- vừa được xem lúc

The Graph - Google của Blockchain

0 0 149

Người đăng: Ngo Van Nghia

Theo Viblo Asia

Nhắc đến truy vấn data trên blockchain thì hẳn nhiều người sẽ nghĩ đến việc sử dụng Ether.js hoặc Web3.js để query logs trong quá khứ. Mình cũng vậy ban đầu mình cũng sử dụng query logs này, đối với những dữ liệu nhỏ và ít đệ quy lồng nhau thì nó khá là đơn giản và hiệu quả. Như khi vấp phải một lượng query lồng nhau và phực tạp thì mình đã mất rất nhiều thời gian và đôi khi còn lỗi. Thì mình có tìm hiểu và được suggest sử dụng The Graph và khi sử dụng thì mình thấy quả thật nó rất hữu dụng. Thì hôm nay mình sẽ giới thiệu về công dụng và cách sử dụng của nền tảng này.

Giới thiệu

The Graph là một decentralized protocol được sử dụng cho việc indexing và query data từ blockchains, bất nguồn đầu tiên từ Ethereum. Có một số loại data thì rất khó có thể query trực tiếp vì vậy The Graph được sinh ra để trợ giúp điều này.

Ví dụ với một Dapp khá nổi tiếng như CryptoKitties sẽ có một câu hỏi khá đơn giản đó là:

"Một tài khoản Ethereum cụ thể sở hữu bao nhiêu CryptoKitties? Thời gian một CryptoKitty cụ thể được ra đời?"

Câu hỏi trên ta có thể dễ dàng sử dụng hàm balanceOfgetKitty được định nghĩa trong contract để biết được các thông tin trên.

Nhưng sẽ có một câu hỏi khó hơn đó là:

Chủ sở hữu của những CryptoKitties được tạo ra từ tháng 1 đến tháng 2 năm 2018 là ai?

Để trả lời câu hỏi này bạn phải get tất cả các events Birth và sau đó gọi hàm OwnerOf của mỗi Crytokity đã được tạo. Dù một câu hỏi nghe có vẻ đơn gian như vậy thôi những đối với những Dapps thông thường nó có thể mất để hàng giờ, thậm chí hàng vài ngày để có thể chạy ra kết quả. Việc lập chỉ mục đánh index dữ liệu blockchain rất khó vì kiến trúc dữ liệu, cấu trúc của errors hoặc các blocks không có tiêu đề làm phức tạp thêm quá trình này và khiến nó không chỉ tốn thời gian mà còn khó khăn cả về mặt truy xuất dữ liệu blockchain làm sao cho chính xác.

The Graph thì được sinh ra để giải quyết vấn đề này với xây dựng một service chuyên lưu trữ các data blockchain được đánh indexs. Các dữ liệu này là ("subgraphs") sau đó có thể được truy vấn bằng một GraphQL API như gọi các API thông thường. Điều này mang lại sự tiện dụng cho người lập trình Dapp và ngoài ra còn giúp cải thiện trải nghiệm người dùng vì các tác vụ truy vấn giờ đây đã được lưu trữ, đánh index, giúp tốc độ query tăng lên đáng kể so với thông thường.

The Graph hoạt động như thế nào

The Graph đánh chỉ mục index dựa trên một subgraph descriptions được gọi là subgraph manifest. The subgraph description sẽ xác định những smart contracts nào mà một subgraph cần subscribe đến, các sự kiện trong các contracts và cách ánh xạ các dữ liệu events này với The Graph để lưu trữ nó vào database.

Khi subgraph manifest đã được viết Graph CLI sẽ được sử dụng để lưu trữ các define đó trên IPFS và tiếp đến hosted service sẽ bắt đầu đánh index cho data của subgraph.

