thêm nội dung cho component ProductDetail thì thay vì vào ProductDetail.svelte để sửa, chúng ta có thể thêm nội dung tại component Product.svelte nơi mà chúng ta gọi tới ProductDetail với điều kiện đã tạo slot(khoảng trống) ở ProductDetail.svelte.

<script> import ProductDetail from './ProductDetail.svelte'
</script> <ProductDetail> Nội dung thêm mới
</ProductDetail>

Kết quả

Hello, this is product detail page
Nội dung thêm mới

5. Tái bút

Bài viết cũng hơi dài dài rồi, mình cũng giới thiệu được những khái niệm quan trọng của Svelte rồi, hy vọng nó sẽ giúp ích được các bạn. Đây có thể nói là những kiến thức nền tảng.

Qua các khái niệm trên chúng ta cũng thấy được việc sử dụng Svelte hoàn toàn dễ dàng và ngắn gọn, và có thể đáp ứng đủ nhu cầu đối với những trang web đơn giản. Tuy nhiên vẫn có những hạn chế nhất định về thư viện hỗ trợ cũng như cộng đồng chưa nhiều nên Svelte chưa thật sự bùng nổ như các framework khác. Nhưng chắn hẳn trong tương lại một ngày nào đó Svelte lại phát triển như Vue hay React thì sao =))

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích hãy tặng mình một upvote để lấy cảm hứng viết tiếp nhé =)) Thân ái

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Giới thiệu Typescript - Sự khác nhau giữa Typescript và Javascript

Typescript là gì. TypeScript là một ngôn ngữ giúp cung cấp quy mô lớn hơn so với JavaScript.

0 0 496

- vừa được xem lúc

Bạn đã biết các tips này khi làm việc với chuỗi trong JavaScript chưa ?

Hi xin chào các bạn, tiếp tục chuỗi chủ đề về cái thằng JavaScript này, hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số thủ thuật hay ho khi làm việc với chuỗi trong JavaScript có thể bạn đã hoặc chưa từng dùng. Cụ thể như nào thì hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé (go).

0 0 413

- vừa được xem lúc

Một số phương thức với object trong Javascript

Trong Javascript có hỗ trợ các loại dữ liệu cơ bản là giống với hầu hết những ngôn ngữ lập trình khác. Bài viết này mình sẽ giới thiệu về Object và một số phương thức thường dùng với nó.

0 0 134

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về thư viện axios

Giới thiệu. Axios là gì? Axios là một thư viện HTTP Client dựa trên Promise.

0 0 117

- vừa được xem lúc

Imports và Exports trong JavaScript ES6

. Giới thiệu. ES6 cung cấp cho chúng ta import (nhập), export (xuất) các functions, biến từ module này sang module khác và sử dụng nó trong các file khác.

0 0 93

- vừa được xem lúc

Bài toán đọc số thành chữ (phần 2) - Hoàn chỉnh chương trình dưới 100 dòng code

Tiếp tục bài viết còn dang dở ở phần trước Phân tích bài toán đọc số thành chữ (phần 1) - Phân tích đề và những mảnh ghép đầu tiên. Bạn nào chưa đọc thì có thể xem ở link trên trước nhé.

0 0 228