- vừa được xem lúc

Tài khoản người sử dụng và phân quyền truy cập tệp trên Ubuntu (P2)

0 0 39

Người đăng: Nguyen Thi Hai Thanh

Theo Viblo Asia

Tại bài viết Tài khoản người sử dụng và phân quyền truy cập tệp trên Ubuntu (P1) mình đã giới thiệu về người sử dụng và quản lý tài khoản người sử dụng trên Ubuntu. Trong bài viết lần này, mình sẽ trình bày về quản lý quyền truy cập trên Ubuntu.

Các nhóm người sử dụng

Mỗi tệp hay thư mục luôn thuộc về một người sử dụng và một nhóm xác định. Mỗi file bao gồm 3 nhóm người sử dụng. Người tạo ra chúng sẽ thuộc nhóm người sở hữu (owner), còn nhóm chứa người tạo ra file hay thư mục đó thì sẽ thuộc nhóm sở hữu (group). Bất kì người sử dụng nào không phải chủ sở hữu hoặc nhóm sở hữu thì sẽ thuộc nhóm những người sử dụng khác (others). Mỗi nhóm

Các quyền truy cập và phân quyền truy cập

Các quyền truy nhập

Các quyền của file/folder đó sẽ xác định xem người sử dụng có thể thực hiện được những hành động nào lên file/folder đó. Mỗi nhóm người sử dụng như trên sẽ có một tập các quyền (r,w,x) xác định, trong đó:

  • Quyền đọc (r):
    • Cho phép hiển thị nội dung của file hoặc thư mục.
  • Quyền ghi (w):
    • Cho phép thay đổi nội dung của file.
    • Cho phép thêm hoặc xóa các file trong một thư mục
  • Quyền thực thi (x):
    • Cho phép thực thi file dưới dạng một chương trình
    • Cho phép chuyển đến thư mục cần truy cập.

Hai định dạng của quyền truy cập

Quyền truy cập file của Linux được hiển thị dưới hai định dạng là symbolic notation (kí hiệu tượng trưng) và numeric notation (kí hiệu số)

1. Định dạng symbolic notation

Loại định dạng này là một chuôi gồm 10 ký tự trong đó một kí tự đại diện cho loại file và 9 kí tự còn lại đại diện cho các quyền đọc, ghi và thực thi file theo các thứ tự người sở hữu, nhóm sở hữu và người dùng khác. Dấu gạch ngang (-) sẽ được sử dụng trong trường hợp không cho phép người dùng thực hiện quyền. Giả sử một file có quyền thực thi như sau: -rwxr-xr--. Ta có thể dễ dàng thấy rằng file này là một file thông thường với quyền đọc, ghi và thực thi cho chủ sở hữu, đọc và thực thi cho nhóm và chỉ đọc cho những người khác. Ta có thể kiểm tra quyền của một tệp bằng cách sử dụng lệnh ls -l <tên tệp> hay kiểm tra quyền của một thư mục bằng cách sử dụng lệnh ls -l <tên thư mục>

2. Định dạng numeric notation

Định dạng numeric notation là một chuỗi gồm ba chữ số, mỗi chữ số tương ứng với user, nhóm và các người sử dụng khác. Mỗi chữ số nằm trong khoảng từ 0 đến 7 và mỗi giá trị của chữ số có được bằng cách tính tổng các quyền của lớp:

  • 0: Không được phép thực hiện bất kỳ quyền nào
  • 1: Thực thi
  • 2: Viết
  • 3: Viết và thực thi
  • 4: Đọc
  • 5: Đọc và thực thi
  • 6: Đọc và viết
  • 7: Đọc, viết và thực thi

Vì vậy, nếu một file có quyền thực thi hiển thị theo định dạng symbolic notation là -rwxr-xr-- thì khi chuyển sang dạng numeric notation sẽ là 754.

Thay đổi quyền truy cập

Để thay đổi quyền truy cập của một tệp hay thư mục, ta sử dụng lệnh $chmod <mode> <files> với chmod (change mode) là một lệnh cấp hệ thống, cho phép bạn thay đổi cài đặt quyền của file theo cách thủ công. Các lệnh chmod thường xuyên được sử dụng để cấp quyền cho một đối tượng như:

  • Chmod 644: cho phép chủ sở hữu có thể truy cập và sửa đổi file, trong khi mọi người dùng khác chỉ có thể truy cập mà không thể sửa đổi. Bên cạnh đó, không ai có thể thực thi file ngay cả chủ sở hữu.
  • Chmod 755: cho phép chủ sở hữu có thể truy cập và sửa đổi file, trong khi mọi người dùng khác chỉ có thể truy cập mà không thể sửa đổi và mọi người đều có quyền thực thi.
  • Chmod 555: file không thể bị sửa đổi bởi bất kỳ ai, ngoại trừ superuser (siêu người dùng) của hệ thống.
  • Chmod 777: cho phép mọi người có thể làm bất cứ điều gì họ muốn với file. Đây là một rủi ro bảo mật rất lớn, đặc biệt là trên các máy chủ web nên bạn cần thận trọng khi cấp quyền 777 cho bất kì một file nào nhé.

Như vậy, thông qua 2 bài viết, mình đã giới thiệu cơ bản về tài khoản sử dụng và phân quyền truy nhập trên Ubuntu. Cảm ơn các bạn đã theo dõi

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Phân quyền đơn giản với package Laravel permission

Như các bạn đã biết, phân quyền trong một ứng dụng là một phần không thể thiếu trong việc phát triển phần mềm, dù đó là ứng dụng web hay là mobile. Vậy nên, hôm nay mình sẽ giới thiệu một package có thể giúp các bạn phân quyền nhanh và đơn giản trong một website được viết bằng PHP với framework là L

0 0 449

- vừa được xem lúc

Laravel file permission

Một trong những lỗi khó thường gặp khi cài đặt mới một dự án sử dụng Laravel framework đó là file permission denied. Bài viết này sẽ trình bày về một số nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề kể trên.

0 0 40

- vừa được xem lúc

Permission in Android 11

Chào các bạn. Google xem nó có gì khác so với các phiên bản trước về mặt người sử dụng cũng như developers hay không? Sau một hồi chắt lọc thì mình cũng nhặt được một chủ đề khá hay.

0 0 34

- vừa được xem lúc

Các để tạo 1 user mới và gán quyền trong MYSQL

Giới thiệu. MYSQL là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở giúp cho người dùng lưu trữ, tổ chức và sau đó lấy dữ liệu.

0 0 33

- vừa được xem lúc

Câu chuyện kiểm soát truy cập trong Django.

Nếu bạn đang xây dựng một ứng dụng với Django, có thể bạn sẽ muốn kiểm soát quyền truy cập ứng với từng loại user. Những tính năng này sẽ phổ biến trên các trang web có quy mô lớn hơn một chút.

0 0 82

- vừa được xem lúc

Tổng quan phân quyền trên AWS Identity and Access Management

Dẫn dắt. AWS hiện là nhà cung cấp dịch vụ cloud đi tiên phong và đứng đầu thị trường cloud, với hơn 200 service.

0 0 47