Dưới đây là diagram chi tiết về flow data của một subgraph manifest đã được deployed, ví dụ này là một transaction trên Ethereum

Flow sẽ được thực hiện theo các bước sau:

  1. Một Dapp thêm data tới Ethereum thông qua một transaction trên một smart contract
  2. Smart contract sẽ emits một hoặc vài events trong quá trình xử lý transaction
  3. Graph Node liên tục scans những blocks mới của Ethereum để có thể tìm thấy được các data mà subgraph cần tới
  4. Graph Node tìm kiếm các events Ethereum phù hợp trong các khối này và thực hiện các mapping handlers đã được define trong subgraph manifest. Mapping là một WASM module creates hoặc updates dữ liệu của các entities mà Graph Node lưu trữ sau khi query được từ các events của Ethereum.
  5. Dapp muốn query dữ liệu mà đã được Graph Node đánh index và lưu trữ thì sẽ cần sử dụng đến node GraphQL endpoint. Lúc này đến lượt Graph Node sẽ làm nhiệm vụ translates các truy vấn GrapQL thành các truy vấn trong store data để fetch các dữ liệu ở đây, tận dụng khả năng đánh index của store.
  6. Sau khi nhận được dữ liệu trả về Dapp sẽ hiển thị lên cho người dùng
  7. Một vòng tuần hoàn cứ thế được lặp lại

Hướng dẫn sử dụng the graph

Sẽ có 2 cách để chúng ta có thể sử dụng the graph để phát triển:

  1. Đó tự build một graph node ở local sau đó deploy subgraph và thực hiện query trong môi trường test Ganache
  2. Là sẽ deploy trực tiếp subgraph lên node của The Graph để sau đó query. Cách này thì ta cũng có thể redeploy để update subgraph

Cả 2 thì đều có chúng kiến trúc đó là sẽ có 1 Graph Node và sau đó deploy Subgraph lên đó để query data. Ở phạm vi bài viết này mục tiêu chính của mình là muốn hướng dẫn mọi người là deploy một subgraph và sau đó thực hiện query. Nên mình sẽ hướng dần theo cách thứ 2 đối với cách 1 thứ mình cũng có ghim link ở phía trên mọi người có thể xem và làm theo các bước đó.

Như cách link mình đính kèm ở trên là những thứ chúng ta cần phải đọc để hiểu trước khi muốn viết và deploy một subraph cho mình.

Define Subgraph

Đây chính là phần định nghĩa các data sẽ được lưu trữ và đánh index. Một subgraph này sẽ gồm một số các file chính như:

  • subgraph.yaml : là một file chứa các config subgraph manifest
  • schema.graphql: là một GraphQL schema định nghĩa các dữ liệu gì sẽ được lưu trữ và làm sao để có thể query các dữ liệu này từ GraphQL
  • AssemblyScript Mappings: là những code AssemblyScript sẽ chuyển những events trong blockchain mà nó nghe được thành các entities theo như schema mà ta đã định nghĩa trong file schema.graphql ( tên của nó thường là mapping.ts )

Trước khi đi vào chi tiết các nội dung chính của phần này thì ta sẽ cần install Graph CLI để sử dụng cho các thao tác build hay deploy một subgraph.

# NPM
npm install -g @graphprotocol/graph-cli # Yarn
yarn global add @graphprotocol/graph-cli

Create a Subgraph Project

Sử dụng command graph init để tạo mới môt subgraph project. Phần tạo project này bạn có thể sử dụng một project mẫu của Graph như ở đây here để base một subgraph và deploy hoặc nếu đã có subraph và contract deployed rồi bạn cũng có thể sử dụng hướng dẫn sau để bắt đầu init một project graph here. Còn ở đây mình sẽ hướng dẫn cách 1 đó là sử dụng mẫu của graph làm base cho subgraph.

Tại thời điểm bài viết thì The Graph hiện đang hỗ trợ cho các chains như: mainnet, kovan, rinkeby, ropsten, goerli, poa-core, xdai, poa-sokol, matic, mumbai, fantom, bsc, clover.

