- vừa được xem lúc

Theme nulled là gì? Những điều cần biết khi dùng Theme nulled WordPress

0 0 52

Người đăng: viet

Theo Viblo Asia

Theme nulled là gì? Những điều cần biết khi dùng Theme nulled WordPress

Theme Nulled là gì? Đây là câu hỏi mà chắc chắn bạn sẽ thắc mắc khi mới tìm hiểu WordPress. Hầu như những người có kinh nghiệm đều hiểu rõ khái niệm Nulled và biết Theme Nulled là gì, nhưng với những newbies, thì nó vẫn là kiến thức khá mơ hồ, mới mẻ. Hôm nay, mình sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin rất cần thiết khi sử dụng Theme & Plugin WordPress:

Theme nulled là gì? Có nguy hiểm không? Phân biệt Themes Free, Purchased, Shared/GB, Nulled. Khi nào nên sử dụng Theme Nulled?

  1. Theme Nulled là gì? Có nguy hiểm không?
  • Trước hết, ta phải hiểu rõ thế nào là một script đã bị nulled:
  • Vậy theme nulled có nguy hiểm không?
  1. Phân biệt Themes Free, Purchased, Shared/GB và Nulled
  2. Khi nào nên sử dụng Theme nulled? Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng cần Theme Nulled:
  3. Theme Nulled là gì? Có nguy hiểm không?
  • Trước hết, ta phải hiểu rõ thế nào là một script đã bị nulled: – Nulled Script là một chương trình đã bị chỉnh sửa các đoạn mã để vô hiệu hóa tính năng kiểm tra bản quyền từ tác giả của nó!

– Thông thường với các phần mềm thương mại trên máy tính, apps điện thoại hay các Plugin Themes WordPress,… Bạn cần mua bản quyền để được cung cấp 1 key kích hoạt. Với phần mềm, chúng ta đã quá quen thuộc với thuật ngữ “_@.com”, tức là bẻ khóa, hay thay đổi chương trình kiểm tra bản quyền để kích hoạt toàn bộ tính năng của phần mềm mà không cần phải nhập key mua từ tác giả.

– Với các Script, Themes & Plugins thương mại, thường chúng ta phải có license key, để được kết nối với server của tác giả (như Themeforest, Codecanyon,…) nhằm import demo data, tải các plugins cần thiết hay được tự động update khi có phiên bản mới, đặc biệt là phải có license key bạn mới được support trực tiếp từ tác giả. Việc nulled các Themes và Plugins thường không giúp chúng ta có được những thứ trên, nhưng nó giúp bỏ đi những thông báo đòi kích hoạt bản quyền, cũng như được dùng toàn bộ các tính năng thương mại của Themes & Plugins đó.

  • Vậy theme nulled có nguy hiểm không? Chúng ta nên biết rõ hành động ‘Nulled’ một Theme hay Plugin không gây tác hại gì đến việc sử dụng themes & plugins. Việc nulled một theme hay plugin, nếu hiệu quả, còn giúp websites nhẹ hơn so với trường hợp dùng mà không activation. Vì sau khi nulled, việc kết nối real-time với server của nhà cung cấp đã được tắt, cũng như các popup yêu cầu nhập key activation cũng không còn chạy nữa. Tuy nhiên, một số người trong quá trình nulled, còn thêm những đoạn code gây hại vào như chèn backlinks, các đoạn mã độc…với những mục đích xấu. Một số trường hợp Theme Nulled nguy hiểm như:

– Bị chèn backlinks vào theme, khi số lượng lớn người dùng cài đặt, sẽ giúp tạo ra một lượng backlinks khổng lồ. Nếu đó là backlinks từ những websites ‘xấu’ thì website của bạn chắc chắc sẽ bị ảnh hưởng thứ hạng SEO.

– Bị cài code quảng cáo. Giúp những người cài đặt mã này có thu nhập từ website của bạn.

– Bị cài code để redirect các bài viết của bạn về các websites khác. Đây là một trong các thủ đoạn câu traffic rất hiệu quả của những kẻ phát tán theme nulled không an toàn.

– Bị cài code mã hóa để tạo user mới, để thay đổi, chỉnh sửa nội dung bài viết của bạn. Trường hợp điển hình nhất là các themes chia sẻ trên dlwordpress, đã khiến cộng đồng ‘xài’ theme nulled điêu đứng lâu nay.

– Nguy hiểm nhất, là cài code để thu thập dữ liệu đăng nhập của người dùng, từ đó hackers có thể tìm ra cách đăng nhập vào các tài khoản khác của người dùng nếu họ dùng chung 1 password cho nhiều loại dịch vụ.

