- vừa được xem lúc

Thích học VIM: Buffer

0 0 23

Người đăng: Lâm Kim Phú

Theo Viblo Asia

Giới thiệu

Đến với bài này, mình nghĩ các bạn đã vững căn bản để có thể sử dụng VIM cho những việc đơn giản hằng ngày như mở file, đóng file, sửa text, thêm text, xóa text, copy, paste,... Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một phần có tí nâng cao xíu, đó là bộ đệm (buffer) ở trong VIM.

Sử dụng buffer

Buffer là một vùng trong bộ nhớ của Vim được sử dụng để giữ văn bản được đọc từ một tệp. Ngoài ra, một bộ đệm trống không có tệp liên kết có thể được tạo để cho phép nhập văn bản.

Chúng ta có thể dùng lệnh :e filename để mở và chỉnh sửa một file nào đó. Khi mở file để chỉnh sửa như vậy thì file này được đọc ở trong một buffer (sẽ là một buffer rỗng nếu như mở file mới). Những thay đổi sẽ được ghi lại ở trong buffer, các bạn lưu ý là những thay đổi này chỉ được ghi trên buffer, nếu chúng ta thoát ra mà chưa lưu lại thì nó đồng nghĩa với việc bạn đóng buffer này nhưng mà không có ghi gì vào đĩa cả. Thì khi chúng ta dùng lệnh lưu lại, thì buffer sẽ ghi vào trong đĩa vào những thay đổi của bạn sẽ được áp dụng vào trong file. Chúng ta có thể xem danh sách các buffer bằng cách gõ lệnh :ls hoặc :buffers. Mỗi buffer sẽ tương ứng với 1 số được hiển thị ở cột đầu tiên. Cột thứ hai sẽ hiển thị state hiện tại của buffer tương ứng và cột thứ ba sẽ hiển thị tên của file được gắn với buffer đó. Nguồn: https://vim.fandom.com/

Những command để quản lí vim:

:ls	hiển thị những buffer hiện tại cùng với số
:b <number>	hiển thị buffer với số tương ứng.
:b <partial> hiển thị buffer đầu tiên match với partial
:bd	xóa buffer hiện tại, nếu chưa lưu thì sẽ không xóa được
:bd! xóa buffer hiện tại, nếu không lưu thì coi như mất

Để di chuyển từ buffer này sang buffer khác, chúng ta có command :bnext:bprev để di chuyển đến buffer tiếp theo hoặc buffer trước đó. Phiên bản ngắn hơn của câu command này là :bn, :bp. Command này còn có thể kết hợp với số để nhảy đến buffer với số tương ứng, ví dụ như :b2 sẽ nhảy đến buffer số 2. Hoặc chúng ta có thể dùng chung command này với tên file, các bạn gõ :b filename thì vim sẽ nhảy đến buffer với tên file tương ứng. Để chuyển qua chuyển lại giữ buffer hiện tại và buffer cuối cùng thì dùng tổ hợp phím Ctrl-^ ở trong normal mode.

Tóm tắt

Qua bài này, mong là các bạn đã có kiến thức cơ bản về buffer, có thể quản lí và dùng buffer trong vim một cách hiệu quả hơn. Các bạn xem tóm tắt tại đây nhé:

Bình luận

Bài viết tương tự

- vừa được xem lúc

Rethinking the hjkl

Rethinking the hjkl. Chắc cũng có đôi lần mình nhắc tới vấn đề này trên blog, đại khái là.

0 0 27

- vừa được xem lúc

2019 rồi, setup Vim như nào?

2019 rồi, setup Vim như nào. . Sau gần 2 năm xài Emacs thì giờ mình đã quay trở lại xài Vim, chính xác là Neovim. .

0 0 43

- vừa được xem lúc

Code không màu...

Code không màu... . Đó là tắt luôn chức năng Syntax Highlighting.

0 0 34

- vừa được xem lúc

OrgMode trên Vim

OrgMode trên Vim. OrgMode là một chức năng rất hữu dụng trên Emacs.

0 0 28

- vừa được xem lúc

Dùng neovim thay thế vimdiff

Dùng neovim thay thế vimdiff. Nếu xài Git và vim hẳn các bạn biết tool vimdiff, dùng để xem diff và merge code.

0 0 34

- vừa được xem lúc

Vim in 100 Seconds

Vim is a keyboard-based text editor that can improve your productivity when writing code. Learn more in the Vim for VS Code course https://bit.ly/370N7Pr. .

0 0 56