Command để thực hiện tạo theo mẫu sẽ có dạng như sau:

graph init --from-example <GITHUB_USER>/<SUBGRAPH_NAME> [<DIRECTORY>]

Ví dụ mẫu sau trên thì được base trên Gravity contract bằng việc sẽ lắng nghe các sự kiện NewGravatar hoặc UpdateGravatar được emit ra. Sau khi nghe thấy những events này thì ta cần định nghĩa các handle để xử lý và lưu trữ nó lại. Từng bước chi tiết mình sẽ thực hiện ở dưới đây

Subgraph Manifest

Đây sẽ chính là các config được định nghĩa trong file subgraph.yaml như ví dụ này ta sẽ chỉ định thẳng các config để địa chỉ của contract Gravity

specVersion: 0.0.1
description: Gravatar for Ethereum
repository: https://github.com/graphprotocol/example-subgraph
schema: file: ./schema.graphql
dataSources: - kind: ethereum/contract name: Gravity network: mainnet source: address: '0x2E645469f354BB4F5c8a05B3b30A929361cf77eC' abi: Gravity startBlock: 6175244 mapping: kind: ethereum/events apiVersion: 0.0.1 language: wasm/assemblyscript entities: - Gravatar abis: - name: Gravity file: ./abis/Gravity.json eventHandlers: - event: NewGravatar(uint256,address,string,string) handler: handleNewGravatar - event: UpdatedGravatar(uint256,address,string,string) handler: handleUpdatedGravatar callHandlers: - function: createGravatar(string,string) handler: handleCreateGravatar blockHandlers: - function: handleBlock - function: handleBlockWithCall filter: kind: call file: ./src/mapping.ts
  • description: Phần này là đôi lời mô ta về subgraph nó sẽ được hiển thị trong ở dưới Name Subgraph khi ta search subgraph trong phần Graph Explorer
  • repository: Đây là phần hiển thị repository github đang lưu trữ code của Subgraph cái này ta cũng sẽ thấy nó khi bấm vào xem chi tiết Subgraph
  • dataSources.source: Ta sẽ chỉ định contract ta muốn subscribe tạo đây bằng cách config địa chỉ addressabi của contract. Adderss thì là optional nên ta có thể để trống và nếu để trống address nó sẽ lắng tất các sự kiện của các hợp đồng phù hợp với abi.
  • dataSources.source.startBlock: Sẽ là block mà subgraph bắt đầu subscribe đánh index và lưu trữ, nó thì cũng là một trường optional nên nếu để trống thì nó sẽ tự hiểu là from từ block 0. Nhưng thường thì người ta hay để start từ khi contract được deployed.
  • dataSources.mapping.entities: Đây là các entities sẽ được lưu trữ vào trong store. Những entities này sẽ được định nghĩa tại file schema.graphql
  • dataSources.mapping.abis: Là name và đường dẫn đến một hoặc nhiều file ABI của những contract sẽ được tương tác đến trong phần mapping
  • dataSources.mapping.eventHandlers: Phần này sẽ liệt kê các events của contract sẽ được lắng nghe và sau đó handle trong phần mapping. Như ví dụ này thì sẽ handle các events thành các entitites sau đó lưu trữ và đánh index.
  • dataSources.mapping.callHandlers: Ở đây là danh sách các functions contract sẽ được subgraph subscribe
  • dataSources.mapping.blockHandlers: Phần này sẽ liệt kê các hàm sẽ được gọi khi một block được confirm vào chain. Nếu không có filter thì nó sẽ chạy mỗi khi có khối được confirmed. Còn nếu có filter nó sẽ kiểm tra trong block nếu có ít nhất một điều kiện filter thì nó mới thực hiện các hàm đã liệt kê còn không sẽ bỏ qua.

Defining Entities

Phần này khá là quan trọng bạn cần phải define các entities mình cần gồm những cái nào và trong các entities thì có những fields nào để phù hợp cho Dapp của mình. Nó cũng giống như định nghĩa schema trong database vậy phải thiết kết làm sao để nó có thể lưu trữ và query một cách tối ưu nhất. Dưới đấy sẽ có ví định nghĩa entities sao là tốt và sao là không nên

Good Example Entities dưới đây sẽ được cấu trúc theo đối tượng Gravatar và nó nên được định nghĩa như sau

type Gravatar @entity { id: ID! owner: Bytes displayName: String imageUrl: String accepted: Boolean
}