  1. Phân biệt Themes Free, Purchased, Shared/GB và Nulled Khi dùng Themes & Plugins của WordPress hay các CMS khác, ta nên tìm hiểu và phân biệt các loại themes:
  • Free Themes & Plugins:

– Đây là các themes & plugins được tác giả cung cấp dưới dạng free (Free version), bạn có thể dùng cho mọi dự án miễn phí hoặc thương mại và các themes & plugins dạng này không tích hợp các chương trình check bản quyền. Bạn thường vẫn được support, update tự động…như các sản phẩm thương mại khác.

– Ví dụ: Tiểu biểu nhất là kho Themes & Plugins khổng lồ trên WordPress.org hoặc các Themes & Plugins free trên MyThemeShop, Theme-Junkie…

– Nhược điểm của các sản phẩm Free là tính năng khá ít và support khá hạn chế, đặc biệt với các sản phẩm có cả bản Free và Premium thì khi dùng bản Free, họ sẽ chạy khá nhiều banner quảng cáo và popup trên trang quản trị (Dashboard) để lôi kéo bạn mua bản Premium, cái này ngoài việc gây phiền hà thì còn làm cho website của bạn nặng thêm.

  • Purchased Themes & Plugins:

– Đây là các sản phẩm thương mại (Premium version) bạn mua trực tiếp từ tác giả, bạn có license key để kích hoạt và được support ở mức cao nhất, cũng như được tự động update khi có phiên bản mới. Tất nhiên, bạn đã mua Premium rồi thì họ sẽ chẳng cần quảng cáo gì trên Dashboard nữa.

– Ví dụ: bạn mua trực tiếp themes và plugins trên ThemeForest, CodeCanyon,…ngoài 1 key để activate bản quyền, bạn còn có API key để cài đặt trực tiếp từ server của Envato, hay đăng nhập và các forum của nhà cung cấp để được support.

  • Shared/GB Themes & Plugins:

– Đây cũng là sản phẩm thương mại được mua, theo qui định bạn được dùng cho cá nhân hoặc cung cấp cho 1 số lượng người dùng có hạn, nhưng bạn lại mang ra chia sẻ cho người khác. Việc mua các sản phẩm dưới hình thức Group Buy mà bản quyền chỉ dành cho 1 người cũng có thể xem là Shared. Tất nhiên, dưới góc độ pháp luật về bản quyền, cái này không hợp pháp, mặc dù nó là hình thức xài phổ biết nhất ở các nước mà luật pháp về bản quyền còn lỏng lẻo.

– Themes & Plugins Shared/Group Buy hiển nhiên có những tính năng đầy đủ của bản thương mại, nhưng sẽ không được support trực tiếp từ tác giả, trừ người đứng ra mua nó, vì chỉ họ mới có tài khoản để đăng nhập vào trang web của nhà cung cấp.

– Không phải Themes & Plugins thương mại nào bạn cũng share hoặc mua dưới dạng Group Buy được, vì nếu sản phẩm đó không cung cấp dưới dạng Unlimited, tức là 1 key có thể dùng nhiều websites thì khi bạn nhập 1 key cho nhiều websites, tác giả có thể phát hiện ra và vô hiệu hóa tài khoản đó.

– Ví dụ: một số thương hiệu có thể Shared/GB: Bao gồm: StudioPress, MyThemeShop, ElegantThemes, ThriveThemes, Theme-Junkie…

– Riêng một số Themes & Plugins trên ThemeForest và CodeCanyon, bạn có thể không cần nhập key vẫn dùng bình thương, có điều trong trang quản trị Dashboard sẽ luôn xuất hiện thông báo đề nghị Nhập key để kích hoạt bản quyền.

  • Nulled Themes & Plugins:

– Một số themes & plugins bạn không thể giữ nguyên code rồi cung cấp dưới dạng Shared/GB, vì các phiên bản không nhập key kích hoạt sẽ thiếu tính năng, hoặc luôn xuất hiện các thông báo gây phiền hà và làm nặng hostings. Đặc biệt một số sản phẩm còn tự động reset mọi data về default sau một thời gian nhất định nào đó nếu bạn không nhập key để kích hoạt bản quyền.

– Đây là lúc các Coders, _@.com ra tay…họ sẽ tìm hiểu các đoạn code check bản quyền và thay đổi nó, có thể bằng cách xóa luôn đoạn code này và không cho nó kết nối với server nhà cung cấp để kiểm tra. Một cách cao cấp hơn là viết lại luôn cả đoạn code để nó chấp nhận mọi key nhập vào đều có hiệu lực.

