- vừa được xem lúc

Tại sao khi dùng ref chúng ta phải dùng với key là current?

0 0 38

Người đăng: Tran Ngoc Tan

Theo Viblo Asia

image.png

Trước React 16.3, refs chỉ là một props mà bạn có thể gán nó đến React Elements, để bạn có thể nắm bắt được phần tử DOM đó.

Hầu như refs được dùng để lưu trữ ở đâu đó, và thực hiện clear nó khi component bị hủy (unmount).

 class Input extends React.Component { constructor(props) { super(props); this.storeRef = this.storeRef.bind(this); } inputRef = null; storeRef = element => this.inputRef = element; focusInput = () => { if (!this.inputRef) { return; } this.inputRef.focus(); } render() { /* now we have the ref for the rest of the time this component is mounted */ return ( <form> <input ref={storeRef} /> <button onClick={focusInput}>Focus the input!</button> </form> ) } }

Nhưng đối với React 16.3 trở về sau này thì khi ta sử dụng refs, thì ta phải dùng với hình thức thế này ref.current

class Input extends React.Component { constructor(props) { super(props); this.inputRef = React.createRef(); } focusInput = () => { if (!this.inputRef.current) { return; } this.inputRef.current.focus(); } render() { /* now we have the ref for the rest of the time this component is mounted */ return ( <form> <input ref={this.inputRef} /> <button onClick={focusInput}>Focus the input!</button> </form> ) }
}

Câu hỏi đặt ra là tại sao cần phải current? Để trả lời chúng ta phải hiểu được khái niệm closure là gì!

Giới thiệu sơ về closure.

Bạn biết rằng một function có thể return 1 function?

Khi đó function được return sẽ nhớ tất cả các variable của function return về nó(wrapper function).

 const Add = (number1) => { // this is wrapper function return number2 => { console.log(`${number1} + ${number2} = `, number1 + number2); // this is returned function }; } let number1 = 10; const addingNumber = Add(number1); addingNumber(20); // 10 + 20 = 30 addingNumber(10); // 10 + 10 = 20 number1 = 20 // Changle the number1 to 20 addingNumber(30) // 10 + 30 = 40

Như bạn thấy ở ở dòng 14, chúng ta có thực hiện việc update lại biến number1 = 20 // Changle the number1 to 20 nhưng number1 trong function addingNumber vẫn là 10.

NOTE: Đây là một trong nguyên nhân gây ra việc phải khai báo biến vào mảng dependencies của useEffect

Để giải quyết vấn đề trên thì chúng ta chỉ cần thay đổi từ cách truyền params là một value thành một reference.

// param truyền xuống là một value
let a = false; const b = a; a = true; const passByValue = value => { console.log(value);
} passByValue(b); // Chuyển nó thành reference. let a = {}; const b = a; a.current = true; const passByReference = reference => { console.log(reference.current);
} passByReference(b);

Áp dụng vào React

 const PassByValue = ({ mess }) => { React.useEffect(() => { message = mess; }) React.useEffect(() => { window.setInterval(() => { console.log(message); }, 1000) }, []) return null; } const ExampleComponent = () => { const mess = 'Hello world'; const changeMess = () => { mess = Math.random().toString(36).substring(7); } return ( <> <PassByValue mess={mess} /> <button onClick={changeMess}>Change Mess</button> </> ); } class App extends React.Component { render() { return ( <div className="App"> <ExampleComponent /> </div> ); } } const rootElement = document.getElementById("root"); ReactDOM.render(<App />, rootElement);

xem kết quả ở đây

Bạn có thể thấy kết quả vẫn là hello world cho dù bạn đã click vào button change mess

Nguyên do là cái bạn truyền vào là một message với value là hello world, và acction change mess chỉ thực hiện việc set lại data cho biến mess. Do đó nó Rerender không được chạy.

Để giải quyết ta thì ta chỉ cần thay đổi param mess vào là một refenrence.

 const PassByReference = ({ mess }) => { React.useEffect(() => { stored = mess; }) React.useEffect(() => { window.setInterval(() => { console.log(stored.current) }, 1000) }, []) return null; } const ExampleComponent = () => { const mess = { current: 'Hello world' }; const changeMess = () => { mess.current = Math.random().toString(36).substring(7); } return ( <> <PassByReference mess={mess} /> <button onClick={changeMess}>Change Mess</button> </> ); } class App extends React.Component { render() { return ( <div className="App"> <ExampleComponent /> </div> ); } } const rootElement = document.getElementById("root"); ReactDOM.render(<App />, rootElement);

xem kết quả ở đây

Và kết quả đã đúng với mong muốn của chúng ta. Nguyên do là biến mess chúng ta chỉ là một refer đến biến mess của ExampleComponent, do đó khi nó thực hiệc việc truy cập vào mess để lấy data current, thì data đó luôn là data mới nhất.

NOTE: Các bạn nên chú ý, khi dùng trick này thì phải biết các biến mình làm gì, thay đổi khi nào. Không thì việc debug cũng khá là nhọc nhằn.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, hi vọng bạn có cái nhìn rõ hơn về việc sử dụng reference trong React. (Bow)

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Giới thiệu Typescript - Sự khác nhau giữa Typescript và Javascript

Typescript là gì. TypeScript là một ngôn ngữ giúp cung cấp quy mô lớn hơn so với JavaScript.

0 0 525

- vừa được xem lúc

Bạn đã biết các tips này khi làm việc với chuỗi trong JavaScript chưa ?

Hi xin chào các bạn, tiếp tục chuỗi chủ đề về cái thằng JavaScript này, hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số thủ thuật hay ho khi làm việc với chuỗi trong JavaScript có thể bạn đã hoặc chưa từng dùng. Cụ thể như nào thì hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé (go).

0 0 433

- vừa được xem lúc

Một số phương thức với object trong Javascript

Trong Javascript có hỗ trợ các loại dữ liệu cơ bản là giống với hầu hết những ngôn ngữ lập trình khác. Bài viết này mình sẽ giới thiệu về Object và một số phương thức thường dùng với nó.

0 0 153

- vừa được xem lúc

Tìm hiểu về thư viện axios

Giới thiệu. Axios là gì? Axios là một thư viện HTTP Client dựa trên Promise.

0 0 145

- vừa được xem lúc

Imports và Exports trong JavaScript ES6

. Giới thiệu. ES6 cung cấp cho chúng ta import (nhập), export (xuất) các functions, biến từ module này sang module khác và sử dụng nó trong các file khác.

0 0 110

- vừa được xem lúc

Bài toán đọc số thành chữ (phần 2) - Hoàn chỉnh chương trình dưới 100 dòng code

Tiếp tục bài viết còn dang dở ở phần trước Phân tích bài toán đọc số thành chữ (phần 1) - Phân tích đề và những mảnh ghép đầu tiên. Bạn nào chưa đọc thì có thể xem ở link trên trước nhé.

0 0 245