Bad Example Dù nói là các dữ liệu sẽ được lắng nghe và lưu trữ theo các events của blockchain nhưng chúng ta cũng không nên định nghĩa trực tiếp các entites của mình là cá events như dưới đây

type GravatarAccepted @entity { id: ID! owner: Bytes displayName: String imageUrl: String
} type GravatarDeclined @entity { id: ID! owner: Bytes displayName: String imageUrl: String
}

Các fields trong entities này cũng có thể để required hoặc optional giống như trong các database vậy. Và để set Require cho một field thì chúng ra sẽ sử dụng dấu !. Trong quá trình mapping field required mà không được set value nó sẽ bị cảnh báo như sau

Null value resolved for non-null field 'name'

Mỗi entities sẽ có một trường ID và trường này thì mặc định cần để required. Cùng với đó thì nó cũng đóng vài trò là primary key nên cần phải là duy nhất nữa.

Các trường thì cần có các kiểu dữ liệu thì mọi người có thể tham khảo tại đây (built-in-scalar-types)

Entity Relationships

Một vấn đề cần được quan tâm nữa đó chính là relationships giữa các entites trong một subgraph. Vì nó sẽ được sử dụng rất nhiều khi chúng ra query nên ta cũng cần định nghĩa thật chuẩn cái này. Relationships trong The Graph thì là relationship một chiều và đối với các relationships hai chiều nó sẽ được biểu diễn bởi cá relationships một chiều. Trong đây thì có các ví dụ chi tiết để mọi người hiểu được relationshipst của The Graph (entity-relationships)

Còn do ví dụ của chúng ta chỉ có một Entities nên chúng sẽ không có phần relationships này.

Writing Mappings

Phần này ta sẽ viết các function handle để xử lý các events nghe được từ blockchain, như ta đã khai báo trong file config subgraph.yaml. Các mapping này sẽ được viết bằng AssemblyScript và có thể được biên dịch thành WASM (WebAssembly). Nhưng trong ví dụ này các mapping được chứa trong src/mapping.ts nó chứa các handle cho các events NewGravatarUpdatedGravatar.

import { NewGravatar, UpdatedGravatar } from '../generated/Gravity/Gravity'
import { Gravatar } from '../generated/schema' export function handleNewGravatar(event: NewGravatar): void { let gravatar = new Gravatar(event.params.id.toHex()) gravatar.owner = event.params.owner gravatar.displayName = event.params.displayName gravatar.imageUrl = event.params.imageUrl gravatar.save()
} export function handleUpdatedGravatar(event: UpdatedGravatar): void { let id = event.params.id.toHex() let gravatar = Gravatar.load(id) if (gravatar == null) { gravatar = new Gravatar(id) } gravatar.owner = event.params.owner gravatar.displayName = event.params.displayName gravatar.imageUrl = event.params.imageUrl gravatar.save()
}

Handle đâu tiên sẽ nhận tham số đầu vào là một event NewGravatar và tạo một mới một entity Gravatar với lệnh new Gravatar(event.params.id.toHex()), các fields khác cũng sẽ được set bằng các params có trên trong event, sau đó .save() vào sotre.

Handle tiếp theo thì sẽ bắt sự kiện UpdatedGravatar nó sẽ sử dụng id để get entity từ the Graph Node store. Và kiểm tra nếu entity tồn tại thì sẽ update lại entity đó còn nếu không tồn tại nó sẽ tạo mới luôn một entity mới sau đó .save() vào store.