– Ví dụ: các themes nổi tiếng trên ThemeForest như Avada, Flatsome, Newspaper,..đều có thể nulled một cách khá đơn giản để import demo hoặc bỏ thông báo yêu cầu Activation. Với phiên bản Pro của một số Plugins tên tuổi như Yoast SEO, Social Locker, Thrive Leads…cũng có thể được nulled dễ dàng.

  1. Khi nào nên sử dụng Theme nulled? – Với việc giá Themes & Plugins Premium khá đắt đỏ, có thể từ $10 đến $70, thậm chí cao hơn, thì nhiều người có tài chính hạn hẹp sẽ khó với tới. Đặc biệt với tâm lý người Việt thích free và ý thức bản quyền còn thấp thì Theme Nulled vẫn được dùng và chia sẻ tràn lan, thậm chí số lượng người dùng phiên bản nulled gấp nhiều lần phiên bản gốc.

Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng cần Theme Nulled: – Hãy chọn Free version nếu nó đáp ứng tốt nhu cầu của bạn.

Themes & Plugins free thường ít tính năng, do đó, rất nhẹ và nhanh so với các sản phẩm Premium. Và rõ ràng, bạn chẳng cần lo về bản quyền hay bị cài mã độc.

Nếu bạn chỉ mới bắt đầu dùng WordPress, nhu cầu không phức tạp lắm, hãy thẳng tiến WordPress.org và chọn những sản phẩm có ratings cao nhất, hàng triệu người đã và đang dùng Themes & Plugins ở đây, tất nhiên là phần đông họ đều hài lòng với sự lựa chọn của mình.

– Hãy mua trực tiếp để được support tận răng và ủng hộ nhà sản xuất.

Nếu bạn có đủ điều kiện về tài chính, hãy mua Themes & Plugins trực tiếp từ tác giả. Bạn sẽ tiết kiệm vô số thời gian vì không cần lo nghĩ đến bản quyền, không cần lo update thủ công khi có phiên bản mới. Bạn còn được support hết sức nhiệt tình từ nhà cung cấp, khi có vấn đề kỹ thuật, bạn có thể mất vài ngày để dò hỏi khắp các forum, Group…trong khi đội ngũ support có thể giúp bạn chỉ vài phút – vì không ai hiểu rõ sản phẩm bạn mua bằng chính những người làm ra nó.

Và còn một thứ vô cùng quan trọng khác “Trân trọng công sức lao động của người khác”. Tất nhiên, nếu bạn có thể làm trong khả năng của mình!

– Hãy mua qua GB hoặc nhận Shared Themes từ những người uy tín.

Group Buy hay Shared Themes đều là các phiên bản mua trực tiếp được chia sẻ lại cho bạn dùng. Tất nhiên, Code được giữ nguyên khi tải về từ nhà cung cấp và bạn không cần can thiệp gì vẫn có được mọi tính năng cao cấp của Premium Themes.

Nếu điều kiện tài chính eo hẹp, hãy lựa chọn hình thức này. Mua Group Buy hoặc đăng ký các chương trình tặng Themes & Plugins từ những nguồn uy tín.

Ví dụ: Một số nguồn uy tín như: canhme.com, bdvkey.com hay vietproit.com.

– Hãy dùng Theme Nulled một cách cẩn thận

Nếu không thể chọn lựa được 3 cách trên, bạn quyết định dùng Theme Nulled, thì hãy lưu ý một số vấn đề sau:

  • Hãy học cách nulled thay vì xin Theme nulled: Nếu ai đó cho bạn phiên bản Premium nhưng cần nulled mới dùng được, hãy tìm hiểu cách nulled để tự mình làm. Thông thường chỉ mất vài phút để nulled nếu bạn hiểu căn bản về cách thức vô hiệu hóa tính năng check bản quyền của Themes hay Plugins. Mình sẽ hướng dẫn các bạn cách Làm thế nào để Nulled theme WordPress (how to crack wordpress theme) ở bài viết sau.

  • Chỉ xin Theme nulled từ những người bạn tin tưởng: giang hồ hiểm ác, bạn có thể lên 1 Group về WP hay IT và xin theme nulled, sẽ có hàng chục người sẵn sàng chia sẻ cho bạn trong 5 giây. Đáng nói, là phần đông họ cũng lượm lặt từ internet về dùng và không biết nó an toàn hay không. Còn xui hơn, bạn sẽ gặp những cao thủ chuyên cài backlinks và gieo rắc mã độc nhằm tấn công phá hoại hay cướp tài khoản quản trị, tống tiền.