Chú ý: Các id thì phải là duy nhất và là string nên đối với một số field có cũng ý nghĩa là id thì The Graph có một số recommend lưu giá trị id như sau để tránh trường hợp id được lưu không là duy nhất:

  • event.params.id.toHex()
  • event.transaction.from.toHex()
  • event.transaction.hash.toHex() + "-" + event.logIndex.toString()

Code Generation

Để có thể thao tác với các smart contracts, các events và các entities một cách đơn giản và an toàn Graph CLI có thế hỗ trợ generate AssemblyScript từ GraphQL schema và ABI mà người dùng đã config trong subgraph.yaml.

graph codegen [--output-dir <OUTPUT_DIR>] [<MANIFEST>]

Hoặc như trong ví dụ mẫu thì đã cấu hình điều này trong package.json nên ta chỉ cần

# Yarn
yarn codegen # NPM
npm run codegen

Và nhớ yarn install trước nha. Sau khi Generation xong thì nó sẽ tạo ra một folder có tên generated đây sẽ là các AssemblyScript class cung cấp khả năng truy cập dễ dàng vào các params của event. Các type thì sẽ được generate tại <OUTPUT_DIR>/<DATA_SOURCE_NAME>/<ABI_NAME>.ts như trong ví dụ là generated/Gravity/Gravity.ts. Ta sẽ import các types này vào file mapping:

import { // The contract class: Gravity, // The events classes: NewGravatar, UpdatedGravatar,
} from '../generated/Gravity/Gravity'

Ngoài ra ở đây thì một class cũng sẽ được generated cho mỗi entity được định nghĩa trong subgraph's GraphQL schema. Class sẽ cung cấp các phương thức an toàn cho việc loading, read và write entity. Tất cả các entity classes sẽ được generated tại <OUTPUT_DIR>/schema.ts . Ta cũng sẽ import nó vào mapping như sau:

import { Gravatar } from '../generated/schema'

Chú ý: Mỗi khi có gì thay đổi code bạn cần phải generation lại thì các generated mới được cập nhật mới nhất.

Data Source Templates

Phần này là phần sử dụng cho loại contract có nhiều contract con. Ví dụ như các sàn Exchange Decentralized Uni, Sushi,... chúng có rất nhiều contract con Pairs nên ta không thể nào chỉ định contract cần subscribe được. Nên nó sẽ có các templates sẵn cho các contract con kiểu như khuôn cho các pair về sau vậy, cứ thế mà bắt và xử lý thôi.

Nhưng trong ví dụ của chúng ta thì nó cũng không phải dạng này nên sẽ không có phần templates này mình chỉ giới thiệu, để các bạn nào cần có thể tham khảo chi tiết tại đây (data-source-templates)

Start Blocks

Start blocks sẽ là block mà ta bắt đầu thực hiện lắng nghe và đánh chỉ mục lưu trữ từ đó. Nên tùy vào dữ liệu bạn cần mà có thể setting start block cho phù hợp. Như trong ví dụ mẫu thì đang không để start block nên có thể tự hiểu là nó bắt đầu từ block 0

Call Handlers

Đối với các function có emit ra các events thì ta có thể dễ dàng lấy các dữ liệu từ các input của events. Nhưng một vài contract thì lại không emit ra events để tối ưu gas fee. Thì trong những trường hợp như thế ta sẽ không thể sử dụng được event handlers. Lúc này the graph sẽ subscribe các lệnh call đến function được chỉ định và khi thấy có tín hiệu call đến function thì nó sẽ trigger hàm handler đã được định nghĩa trong mapping và được chỉ chỉ định trong file subgraph.yaml. Lúc này tham số đầu vào của hàm mapping sẽ là một ethereum.Call.

Call handlers thì chỉ có thể được trigger một trong hai trường hợp sau: Môt đó là function đó được call từ một account bên ngoài mà không phải chính nó. Hoặc trường hợp thứ hai là function đó được định nghĩ là external và được call như một phần của chức năng khác trên cùng hợp đồng đó.

Dưới đây là ví dụ define một call handler. Đầu tiên ta sẽ khai báo function được chỉ định subscribe và ngay bên dưới sẽ là hàm xử lý handle được define trong file mapping

dataSources: - kind: ethereum/contract name: Gravity network: mainnet source: address: '0x731a10897d267e19b34503ad902d0a29173ba4b1' abi: Gravity mapping: kind: ethereum/events apiVersion: 0.0.2 language: wasm/assemblyscript entities: - Gravatar - Transaction abis: - name: Gravity file: ./abis/Gravity.json callHandlers: - function: createGravatar(string,string) handler: handleCreateGravatar

Còn đây là mapping function

import { CreateGravatarCall } from '../generated/Gravity/Gravity'
import { Transaction } from '../generated/schema' export function handleCreateGravatar(call: CreateGravatarCall): void { let id = call.transaction.hash.toHex() let transaction = new Transaction(id) transaction.displayName = call.inputs._displayName transaction.imageUrl = call.inputs._imageUrl transaction.save()
}

Block Handlers

Ngoài việc subscribe được các events và function calls thì subgraph còn có thể subscribe mỗi khi có block mới được thêm vào chain. Nó sẽ tự thực hiện handle sau mỗi block được thêm hoặc thỏa mãn một điều kiện filter nào đó.

Như ví dụ ở đây thì ta cũng định nghĩ một block handler với filter là có hàm call trong data block. Mỗi block handler sẽ chỉ có thể chứ một loại filter.

dataSources: - kind: ethereum/contract name: Gravity network: dev source: address: '0x731a10897d267e19b34503ad902d0a29173ba4b1' abi: Gravity mapping: kind: ethereum/events apiVersion: 0.0.2 language: wasm/assemblyscript entities: - Gravatar - Transaction abis: - name: Gravity file: ./abis/Gravity.json blockHandlers: - handler: handleBlock - handler: handleBlockWithCallToContract filter: kind: call

Mapping function sẽ nhận tham số đầu vào là một ethereum.Block. Thì cũng giống như các handle cho events thì các handle này cũng có khả năng truy cập vào các entities để lưu trữ dữ liệu như sau

import { ethereum } from '@graphprotocol/graph-ts' export function handleBlock(block: ethereum.Block): void { let id = block.hash.toHex() let entity = new Block(id) entity.save()
}

Grafting onto Existing Subgraphs

Ngoài ra thì graph còn có khả năng kế thừa data cái này rất hay, đó là subgrah mới có thẻ sử dụng các data từ các subgraph đã có trước đó. Mọi người có thể tham khảo chi tiết tại (grafting-onto-existing-subgraphs)

Deploy subgraph

Sau khi đã define subgraph xong ta sẽ đi thực hiện deloy. Đâu tiên là đăng nhập the graph bằng cách oauth tài khoản Gitghub với Graph là được.

Sau khi đăng nhập xong thì vào Dashboard và chọn add subgrah

Và điền các thông tin về subgraph chi tiết các fields tại (create-the-subgraph)

Tiếp đến ta sẽ thấy phần hướng dẫn deploy subgraph nhưng chúng ta được thực hiện gần hết ở phần hướng dẫn trên rồi. Nên lúc này ta chỉ còn bước cuối đó là yarn build và tiến hành deploy với command yarn deploy

Deploying the subgraph to multiple Ethereum networks

Trong docs của The Graph thì cũng có hướng dẫn một cách giúp deploy subgraph lên nhiều chains khác nhau mà không cần phải sửa code, do trên các chain khác nhau thì address contract sẽ khác nhau hay name của các chain là không giống nhau. Đó là sử dụng biến số dynamic với Mustache hoặc Handlebars. Ví dụ như sau đó là ta sẽ tạo 2 file json config

{ "network": "mainnet", "address": "0x123..."
}

{ "network": "ropsten", "address": "0xabc..."
}

Còn đối với file subgraph.yaml sẽ chuyển thành subgraph.template.yaml cùng với đó là đổi address contract và network chain thành biến dynamic {{address}}{{network}}

# ...
dataSources: - kind: ethereum/contract name: Gravity network: mainnet network: {{network}} source: address: '0x2E645469f354BB4F5c8a05B3b30A929361cf77eC' address: '{{address}}' abi: Gravity mapping: kind: ethereum/events

Trong package.json ta sẽ thêm các scripts với mustache, để sử dụng được mustache thì mọi nhớ là cần install trước nhá

{ ... "scripts": { ... "prepare:mainnet": "mustache config/mainnet.json subgraph.template.yaml > subgraph.yaml", "prepare:ropsten": "mustache config/ropsten.json subgraph.template.yaml > subgraph.yaml" }, "devDependencies": { ... "mustache": "^3.1.0" }
}