  • Hãy kiểm tra thật kỹ Theme nulled trước khi upload và cài đặt: để kiểm tra theme nulled có bị gắn backlinks hay mã độc hay không. Bạn cần làm khá nhiều bước từ quét viruses bằng VirusTotal, rồi kiểm tra Themes trên Theme-Check, sau đó cần dò code thủ công bằng một số từ khóa như wplocker, themelock, nulled, null24, dlwordpress …Vì đây là những nguồn phát tán phổ biến các themes & plugins có gắng mã độc và backinks. Rất nhiều người hiện vô tư down về xài và chia sẻ lại mà không biết mình vừa là nạn nhân vừa là công cụ phát tán mã độc cho kẻ xấu.

– Lưu ý không phải Themes & Plugins nào cũng nulled được 100%.

Phương thức Nulled một theme & plugins đòi hỏi bạn phải hiểu rõ cơ chế check bản quyền của sản phẩm đó, và mỗi phiên bản, tác giả có thể thay đổi các cơ chế này để nó khó bị vô hiệu hóa hơn. Do đó việc dùng theme & plugins nulled, dù không bị gắn backlinks hay mã độc, còn có thể gặp phải một số rủi ro sau:

  • Bị lỗi site nếu nulled không thành công 100%. Cái này có thể xuất phát từ trình độ nulled kém, hoặc cơ chế check bản quyền của sản phẩm quá khó để vô hiệu hóa. Một trong những cái tên khó nulled nhất hiện nay là OptimizePress – Thương hiệu số 1 thế giới về Landing Pages.

  • Bị mất dữ liệu khi update phiên bản mới. Nếu tác giả cho ra version mới, và thay đổi cách check bản quyền, mà bạn vẫn dùng cách cũ để nulled thì có thể gây nhiều lỗi làm mất các dữ liệu cũ.

  • Qua bài viết này, mình hi vọng các bạn đã hiểu được Theme nulled là gì cũng như phân biệt được các hình thức sử dụng Themes & Plugins phổ biến.

Chúc các bạn thành công!

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Cài đặt WordPress trên localhost bằng XAMPP (Ubuntu 18.04)

Mở đầu. Ngày nay, khi thương mại điện tử đang phát triển mạnh thì mỗi doanh nghiệp hay cá nhân đều muốn sở hữu cho mình một trang web riêng.

0 0 25

- vừa được xem lúc

Cách sử dụng Composer, Laravel Mix với Wordpress

MÌnh code Laravel cũng khá lâu nên cũng quen với cách tổ chức code PHP theo dạng OOP, Namespace, autoload theo chuẩn PSR-4 và cài cắm thêm nhiều các packages/library qua Composer. Và mình cũng áp dụng

0 0 41

- vừa được xem lúc

Cách dùng Docker để phát triển ứng dụng Wordpress

Trong bài này, mình sẽ hướng dẫn cách dựng môi trường phát triển cho ứng dụng Wordpress một cách nhanh chóng bằng Docker thông qua một boilerplate có sẵn đó là sun-asterisk-research/docker-php-develop

0 0 60

- vừa được xem lúc

15 Phút Để Tạo Một Trang Blog Cá Nhân Miễn Phí

Chào mọi người, hôm nay mình sẽ chia sẻ cách tạo một trang blog hoàn toàn miễn phí, vô cùng đơn giản với Wordpress. Có thể tuỳ ý điều chỉnh theo sở thích, cũng như nâng cấp mở rộng khi có nhu cầu cao

0 0 42

- vừa được xem lúc

Hướng dẫn tìm bug wordpress plugin (phần 1)

Viblo May Fest 2021 là sự kiện nhằm thúc đẩy việc chia sẻ kiến thức, chung tay phát triển cộng đồng IT Việt Nam. Những người tham gia sự kiện sẽ nhận được những phần quà hấp dẫn đến từ ban tổ chức.

0 0 38

- vừa được xem lúc

Hướng dẫn tìm bug wordpress plugin (phần 3)

Tiếp tục với loạt bài hướng dẫn tìm bug wodpress plugin thì trong phần 3 này mình sẽ chia sẻ cách mình tìm lỗi SQL injection. Ngoài lỗi này ra mình còn tìm các lỗi khác nữa và sẽ viết bài chia sẻ nếu

0 0 27