Và command deploy lúc này sẽ đổi thành

# Mainnet:
yarn prepare:mainnet && yarn deploy # Ropsten:
yarn prepare:ropsten && yarn deploy

Query subgrah

Ok sau khi đã deploy xong subgraph lên Graph Node thì ta sẽ đợi dữ liệu được đồng bộ xong như ở đây

Điều quan trọng tiếp theo là ta sẽ cần phải có một chút kiens thức về viết payload query. Để học cách viết query sao cho chuẩn hãy xem tại (graphql-api-queries)

Trong phần explorer này thì sẽ là nơi để ta kiểm tra xem dữ liệu mà query của ta viết trả về có đúng không

Nếu mà cảm thấy payload query của mình đã ổn rồi thì ta có thể tích hợp nó vào Dapp của mình như việc gọi một API thông thường

 const result = await axios.post("https://api.thegraph.com/subgraphs/name/tercel/tercel-example-subgraph", { query: `{ gravatars(first: 5) { id owner displayName imageUrl } }`, });

Tổng kết

Tổng kết lại bài viết này mình đã giới thiệu khái quát về The Graph nó dùng để làm gì, hoạt động ra sao và cách xây dựng một Subgraph để có thể tích hợp sử dụng vào Dapp. Cảm ơn các bạn đã chú ý đón đọc, rất vui và hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo.

Nguồn: https://thegraph.com/docs

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

[Blockchain] Road to Bitcoin

. Chắc mọi người hẳn đã không còn xa lạ gì với anh chàng tỷ phú đã ném vỡ cửa kính ô tô nhà mình cùng với siêu năng lực điều khiển vật giá chỉ bằng lời nói, người đã đẩy định giá Bitcoin trên thị trường vượt ngưỡng 50K dolar/coin với những bài twitter để đời . .

0 0 61

- vừa được xem lúc

Khi Ethereum có chi phí giao dịch quá đắt đỏ - Tương lai cho layer2 ?

Với sự phát triển như vũ bão của Blockchain, ETH dường như đang quá tải và hệ quả là chi phí Gas đã lên đến 1000Gwei, phí để tạo những transaction phức tạp đã xấp xỉ 500$ . Và một giải pháp cứu cánh cho các sản phẩm Defi trên ETH chính là Layer2, và trong nhiệm vụ lần này Matic đang thể hiện khả năn

0 0 89

- vừa được xem lúc

Blockchain với Java - Tại sao không?

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ra đời kéo theo nhiều sự thay đổi và xu hướng mới được hình thành. Riêng đối với lĩnh vực CNTT cũng không nằm ngoài vùng ảnh hưởng mạnh mẽ. Chính làn sóng 4.

0 0 92

- vừa được xem lúc

Phân loại và tầm quan trọng của các node trong mạng blockchain

Trước khi đi vào phân loại và nêu rõ được tầm quan trọng của các node trọng mạng blockchain thì mình xin được trích dẫn khái niệm về blockchain từ Wikipedia như sau:. .

0 1 65

- vừa được xem lúc

Code Smart Contract bằng Assembly ?

Introduction. Hồi còn học trong ghế nhà trường bộ môn lập trình tốn nhiều não nhất của mình là code assembly. Nôm na thì bất cứ ngôn ngữ bậc cao nào như C , Go, Java,... được sinh ra để người dễ hiểu và dễ code , tuy nhiên chúng đều sẽ được compiled down xuống assembly một ngôn ngữ bậc thấp để máy h

0 0 58

- vừa được xem lúc

Dextool - Công cụ phân tích Decentralized Exchange tuyệt vời

. Trend Defi mặc dù đã bớt nhiệt nhưng những sản phẩm nổi bật của làn sóng này mang lại thì vẫn rất được người dùng ưa chuộng. Đặc biệt là các nền tảng Decentralized Exchange, tiêu biểu là Uniswap, SushiSwap, 1inch Exchange, FalconSwap,... Nhưng khi đã sử dụng các nền tảng DEx này mà không biết đến

0 0 106